Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Lịch sử Lớp 11 năm học 2020- 2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Lịch sử Lớp 11 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Lịch sử Lớp 11 năm học 2020- 2021
SỞ GDĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN TỔ: LỊCH SỬ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2020– 2021 MÔN: LỊCH SỬ 11 PHẦN TỰ LUẬN: ( 8 ĐIỂM) 1. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918). Câu 1. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ? A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ 1912-1913. C. Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát. D. Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Câu 2. Đầu thế kỉ XX, Châu Âu hình thành 2 khối quân sự đối đầu là : A. Khối Áo-Hung, Đức, Italia với khối Nga, Anh, Pháp. B. khối Anh, Nga, Pháp với khối Đức, Italia, Hunggari C. khối Liên Xô, Anh, Pháp với khối Đức, Áo-Hung, Italia. D. khối Nga, Pháp, Mĩ với khối Đức, Italia, Nhật. Câu 3.Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đánh nhanh thắng nhanh B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng Câu 4. Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất? A. Vì Đức là kẻ đứng đầu trong phe liên minh. B. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và tham vọng mở rộng lãnh thổ. C. Vì Giới cầm quyền Đức đã vạch sẳn kế hoạch chiến tranh. D. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và quân sự nhưng ít thuộc địa. Câu 5.Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa. B. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. C. Nền kinh tế các nước Châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nhà nước Xô viết ra đời. Câu 6.Hãy cho biết nguyên nhân cơ bản của chiến tranh thế giới lần thứ nhất? A. Sự phát triển không đều của CNTB. B. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước nước đế quốc. C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa . D. Thái tử Áo-Hung bị bị người Xec-bi ám sát. Câu 7. Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh hế giới thứ nhất vì A. Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe. B. Chưa đủ tiềm lực để tham chiến. C. Không muốn “hi sinh” một cách vô ích. D. Sợ quân Đức tấn công. Câu 8.Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản. B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây Câu 9. Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm: A. Giành lại quyền thống trị thế giới. B. Giành giật lại thuộc địa, chia xẻ lại thị trường. C. Buộc các đế quốc già phải chia bớt thuộc địa. D. Làm bá chủ thế giới. Câu 10. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Phi nghĩa thuộc về phe Liên minh B. Phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. C. Chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. D. Chiến tranh xâm lược thuộc địa. 2: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI Câu 1: Nhà văn đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển pháp thế kỷ XVII là: A.La phông ten B. Cooc nây C. Mô-li-e D. Ban Zăc Câu 2: Mô Da nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo –có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật: A. Hợp Xướng B. giao hưởng C. ô pê ra D. ba lê Câu 3: nhà văn, nhà ngụ ngôn cổ điển của pháp với các tác phẩm có tác dụng giáo dục mọi thời đại là: La phông tenB. Cooc nây C. Mô-li-e D. Ban Zăc Câu 4: Ai là người được lê nin đánh giá “Tấm gương phản chiếu Cách mạng Nga” A. Hô xê mac ti B. Lỗ Tấn C. Hô xê ri đan D. Lep- tôn –xtôi Câu 5: “Những người đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là: A. Các nhà triết học cổ đại B. Chủ nghĩa xã hội khoa học C. Các nhà xã hội không tưởng D. Các nhà triết học khai sáng Câu 6: Trong sự phát triển chung của văn hóa châu âu thời cận đại đã xuất hiện thiên tài Bet tô ven, ông chính là ? A. Nhà văn học người Áo B. Nhà bi kịch nổi tiếng người Pháp C. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức D. Nhà hội họa thiên tài người Hà Lan Câu 7. Thơ Dâng là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì: A. Thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc. B. Thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. C. Thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại. D. Thể hiện rõ long yêu nước, yêu hòa bình và tinh hần nhân đạo sâu sắc. Câu 8. Tác phẩm Đừng động vào tôi của nhà thơ Hôxê Ridan đã phản ánh: A. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Xingapo. B. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Malaixia. C. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philíppin. D. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Inđônêxia. Câu 9: Tác dụng của những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại là: A. Tấn công vào chế độ phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản. B. Tấn công vào chế độ tư sản, hình thành quan điểm, tư tưởng của con người vô sản. C. Thể hiện lòng yêu thương con người trước hết là nhân dân lao động. D. phê phán cuộc sống hiện thực, lòng khát khao được tự do. Câu 10: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX?: A. Sự giao lưu của các nền văn hóa. B. Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ. C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. D. Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Câu 11: Văn học nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc: A. Khẳng định những giá trị truyền thống. B. Làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa. C. Tấn công vào chế độ phong kiến và hình thành quan điểm tư tưởng của giai cấp tư sản. D. Định hướng cho sự phát triển của quốc gia. 3. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921) Câu 1: Sau cách mạng 1905 – 1907, Nga là nước A. Quân chủ chuyên chế B. quân chủ lập hiến C. Thuộc địa nửa phong kiến D. cộng hòa Câu 2: Kết quả của Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là ? A. lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. B. đưa giai cấp công nhân, nông dân lao động làm chủ đất nước. C. làm thất bại kế hoạch tấn công của 14 nước đế quốc. D. chống thù trong và giặc ngoài thành công. Câu 3: Nội dung cơ bản của Luận cương tháng Tư do Lê nin soạn thảo? A. Kêu gọi nhân dân đứng dậy lật đổ chế độ Nga hoàng. B. Kêu gọi nhân dân đứng dậy lật đổ chính phủ lâm thời tư sản. C. Chỉ ra mục tiêu và đường lối từ CMDCTS sang CM XHCN. D. Phản đối cuộc chiến tranh đế quốc, kêu gọi nhân dân đứng lên làm CM. Câu 4: Sự kiện quan trọng diễn ra vào ngày 25/10/1917 (7/11) ở Nga? A. Đảng Bôn sê vích quyết định khởi nghĩa vũ trang. B. Các đội cận vệ đỏ ra đời. C. Lê nin về nước lãnh đạo cách mạng. D. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Câu 5: Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm 1917 ở Nga là A. cuộc biểu tình của 9 vạn công nhân Pê-tơ-rô-grát vào tháng 2 – 1917. B. cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông vào ngày 25 – 10 – 1917. C. cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mát-xcơ-va. D. cuộc nổi dậy của nông dân ở các vùng ngoại ô Mát-xcơ-va. Câu 6: Chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng Hai là: A. Nền chuyên chính của giai cấp vô sản. B. Chính quyền của giai cấp tư sản. C. Nền quân chủ của quý tộc phong kiến. D. Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Xô viết. Câu 7: Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga đã thực hiện được nhiệm vụ gì? A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Ổn định tình hình đất nước. C. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ. Câu 8: Mở ra một kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga đó là A. mục đích của cách mạng tháng Mười Nga. B. ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga. C. nguyên tắc của cách mạng tháng Mười Nga. D. nội dung của cách mạng tháng Mười Nga. Câu 9: Tính chất của cách mạng tháng Hai ở Nga là A. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. cách mạng dân chủ tư sản. C. cách mạng tư sản. D. cách mạng vô sản. Câu 10: Cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 là cuộc cách mạng vô sản: A. Đầu tiên trên thế giới. B. Thứ hai trên thế giới. C. Thứ ba trên thế giới. D. Thứ tư trên thế giới. Câu 11: Điểm khác biệt giữa cách mạng tháng Hai ở Nga so với các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến. B. Cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo. C. Giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. D. Thực hiện chia ruộng đất cho nông dân. Câu 12: Cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc như thế nào? A. Tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga Xô Viết. B. Tác động đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành trong quá trình tìm đường cứu nước. C. Giúp cho Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương Lê nin. D. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương Lê nin từ đó Người đi theo con đường CM tháng Mười Nga. 4. LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ( 1921 – 1941 ). Câu 1. Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh ? A. khó khăn B. cực kì khó khăn. C. kinh tế bị tàn phá. D. Chính trị ổn định. Câu 2. Tháng 3/1921, V.I. Lê-nin và đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện ? A. Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất. B. Chính sách cộng sản thời chiến. C. Chính sách kinh tế mới. D. cải cách chính phủ. Câu 3. Hiện nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc A. xây dựng chủ nghĩa tư bản ở một số nước trên thế giới. B. xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới. C. xây dựng kinh tế ở một số nước trên thế giới. D. xây dựng ở một số nước trên thế giới. Câu 4. Tháng 12 – 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập gồm ? A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lát-vi-a B. Nga, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ và Môn-đô-va. C. U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Ngoại Cáp-ca-dơ và Gru-di-a. D. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. Câu 5. Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là ? A. phát triển công nghiệp nhẹ. B. phát triển công nghiệp quốc phòng. C. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. phát triển công nghiệp giao thông vận tải. Câu 6. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa của Liên Xô đều được ? A. hoàn thành đúng thời hạn. B. hoàn thành trước thời hạn. C. hoàn thành đúng kế hoạch. C. hoàn thành gần đúng thời hạn. Câu 7. Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước ở A. châu Á và châu Phi. B. châu Á và châu Âu. C. Đông Nam Á và châu Âu. D. châu Âu và châu Phi. Câu 8. Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là A. hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp. B. hơn 60 triệu người dân Liên xô thoát nạn mù chữ. C. đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên. D. Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Câu 9. Nhân dân Liên Xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ 3 vì ? A. các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. B. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNHX trước thời hạn. C. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH dài hạn. D. cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức. Câu 10. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết phải như thế nào? A. Liên minh chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt. B. Liên minh đoàn kết với nhau nhằm chống lại các nước đế quốc. C. Tự phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh của mỗi dân tộc. D. Liên kết với các nước bên ngoài để nhận sự giúp đỡ. Câu 11. Trong những năm 1925- 1941, cơ cấu giai cấp trong xã hội Liên Xô thay đổi như thế nào? A. Xã hội chỉ còn hai gia cấp là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. B. Xã hội chỉ còn hai là giai cấp tư sản và nhân dân lao động. C. Xã hội chỉ còn hai giai cấp là giai cấp nông dân và giai cấp tư sản. D. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động và tầng lớp tri thức xã hội chủ nghĩa. Câu 12. Thực chất của Chính sách kinh tế mới của Lê nin là ? A. phát triển kinh tế do tư nhân quản lí. B. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. C. cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước. D. phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự có sự điều tiết và quản lí của nhà nước. Câu 13. Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng CNXH ở A. Việt Nam. B. Philippin. C. Campuchia. D. In-đô-nê-xi-a Câu 14. Từ 1922 đến 1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ ? A. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn. B. khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế. C. mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã chấm hết. D. các nước đế quốc đã nể sợ Liên xô. Câu 15. Từ 1922 đến 1933, nhiều nước tư bản trên thế giới, nhất là Mĩ đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ ? A. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn. B. Liên Xô giành thắng lợi to lớn trong ngoại giao. C. mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã chấm hết. D. các nước đế quốc đã nể sợ Liên Xô. 5. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TBCN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI Câu 1. Nội dung chủ yếu của hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là ? A. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận. B. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản. C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa. D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Câu 2. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, Ialia, Nhật Bản đã làm gì? A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh. B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít. C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. D. Thủ tiêu các quyền ự do, dân chủ của nhân dân. Câu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là ? A. Mĩ-Anh-Đứcvà Nhật-Ý-Pháp. B. Mĩ-Ý-Nhật và Anh-Pháp-Đức. C. Mĩ-Anh-Pháp và Đức-Ý-Nhật D. Đức-Áo-Hung-Ý và Anh-Pháp-Nga Câu 4. Văn kiện kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là ? A. Trật tự đa cực B. Trật tự Oasinhtơn C. Trật tự Vécxai D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn Câu 5. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã làm gì ? A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước Câu 6. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là ? A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới Câu 7. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào? A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp. B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất. C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới. D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị Câu 8. Tại sao Đức,Ý, Nhật bản lại đi theo con đường phát xít hoá bộ máy nhà nước? A.Vì cay cú sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất. B.Vì có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường. C.Vì phát xít hoá bộ máy nhà nước mới có điều kiện để khôi phục kinh tế. D. Đó là những nước quân phiệt hiếu chiến. Câu 9. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là gì? A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp. B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa. C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2. D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được. Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) tác động đến kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Phát triển nhanh chóng. B. Phát triển một số lĩnh vực. C. Khủng hoảng suy thoái. D. Khủng hoảng chủ yếu trong công nghiệp. 6. BÀI LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Câu 1: Vào cuối thế kỉ XVI, những nước nào đặt chân đến Đà Nẵng? A.Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha B. Anh, Pháp C.Hà Lan D. Tất cả các nước trên Câu 2: Nơi Pháp đặt gót chân xâm lược nước ta đầu tiên làở địa phương nào? A.Đà Nẵng B. Hà Nội C. Huế D. Gia Định Câu 3: Đầu thế kỉ XIX, thương thuyền của Pháp đến Đà Nẵng chủ yếu để: AXin giao thương buôn bán B.Mở rộng quan hệ hữu nghị C.Thăm dò, xúc tiến âm mưu xâm lược D.Tất cả đều đúng Câu 4: Trước hành động khiêu khích của Pháp ở Đà Nẵng, nhà Nguyễn đã làm gì? A.Cử Tổng đốc Nguyện Tri Phương trấn giữ Đà Nẵng. B.Tăng cường vũ khí, lực lượng ở Đà Nẵng. C.Tăng cường xây dựng hệ thống phòng thủ, thành lũy ở Đà Nẵng. D.Tất cả đáp án trên Câu 5: Những công trình bố phòng của nhà Nguyễn xây dựng ở Đà Nẵng đến nay còn tồn tại là: A.Thành Điện Hải, Hải Vân Quan B.Ô Quan Chưởng, thành Hà Nội C.Thành Điện Hải, Ô Quan Chưởng D.Hải Vân Quan, thành Hà Nội Câu 6: Vị vua nào ở triều Nguyễn có công thiết lập chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa? A.Gia Long B. Minh Mạng C. Thiệu Trị D. Tự Đức Câu 7: Hành động đánh dấu việc tái xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của nhà Nguyễn? A.Tái lập đội Hoàng Sa B.Sai đội Hoàng Sa ra thăm dò đường biển C.Thành lập lực lượng thủy quân D.Lực lượng thủy quân cùng đội Hoàng Sa ra xem xét, đo đạt thủy trình, vẽ bản đồ. Câu 8: Hành động nào của Nhà Nguyễn chính thức thiết lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa? A.Cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, lập miếu thờ, B.người đo đạt, vẽ bản đồ ở Hoàng Sa, Trường Sa. C.Đều đặn cho quân ra Hoàng Sa để khảo sát. D.Thiết lập đội Hoàng Sa. Câu 9: Dưới triều Nguyễn, Hoàng Sa thuộc đơn vị hành chính của tỉnh nào? A.Đà Nẵng B. Quảng Nam C. Quảng Ngãi D. Quảng Bình Câu 10: Danh tướng trấn thủ thành Điện Hải (Đà Nẵng) lãnh đạo nhân dân buổi đầu chống Pháp là ai? A.Hoàng Diệu B. Trương Định C. Nguyễn Tri Phương D. Thái Phiên PHẦN TỰ LUẬN: 2 điểm Trình bày nguyên nhân và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? So sánh? Nội dung Cách mạng tháng Hai 1917 Cách mạng tháng Mười 1917 Nhiệm vụ Lãnh đạo Lực lượng Sự kiện chính Kết quả Tính chất Nội dung của chính sách kinh tế mới? Liên hệ? Liên Xô xây dựng CNXH qua 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên? ---Hết----
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc.docx