Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Công nghệ Lớp 10 năm học 2019- 2020

docx 5 trang Mạnh Hào 04/11/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Công nghệ Lớp 10 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Công nghệ Lớp 10 năm học 2019- 2020

Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Công nghệ Lớp 10 năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
TỔ HÓA HỌC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 10 – HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2019 – 2020
I/ Lý thuyết
- Học sinh ôn tập nội dung các bài số 19, 20, 22, 27, 28 và 37.
II/ Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo
Bài 19
Câu 1:Trường hợp nào sau không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học?
A. Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao và phân giải nhanh
B. Dùng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều, đúng thời điểm
C. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học
Câu 2:Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật là:
A. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh hiểm nghèo cho người
B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ những loài sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người
C. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người
D. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái
Câu 3: Vì sao sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?
A. Thuốc có phổ độc rất rộng
B. Thuốc đặc hiệu
C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường
D. Thuốc có thời gian cách li ngắn
Câu 4: Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến môi trường là:
A. Thuốc bị phân huỷ trong nông sản
B. Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người
C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường
D. Sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên
Câu 5:Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
A. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh mới phát sinh
B. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch
C. Sử dụng thuốc có thời gian cách li dài
D. Sử dụng thuốc có phổ tác dụng rộng với một đối tượng sâu bệnh hại
Câu 6:Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
A. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng
B. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc
C. Phá vỡ cân bằng sinh thái
D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
Câu 7: Nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật là:
A. Sử dụng khi có dịch hại
B. Sử dụng đúng hướng dẫn, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường
C. Thuốc có phổ độc rộng để đạt hiệu quả cao
D. Tất cả các ý trên
Câu 8: Nên phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi:
A. Trước khi gieo trồng
B. Phát hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng
C. Dịch hại đạt đến ngưỡng gây hại
D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 9: Sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật có khả năng diệt trừ sâu bệnh một cách nhanh chóng và:
A. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm được nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái
B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người
C. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh cho người
D. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ công trùng có ích, gây bệnh hiểm nghèo cho người
Câu 10: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có thể xâm nhập vào cơ thể người, gây bệnh hiểm nghèo bằng các con đường:
A. Thuốc tồn lưu trong nông sản, đi vào vật nuôi từ đó theo thức ăn vào cơ thể người
B. Thuốc ngấm vào đất, nguồn nước cho người sử dụng
C. Thuốc bốc hơi trong không khí, qua đường hô hấp vào cơ thể người
D. Cả A, B, C
Câu 11 : 
Phòng trừ sâu bệnh hại bằng cách vệ sinh đồng ruộng là sử dụng biện pháp:
A.
Hóa học.
B.
Sinh học.
C.
Kỹ thuật.
D.
Cơ giới vật lý.
Câu 12 : 
Khi trên đồng ruộng đã có ổ dịch, sử dụng biện pháp diệt trừ hiệu quả nhất là:
A.
c. Kỹ thuật.
B.
b. Sinh học.
C.
d. Hóa học.
D.
a. Cơ giới vật lý.
Câu 13 : 
Sử dụng biện pháp hóa học bảo vệ thực vật khi:
A.
Bất kì lúc nào.
B.
Các biện pháp trong IPM kém hiệu quả.
C.
Sâu, bệnh quá nhiều.	
D.
Luôn sử dụng.
Câu 14 : 
Công thức hóa học của vôi tôi là:
A.
CaCO3.
B.
CaO.	
C.
Ca(OH)2.
D.
Ca.	
Bài 20
Câu 1:Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể:
A. Sâu trưởng thành	B. Sâu non	C. Nấm phấn trắng	D. Côn trùng
Câu 2: Sâu bị nhiễm chế phẩm Bt, thì cơ thể sẽ:
A. Trương phồng lên, nứt ra bộc lộ lớp bụi trắng như bi rắc bột	B. Bị tê liệt, không ăn uống rồi chết
C. Cứng lại và trắng ra như bị rắc bột rồi chết	D. Mềm nhũn rồi chết
Câu 3:Quy trình nào sau đây để sản xuất chế phẩm Bt theo công nghệ lên men hiếu khí?
A. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng sâu – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm
B. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm
C. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm
D. Chuẩn bị môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm
Câu 4:Quy trình nào sau đây để sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu?
A. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Pha chế chế phẩm - Đóng gói
B. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói
C. Nuôi sâu hàng loạt - Pha chế chế phẩm – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu- sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói
D. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói
Câu 5: Nhóm nấm được ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ sâu hại cây trồng là:
A. Nấm túi	B. Nấm sợi	C. Nấm men	D. Nấm đảm
Câu 6: Sau khi nuốt phải bào tử có tinh thể prôtêin độc sâu bọ sẽ bị tê liệt và chết sau:
A. 1 ngày	B. 1 tuần	C. Khoảng 5-6 ngày	D. 2-4 ngày
Câu 7: Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?
A. Dùng vi khuẩn gây nhiễm lên sâu để sản xuất thuốc trừ sâu
B. Là chế phẩm chứa các vi khuẩn gây bệnh cho sâu
C. Là chế phẩm chứa các vi khuẩn gây độc cho sâu
D. Nuôi sâu hàng loạt để cấy vi khuẩn
Câu 8: Chế phẩm Bt là gì?
A. Chế phẩm thảo mộc trừ sâu	B. Chế phẩm nấm trừ sâu
C. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu	D. Chế phẩm virus trừ sâu
Câu 9:Sâu bị nhiễm chế phẩm trừ sâu nào thì cơ thể sâu bị mềm nhũn rồi chết?
A. Chế phẩm nấm trừ sâu	B. Chế phẩm virus trừ sâu
C. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu	D. Tất cả các chế phẩm trên
Câu 10: Sâu bị nhiễm chế phẩm nấm phấn trắng thì cơ thể sẽ:
A. Mềm nhũn rồi chết
B. Trương phồng lên, nứt ra bộc lộ lớp bụi trắng như bị rắc bột
C. Bị tê liệt, không ăn uống rồi chết
D. Cứng lại và trắng ra như bị rắc bột rồi chết
Bài 22
Câu 1:Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi diễn ra .. nhưng không đồng đều.
A. Theo trình tự phát dục trước, sinh trưởng sau	B. Theo trình tự sinh trưởng trước, phát dục sau
C. Không đồng thời	D. Đồng thời
Câu 2: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ có ý nghĩa gì trong chăn nuôi ?
A. Thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao	B. Hiệu suất chăn nuôi cao
C. Vận dụng tốt các chu kỳ của vật nuôi	D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?
A. Thức ăn	B. Chăm sóc quản lý	C. Môi trường sống	D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4:Chu kỳ động dục của trâu là:
A. 20 ngày	B. 21 ngày	C. 25 ngày	D. 28 ngày
Câu 5:Chu kỳ động dục của vật nuôi chia làm bao nhiêu giai đoạn:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 6: Vai trò của sinh trưởng trong quá trình phát triển bao gồm:
A. Tăng thể tích của cơ thể.	B. Tăng khối lượng của cơ thể.
C. Hoàn thiện, thực hiện các chức năng sinh lý.	D. Tăng trao đổi chất liên tục.
Câu 7: Vai trò của phát dục trong quá trình phát triển bao gồm:
A. Tăng thể tích của cơ thể.	B. Tăng khối lượng của cơ thể.
C. Hoàn thiện, thực hiện các chức năng sinh lý.	D. Tăng trao đổi chất liên tục.
Câu 8:Các giai đoạn phát triển của gia súc gồm có:
A. Thời kì bào thai	B. Thời kì ấu trùng.	C. Thời kì thai.	D. Thời kì sơ sinh.
Câu 9: Các giai đoạn phát triển của cá gồm có:
A. Thời kì bào thai.	B. Cá siêu thuần chủng.	C. Cá giống.	D. Thời kì bú sữa.
Câu 10: Có tổng cộng mấy quy luật sinh trưởng và phát dục:
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Bài 27
Câu 1:Công nghệ cấy truyền phôi có tạo ra giống vật nuôi mới hay không?
A. Không tạo ra giống mới.	B. Tạo ra giống mới.
C. Mang đặc điểm của giống cho phôi và nhận phôi.
D. Không mang đặc điểm của giống nào cả.
Câu 2:Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm của con bò nào?
A. Bò nhận phôi .	B. Cả bò cho phôi và bò nhận phôi.
C. Một giống khác.	D. Bò cho phôi.
Câu 3: Chọn bò nhận phôi mang những đặc điểm nào sau đây ?
A. Mang đặc tính di truyền mong muốn .	B. Khả năng sinh sản bình thường.
C. Có sức khoẻ tốt.	D. Chăm sóc con tốt.
Câu 4:Chọn bò cho phôi mang đặc điểm nào sau đây:
A. Đặc tính di truyền tốt.	B. Sức khoẻ tốt.
C. Năng suất cao.	D. Khoẻ mạnh và sinh sản bình thường.
Câu 5:Cấy truyền phôi là quá trình:
A. Đưa phôi từ bò này sang bò khác .	B. Đưa phôi từ bò nhận phôi sang bò cho phôi.
C. Đưa phôi từ bò cho phôi sang bò nhận phôi.	D. Đưa phôi từ chỗ này sang chỗ khác .
Câu 6:Có bao nhiêu bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò:
A. 8.	B. 9.	C. 10.	D. 11.
Câu 7: Về quá trình gây động dục của vật nuôi:
A. Hoạt động sinh dục của vật nuôi là định kì không thể thay đổi.
B. Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh trưởng điều tiết.
C. Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh dục điều tiết
D. Hoocmon không thể do con người tạo ra.
Câu 8:Trong công nghệ cấy truyền phôi bò, người ta gây động dục cho:
A. Bò cho phôi.	B. Bò nhận phôi.
C. Bò cho phôi trước, bò nhận phôi sau.	D. Đồng loạt cả bò cho phôi và bò nhận phôi.
Câu 9: Một trong những ứng dụng công nghệ tế bào cho ngành chăn nuôi bò là:
A. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò giống.
B. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò sản phẩm.
C. Tạo ra giống bò mới.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Bước thứ 7 trong công nghệ cấy truyền phôi bò là :
A. Bò cho phôi trở lại bình thường chờ chu kì sinh sản tiếp theo.	B. Thu hoach phôi.
C. Cấy phôi cho bò nhận.	D. Chọn bò nhận phôi.
BÀI 28
Câu 1:Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :
A. Chất xơ, axit amin	B. Thức ăn tinh, thô	C. Loại thức ăn	D. Chỉ số dinh dưỡng
Câu 2:Xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Loài, giống	B. Lứa tuổi.	C. Đặc điểm sinh lý D. Tất cả phương án trên
Câu 3: Protein có tác dụng:
A. Trao đổi chất	B. Tổng hợp các hoạt chất sinh họcC. Tính bằng UI D. Tổng hợp protit
Câu 4:Ví dụ nào thể hiện khẩu phần ăn của vật nuôi:
A. Năng lượng 3000Kcalo	B. P 13g, Vitamin A
C. Tấm 1.5kg, bột sắn 0.3 kg	D. Fe 13g, NaCl 43g
Câu 5: Nguyên tắc phối trộn khẩu phần ăn đảm bảo tính khoa học:
A. Đủ tiêu chuẩn, hợp khẩu vị	B. Tân dụng thức ăn có sẵn
C. Chi phí thấp, vật nuôi thích ăn	D. Hạ giá thành, phù hợp tiêu hóa
Câu 6: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi quy định mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong:
A. 1 ngày.	B. 1 ngày đêm.	C. 1 đêm.	D. 2 ngày đêm.
Câu 7:Trong các chất sau, chất nào là chất dinh dưỡng giàu năng lượng nhất?
A. Lipit.	B. Gluxit.	C. Protein.	D. Vitamin.
Câu 8: Năng lượng trong thức ăn được tính bằng đơn vị?
A. Calo.	B. Volt.	C. Km.	D. Kg.
Câu 9: Trong các chất khoáng sau chất nào không phải là chất khoáng vi lượng?
A. Fe.	B. Co.	C. Ca.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Tác dụng của Vitamin là:
A. Tổng hợp các chất sinh học.	B. Điều hoà các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
C. Tái tạo mô.	D. Tăng hấp thu chất dinh dưỡng.
BÀI 37
Câu 1: Muốn trị bệnh tốt, hiệu quả cần :
A. Dùng kháng sinh không đủ liều và liên tục	B. Dùng kháng sinh trong thời gian dài
C. Phải dùng kháng sinh đúng liều chỉ định	D. Tất cả đều đúng
Câu 2:Vai trò của thuốc kháng sinh là :
A. Ngăn cản sự sống và phát triển của vi khuẩn	B. Kìm hãm sự sinh sản của vi khuẩn
C. Tạo điều kiên cho các cơ chế đề kháng của cơ thể.	D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3:Như thế nào là dùng thuốc kháng sinh đúng chỉ dẫn ?
A. Phối hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả trị bệnh
B. Dùng kháng sinh dài ngày và tồn lưu trong sản phẩm
C. Sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng
D. Sử dụng kháng sinh vượt quá liều lượng
Câu 4: Chọn 1 phát biểu đúng khi nói về vac xin?
A. Vac xin dùng để phòng bệnh sau khi bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập
B. Vac xin chỉ dùng để phòng bệnh cho những vật nuôi chưa bị nhiễm bệnh.
C. Vac xin chỉ dùng để phòng bệnh cho những vật nuôi đã bị nhiễm bệnh.
D. Tất cả đều sai
Câu 5: Loại vacxin nào thường được sử dụng trong chăn nuôi ?
A. Vac xin phó thương hàn	B. Vac xin tụ huyết trùng trâu, bò
C. Vac xin dịch tả	D. Tất cả đều đúng
Câu 6:Một số thuốc kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi và thủy sản?
A. Penixilin	B. Streptomyxin	C. Kháng sinh từ thảo mộc D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Dựa vào công nghệ sản xuất, vac xin truyền thống được chia thành mấy loại?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 8:Đặc điểm nào không có của vac xin vô hoạt (vac xin chết)?
A. Giết chết mầm bệnh bằng các tác nhân lí, hóa học	B. Có miễn dịch sau 5 – 7 ngày
C. An toàn	D. Dễ bảo quản
Câu 9:Vac xin là:
A. những loại thuốc đưa vào cơ thể nhằm tiêu diệt vi khuẩn
B. phá hoại sự cân bằng sinh học của vi sinh vật
C. là chế phẩm sinh học để đưa vào cơ thể nhằm kích thích vật nuôi tạo ra khả năng chống lại chính mầm bệnh đó
D. Tất cả các phương án đều sai
Câu 10: Phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi mổ thịt vật nuôi số ngày?
A. 2 – 3 ngày	B. 5 – 8 ngày	C. 7 – 10 ngày	D. trên 1 tháng
III/ Các câu hỏi tự luận tham khảo
1/ Nêu những tác dụng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường.
2/ Nêu những tác dụng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật
3/ Nêu cơ sở khoa học của công nghệ tế bào trong công tác giống
4/ Thế nào là sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ?
5/ Vì sao phải biết quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi?
6/ Muốn vật nuôi tạo ra được nhiều sản phẩm cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng cho chúng? Cho ví dụ cụ thể
7/ Em hãy phân biệt sự khác nhau trong vai trò của vacxin và thuốc kháng sinh trong việc phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi
8/ Em hãy so sánh đặc điểm của hai loại vắc xin và cho biết cần chú ý đến những điểm gì khi bảo quản và sử dụng vac xin?

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_cong_nghe_lop_10_nam.docx