Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021

docx 7 trang Mạnh Hào 02/11/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
TỔ ĐỊA LÍ – GDCD
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sản phẩm của công nghiệp nhóm B là:
A. máy móc.	B. linh kiện điện tử.	
C. hàng tiêu dùng.	D. nguyên, nhiên liệu.
Câu 2: Sản phẩm của công nghiệp nhóm A là:
A. tư liệu sản xuất.	B. linh kiện điện tử.	
C. hàng tiêu dùng.	D. nguyên, nhiên liệu.
Câu 3: Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố gần cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông thể hiện ảnh hưởng của nhân tố:
A. điều kiện tự nhiên.	B. thị trường.	C. vị trí địa lí.	D. đường lối chính sách.
Câu 4: Các nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là:
A. khoáng sản, nguồn nước và khí hậu. 	B. đất, rừng, biển và khoáng sản.
C. khí hậu, đất, rừng và tài nguyên biển.	D. khoáng sản, khí hậu và đất.
Câu 5: Các nhà máy xi măng đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú thể hiện ảnh hưởng của nhân tố:
A. đường lối chính sách.	B. địa hình.	C. khoáng sản.	D. vị trí địa lí.
 Câu 6: Các ngành công nghiệp như điện tử - tin học, cơ khí chính xác thường phân bố dựa vào:
A. nguồn lao động dồi dào.	B. khoáng sản phong phú.
C. thị trường tiêu thụ rộng lớn.	D. đội ngũ lao động kĩ thuật cao, có ”chất xám”.
Câu 7: Hình thức phân công lao động giữa các xí nghiệp để tạo một sản phẩm hoàn chỉnh đạt hiệu quả cao:
A. chuyên môn hóa.	B. hợp tác hóa.	C. tập trung hóa.	D. hợp tác hóa và liên hợp hóa.
Câu 8: Sự phối hợp nhiều ngành để tạo thành sản phẩm cuối cùng là hoạt động của hình thức sản xuất:
A. tập trung hóa.	B. liên hợp hóa.	C. đa dạng hóa.	D.chuyên môn hóa và hợp tác hóa.
Câu 9: Các ngành thuộc nhóm công nghiệp nặng gồm:
A. công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí, công nghiệp thực phẩm.
B. công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may, công nghiệp năng lượng.
C. công nghiệp dệt may, công nghiệp thực phẩm.
D. công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim.
Câu 10: Ngành công nghiệp không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến là: 
Cho các dữ liệu sau:
(1) công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
(2) công nghiệp thực phẩm.
(3) công nghiệp luyện kim.
(4) công nghiệp khai thác dầu.
(5) công nghiệp cơ khí.
A. (1), (2).	B. (3), (4).	C. (4).	D. (1), (3), (5).
Câu 11: Năng lượng được coi là năng lượng sạch có thể tái tạo được là:
A. than.	B. dầu mỏ.	C. khí đốt.	D. địa nhiệt.
Câu 12: Ngành công nghiệp nào sau đây có quy luật phân bố khác biệt nhất trong các ngành công nghiệp được nêu ra?
A. Công nghiệp thực phẩm.	B. Công nghiệp điện tử - tin học.
C. Công nghiệp năng lượng. 	D. Công nghiệp luyện kim.
Cho bảng số liệu sau:
 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới giai đoạn 1950 – 2013
 Năm
Sản phẩm
1950
1990
2010
2013
Than (triệu tấn)
1820
3387
6025
6859
Dầu mỏ (triệu tấn)
523
3331
3615
3690
Điện (tỉ kWh)
967
11832
21268
23141
Thép (triệu tấn)
189
770
1175
1393
Câu 13: Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột chồng	B. Kết hợp 	C. Miền	D. Đường
Câu 14: Để thể hiện giá trị sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột chồng	B. Kết hợp 	C. Miền	D. Đường
Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Sản lượng than, dầu mỏ tăng - giảm không liên tục.
B. Sản lượng điện tăng nhanh nhất so với các sản phẩm còn lại.
C. Sản lượng than tăng chậm nhất so với các sản phẩm còn lại.
D. Sản lượng thép tăng nhanh hơn sản lượng dầu mỏ
Câu 16: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tốc độ tăng trưởng của điện năm 2013 là 23,93%.
B. Dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng năm 1950 thấp nhất trong các sản phẩm trên.
C. Tốc độ tăng trưởng của thép năm 2013 là 737%.
D. Tốc độ tăng trưởng của thép năm 2013 thấp nhất.
Câu 17: Để khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất công nghiệp, nhân tố tiến bộ khoa học kĩ thuật đóng vai trò như thế nào? 
A. Quan trọng nhất.	B. Không cần thiết.	
C. Quan trọng.	D. Tùy thuộc từng trường hợp.
Câu 18: Khu vực Đông Nam Bộ có tiềm năng về khai thác:
A.	Than đá.	B. Dầu khí.	C. Than nâu.	D. Than bùn.
Câu 19: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng:
A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.
B. Than đá, dầu khí từng bước nhường chỗ cho năng lượng hạt nhân.
C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.
D. Thay thế củi, than đá, dầu khí bằng nguồn năng lượng mới
Câu 20: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới qua các năm
(Đơn vị: %)
Năm
2012
2015
Dầu
38
33
Khí tự nhiên
24
24
Than đá
26
29
Thủy điện
6
7
Năng lượng nguyên tử
6
4
Năng lượng tái tạo
-
3
Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ trọng dầu, khí tự nhiên, than đá giảm	B. Tỉ trọng khí tự nhiên không thay đổi
C. Tỉ trọng dầu, năng lượng nguyên tử giảm	D. Tỉ trọng thủy điện, than đá tăng
Câu 21: Để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột chồng	B. Tròn 	C. Miền	D. Đường
Câu 22: Việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam bị chi phối mạnh mẽ bởi:
A. Vị trí địa lí	B. Khoáng sản và nguồn nước
C. Dân cư và chính sách nhà nước	D. Cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư
Câu 23: “Hà Nội là đô thị đặc biệt của nước ta, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực phía Bắc; gồm nhiều khu công nghiệp (khu công nghệ cao), điểm công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp có mốí liên hệ chặt chẽ với nhau; các khu công nghiệp tiêu biểu là khu công nghiệp Sài Đồng A,B, Bắc Thăng Long, Nội Bài”. Những đặc điểm trên cho biết Hà Nội thuộc hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây:
A. Điểm công nghiệp	B. Khu công nghiệp
C. Trung tâm công nghiệp	D. Vùng công nghiệp
Câu 24: Ảnh hưởng tiêu cực nhất của công nghiệp năng lượng là
A. chưa khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
B. phát triển nền công nghiệp hiện đại nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao.
C. gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và chế biến.
D. phát triển chưa đều giữa các khu vực trên thế giới. 
Câu 25: Các nhà máy chế biến thực phẩm(ví dụ: nhà máy đường...) thường đặt ở vị trí 
A. gần nguồn nguyên liệu nhằm giảm chi phí vận chuyển.	
B. dân đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.	
C. thuận lợi về nguồn nước, địa hình, tài nguyên thiên nhiên. 	
D. kinh tế phát triển.
Câu 26: Cho các sơ đồ sau:
Các sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.
B.	Khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
C.	Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
D.	Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
Câu 27: Nhân tố nào dưới đây không phải tiền đề để phát triển ở du lịch Việt Nam?
A. Tài nguyên thiên nhiên.	B. Chính sách phát triển du lịch.
C. Di sản văn hóa lịch sử.	D. Tài nguyên nhân văn.
Câu 28: Cho các dữ liệu:
(1) dân đông, nhu cầu lớn.
(2) các thành phố là các trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước.
(3) các thành phố là các trung tâm công nghiệp cần nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh.
(4) nhà nước bắt buộc các thành phố phải phát triển dịch vụ.
Các thành phố là các trung tâm dịch vụ vì
A. (1), (2), (3).	B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4).	D. (1), (2), (4).
Câu 29: Lào là quốc gia ở Đông Nam Á do điều kiện tự nhiên nên không có loại hình vận tải nào dưới đây?
A. Đường ô tô.	B. Đường sắt.	C. Đường biển.	D. Đường sông, hồ.
Câu 30: Việc tiến hành đào kênh biển nhằm mục đích 
A. dành cho các tàu bè di chuyển.	B. dành cho tàu bè neo đậu, trú ẩn khi gặp bão.	
C. rút ngắn khoảng cách vận tải trên biển.	D. mở rộng các cảng biển mới.
Cho bảng 1: KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NƯỚC TA, NĂM 2010. 
Dựa vào bảng 1, hãy trả lời các câu hỏi 31-34
Phương tiện vận tải
Khối lượng vận chuyển
(nghìn tấn)
Khối lượng luân chuyển
(triệu tấn.km)
 Đường sắt
7861.5
3960.9
 Đường ô tô
587 014.2
36 179.0
 Đường sông
144 227.0
31 679.0
 Đường biển
61 593.2
145 521.4
 Đường hàng không
190.1
426.8
Tổng
800 886.0
217 767.1
Câu 31: Tiêu chí không đúng khi đánh giá khối lượng hàng hóa của đường sắt là
A. tốc độ chuyên chở.	B. khối lượng vận chuyển.
C. khối lượng luân chuyển.	D. cự li vận chuyển trung bình.
Câu 32: Cự li vận chuyển trung bình của loại hình vận tải đường biển là
A. 219,6 km.	B. 271,9 km.	C. 503,8 km.	D. 2362,6 km.
Câu 33: Xác định tỉ trọng khối lượng vận chuyển hàng hóa của vận tải đường sông?
A. 73,3 %.	B. 4,5 %.	C. 16,6 %.	D. 18,0 %.
Câu 34: Để thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển của các phương tiện vận tải nước ta năm 2010, biểu đồ nào dưới đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột chồng.	B. Biểu đồ cột.	C. Biểu đồ tròn.	D. Biểu đồ đường.
Câu 35: Vận tải đường ống phát triển nhất ở Trung Đông, Hoa Kì, LB Nga vì
A. các nước này có công nghệ tiên tiến để xây dựng đường ống.	
B. là loại hình vận tải rất trẻ nên phát triển mạnh.
C. ngành công nghiệp dầu khí phát triển mạnh.	
D. tập trung trữ lượng dầu mỏ lớn.
Câu 36: Vận tải đường biển có lợi thế hơn vận tải đường không về:
A. Khối lượng vận chuyển lớn	B. Thời gian vận chuyển nhanh hơn.
C. Không gây ô nhiễm môi trường.	D. Tốc độ nhanh, ổn định hơn.
Câu 37: Ở Việt Nam, tuyến đường bộ Quốc lộ 1A bắt đầu và kết thúc lần lượt ở tỉnh nào dưới đây? 
A. Lào Cai và Kiên Giang.	B. Lạng Sơn và An Giang.
C. Lạng Sơn và Kiên Giang.	D. Lào Cai và Cà Mau.
Câu 38: Năm 2018, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta lần lượt là 243,5 tỉ USD và 236,7 tỉ USD, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta: 
A. 8,6 tỉ USD.	B. – 8,6 tỉ USD.	C. 6,8 tỉ USD.	D. – 6,8 tỉ USD.
Câu 39: Đồng USD được sử dụng phổ biến và là ngoại tệ mạnh vì:
A. Mệnh giá nhiều, dễ in ấn, vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.
B. Hoa Kì là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, chi phối nhiều nền kinh tế.
C. Là đồng tiền xu duy nhất trên thế giới, có nhiều mệnh giá khác nhau.
D. Dễ quy đổi, được bảo chứng bởi nguồn vàng dự trữ lớn.
Câu 40: Từ Mi-na-ai A-hma-đi, đi vòng qua châu Phi mất 11069 hải lí, nếu đi qua kênh Xuy-ê chỉ mất 4705 hải lí, vậy quãng đường đã được rút ngắn khoảng bao nhiêu km biết rằng 1 hải lí = 1,852km
A. 11786,128km	B. 8,71366km	C. 20,499788km	D. 29213,448km
Câu 41: Quốc lộ 1A không chạy qua tỉnh/thành phố nào dưới đây?
A. Đà Lạt.	B. Hà Nội.	C. Đà Nẵng.	D. Vinh.
Câu 42: Danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng là nhờ có
A. sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.	B. ngày càng tạo ra nhiều giống mới.
C. ngày càng có nhiều loài di cư đến Việt Nam.	D. nhiều loài được đưa về các vườn quốc gia bảo tồn.
Câu 43: Nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ thông qua hoạt động xuất khẩu, vì
A. mở rộng thị trường tiêu thụ, tích lũy ngoại tệ và nâng cao đời sống nhân dân.
B. kích thích sản xuất, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
C. nâng cao kĩ thuật do cạnh tranh trên thị trường hàng hóa.
D. gắn thị trường trong nước với quốc tế nên nâng cao hiệu quả kinh tế. 
Dựa vào bảng số liệu và trả lời các câu hỏi
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2015
(Đơn vị: tỉ USD)
Quốc gia
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu
CHLB Đức
1329
1050
+279
Nhật Bản
625
648
?
Anh
?
626
-166
Câu 44: Xác định giá trị cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản?
A. + 23.	B. – 103,68.	C. – 23	D. + 103,68.
Câu 45: Xác định giá trị xuất khẩu của Anh?
A. 406.	B. 729.	C. 792.	D. 460.
Câu 46: Những quốc gia nhập siêu là
A. CHLB Đức, Anh.	B. Anh.	C. Anh, Nhật Bản.	D. Nhật Bản, CHLB Đức.
Câu 47: Vấn đề khai thác tài nguyên biển ở nước ta đang có xu hướng đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là do:
A. Thủy sản xa bờ có giá trị cao hơn.	B. Thủy sản xa bờ dễ tiêu thụ hơn.
C. Thủy sản ven bờ suy giảm nghiêm trọng.	D. Thủy sản ven bờ chỉ tiêu thụ trong nước.
Câu 48: Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Đó là nguyên nhân 
A. Môi trường tự nhiên quyết định sự phát triển của xã hội loài người.
B. Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng đối với xã hội loài người.
C. Môi trường tự nhiên không quyết định sự phát triển của xã hội loài người.
D. Môi trường tự nhiên quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 49: Nhận định nào sau đây không phải là hướng giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay?
A. Phối hợp bảo vệ môi trường giữa các quốc gia, tầng lớp trong xã hội.
B. Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.
C. Chấm dứt chạy đua vũ trang,chấm dứt chiến tranh.
D. Kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp tài nguyên bằng truyền thống.
Câu 50: Ở nước ta, diện tích đồi núi trọc ngày càng tăng ở vùng núi, hoang mạc hóa diễn ra mạnh ở vùng ven biển là do:
A. Di canh, di cư, phá rừng, biến đổi khí hậu	B. Phát triển du lịch sinh thái, biển và hải đảo
C. Xây dựng các khu dự trữ sinh quyển thế giới	D. Khai thác khoáng sản năng lượng và kim loại
Câu 51: Các nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt trong khi yêu cầu của sự phát triển không ngừng tăng lên. Đó là:
A. thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay.
B. chỉ là thử thách nhỏ của loài người trong quá trình phát triển hiện nay.
C. khó khăn nhất định của loài người trong quá trình phát triển hiện nay.
D. điều kiện tốt để con người tạo ra nhiều thiết bị mới trong quá trình phát triển.
Câu 52: Các trung tâm phán tán khí thải lớn nhất thế giới không phải là:
A. Liên minh châu Âu	B. Việt Nam	C. Nhật Bản	D. Hoa Kì
Câu 53: Khoáng sản thô và đã qua chế biến không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của:
A. Các nước Tây Á.	B. Các nước châu Phi.
C. Các nước châu Úc.	D. Các nước Mĩ La Tinh.
Câu 54: Trong các tài nguyên sau, tài nguyên nào không có khả năng khôi phục được?
A. Than đá.	B. Thủy triều.	C. Đất phù sa.	D. Nước ngọt.
Câu 55: Dấu hiệu nào dưới đây là dấu hiệu cảnh báo về khủng hoảng môi trường tự nhiên và mất cân bằng sinh thái?
 A. Mưa phùn, mưa ngâu.	B. Mưa rào, tuyết trơi.
C. Nắng sau khi mưa.	D. Thủng tầng ôzôn.
Câu 56: Sự phát triển thần kì của Nhật Bản là ví dụ điển hình nhất để chứng minh cho quan điểm nào dưới đây?
A. Hoàn cảnh địa lí quyết định phát triển kinh tế.
B. Con người phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.
C. Hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm.
D. Các thiên tại tự nhiên làm hạn chế phát triển kinh tế.
Câu 57: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2016 so với năm 2010?
A. Kinh tế ngoài Nhà nước giảm, kinh tế Nhà nước tăng.
B. Kinh tế Nhà nước giảm, kinh tế ngoài Nhà nước tăng.
C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế Nhà nước tăng.
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm, kinh tế Nhà nước giảm.
Câu 58: Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 – 2015.
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô, cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
B. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
C. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
Câu 59: Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004?
A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.
B. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng.
C. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu.
D. Cán cân xuất nhập khẩu các năm luôn dương, Nhật Bản là nước xuất siêu.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_10_nam_hoc.docx