Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Địa lí Lớp 11 năm học 2020- 2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Địa lí Lớp 11 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Địa lí Lớp 11 năm học 2020- 2021
1 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA BỘ MÔN ĐỊA LÍ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 NĂM HỌC 2020 - 2021 I. NỘI DUNG – HÌNH THỨC – THỜI GIAN 1. Nội dung kiểm tra - Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. - Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu. - Chủ đề: Một số vấn đề của châu Phi và Mĩ Latinh. + Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi. + Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ Latinh. - Bài 5. (Tiết 3) Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á. - Chủ đề: Hợp chúng quốc Hoa Kì. + Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội. + Tiết 2. Kinh tế. - Bài 7. Liên minh châu Âu (EU) + Tiết 1. EU – Liên kết khu vực lớn trên thế giới. + Tiết 2. EU – Hợp tác liên kết để cùng phát triển. 2. Hình thức kiểm tra - Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận + Trắc nghiệm 32 câu, mỗi câu 0,25 điểm. Tổng cộng 8 điểm. + Tự luận: Vẽ biểu đồ, nhận xét hoặc trả lời câu hỏi. Tổng cộng 2 điểm. - Học sinh làm bài trắc nghiệm và tự luận trực tiếp trên đề kiểm tra. 3. Thời gian kiểm tra Kiểm tra theo lịch kiểm tra chung của trường. II. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Nội dung kiến thức các bài học trên. BÀI 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. Sự phân chia thành các nhóm nước - TG có hơn 200 nước và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, KT – XH. 2 - Dựa vào trình độ phát triển KT – XH, xếp thành 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. + Nhóm nước phát triển: GDP/người lớn, FDI nhiều, HDI cao. + Nhóm nước đang phát triển: GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp. - Nước công nghiệp mới (NICs): nước đạt trình độ phát triển nhất định về công nghiệp như: Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo.... II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - GDP/người có sự chênh lệch lớn. - Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt. - Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số: tuổi thọ, chỉ số HDI. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại 1. Đặc điểm - Hiện nay có sự bùng nổ công nghệ cao dựa vào các thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao. - Bốn công nghệ trụ cột là: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. 2. Tác động - Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, có hàm lượng kỹ thuật cao: sản xuất phần mềm, công nghệ gen; các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức: bảo hiểm, viễn thông. - Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp và nông nghiệp. - Nền kinh tế tri thức. BÀI 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kinh tế. 1. Toàn cầu hóa kinh tế Biểu hiện: - Thương mại quốc tế phát triển mạnh. - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa a. Tích cực - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Tăng cường hợp tác quốc tế. 3 b. Tiêu cực Tăng khoảng cách giàu – nghèo. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực - Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. - Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: NAFTA, EU, ASEAN, APEC. 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế a. Tích cực - Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại. - Mở cửa thị trường. - Tăng cường quá trình toàn cầu hóa. b. Tiêu cực Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia. BÀI 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. Dân số 1. Bùng nổ dân số - Bùng nổ dân số chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm khoảng 80% dân số, 95% số dân gia tăng hàng năm). - Nguyên nhân: do tỉ suất gia tăng tự nhiên cao. - Hậu quả: thiếu việc làm, khó cải thiện chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số - Diễn ra ở các nước phát triển: + Tuổi thọ ngày càng tăng. + Tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi ngày càng giảm, trên 65 tuổi tăng. - Hậu quả: thiếu lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế, tác động đến chất lượng cuộc sống. II. Môi trường Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu - Trái Đất nóng lên. - Mưa axit. Lượng CO2 và các khí thải khác trong khí quyển tăng (Sản xuất CN, GTVT, sinh hoạt) - Băng tan → Mực nước biển dâng gây ngập lụt nhiều nơi. - Thời tiết, khí hậu thất thường, thiên tai thường xuyên. - Giảm lượng CO2 trong sản xuất và sinh hoạt. - Trồng và bảo vệ rừng. 4 2. Suy giảm tầng ôzôn Tầng ôzôn bị mỏng dần và lỗ thủng ngày càng lớn. Các chất khí CFCs trong sản xuất công nghiệp. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật. - Cắt giảm lượng CFCS trong sản xuất và sinh hoạt. - Trồng nhiều cây xanh. 3. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương Nguồn nước ngọt, nước biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. - Chất thải từ sản xuất, sinh hoạt chưa qua xử lí. - Tràn dầu, rửa tàu, đắm tàu trên biển. - Thiếu nguồn nước ngọt, nước sạch sạch. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. - Xử lí chất thải trước khi thải ra. - Đảm bảo an toàn khai thác dầu và hàng hải. 4. Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị diệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ diệt chủng. Khai thác thiên nhiên quá mức. - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu - Mất cân bằng sinh thái. - Xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên. - Triển khai luật bảo vệ rừng. III. Một số vấn đề khác - Xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố gây mất ổn định xã hội, nguy cơ dẫn đến chiến tranh. - Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác gìn giữ hòa bình của khu vực và thế giới. CHỦ ĐỀ. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH TIẾT 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. Một số vấn đề về tự nhiên - Khí hậu: khô, nóng. - Cảnh quan: hoang mạc, bán hoang mạc và xavan. - Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại quý. - Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh. => Biện pháp khắc phục: + Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. + Tăng cường thủy lợi hóa. II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội 1. Dân cư - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao dân số tăng nhanh 5 - Chất lượng cuộc sống thấp - Chỉ số HDI thuộc loại thấp nhất thế giới. 2. Xã hội - Tình trạng đói nghèo, dịch bênh hoành hành (HIV, lao, sốt rét...) - Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo. - Các nước nghèo đang nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức về y tế, giáo dục III. Một số vấn đề về kinh tế - Đa số các nước châu Phi nghèo, kinh tế kém phát triển do bị thống trị lâu dài, xung đột sắc tộc tàn phá, trình độ dân trí thấp. - Kinh tế các nước châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP một số nước khá cao. TIẾT 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LATINH I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội 1. Tự nhiên - Giàu khoáng sản: kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu, tiềm năng thủy điện lớn → Thuận lợi phát triển nhiều ngành công nghiệp. - Đất đai, khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây nhiệt đới. - Tài nguyên rừng, biển phong phú. 2. Dân cư – xã hội - Chênh lệch lớn trong thu nhập GDP của các nhóm dân cư (do các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để) - Đô thị hóa tự phát, tỉ lệ dân nghèo thành thị khá lớn (1/3 số dân đô thị) II. Một số vấn đề về kinh tế - Tốc độ phát triển kinh tế không đều bởi xã hội thiếu ổn định, nhiều rủi ro. - Đường lối phát triển kinh tế lạc hậu. - Hầu hết các nước Mĩ La Tinh đều có số nợ nước ngoài lớn. - Giải pháp: + Cải cách mô hình quản lí kinh tế xã hội. + Tăng cường liên kết kinh tế khu vực. + Đảm bảo tính độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia nhưng vẫn mở rộng buôn bán với nước ngoài 6 BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tt) TIẾT 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á I. Đặc điểm khu vực Tây Nam Á và Trung Á Khu vực Tây Nam Á Trung Á Diện tích 7,0 triệu km2 5,6 triệu km2 Số quốc gia 20 nước 6 nước Vị trí địa lí - Nằm ở tây nam châu Á, tiếp giáp của 3 châu lục Á-Âu-Phi. - Án ngữ kênh đào Xuyê. - Nằm ở trung tâm của châu Á. - Giáp với nhiều cường quốc: Nga, TQ, Ấn Độ và khu vực TNÁ. - Nằm trên con đường tơ lụa. Đặc điểm tự nhiên - Khí hậu khô nóng. - Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc. - Nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên (vịnh Pecxich) - Khí hậu lục địa khô hạn. - Cảnh quan nhiều thảo nguyên, hoang mạc. - Dầu khí, vàng, muối mỏ, urani. Đặc điểm dân cư và xã hội - Là cái nôi văn minh thế giới. - Là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. - Đa số dân cư theo đạo Hồi. - Đa dân tộc, mật độ dân số thấp. - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi. - Chịu ảnh hưởng văn hóa phương Đông và phương Tây. II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ - Tây Nam Á và Trung Á đều có nhiều tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên. - Dầu mỏ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự cạnh tranh ảnh hưởng của các thế lực khác nhau. 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố - Xung đột sắc tộc, xung đột giữa các quốc gia (Ixraen với Palextin và các nước Ả rập). - Hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan. - Đánh bom khủng bố, ám sát. CHỦ ĐỀ. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ TIẾT 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ I. Lãnh thổ và vị trí địa lí 1. Lãnh thổ Gồm phần đất trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo Alaxca và quần đảo Haoai. 2. Vị trí địa lí - Nằm ở bán cầu Tây. 7 - Giữa 2 đại dương lớn (ĐTD và TBD). - Tiếp giáp với Canada và khu vực Mĩ Latinh. II. Điều kiện tự nhiên 1. Phần trung tâm Bắc Mĩ thuộc Hoa Kì Phía Tây Trung tâm Phía Ðông Ðịa hình - Núi trẻ, bồn địa, cao nguyên. - Ðồng bằng ven TBD. - Phía tây và bắc: gò đồi thấp. - Phía nam là đồng bằng sông Mixixipi. - Dãy núi già A-pa- lát. - Ðồng bằng ven ÐTD. Khí hậu - Khí hậu khô hạn. - Ðồng bằng ven TBD: khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương. - Bắc: ôn đới - Nam: cận nhiệt - Ôn đới. - Ðồng bằng ven ÐTD: khí hậu cận nhiệt và ÔÐ hải dương. Tài nguyên TN - Kim loại màu, năng lượng phong phú. - Nhiều rừng. Than, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên. - Than đá, sắt. - Thủy năng phong phú. Ðánh giá - Thuận lợi: phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, GTVT biển - Khó khăn: động đất, bão, lũ lụt, lốc xoáy 2. Bán đảo Alaxca và quần đảo Ha-oai Alaxca Ha-oai Ðặc điểm - Chủ yếu đồi núi - Khí hậu: hàn đới - Giàu dầu mỏ, khí tự nhiên - Ðảo núi lửa - Khí hậu nhiệt đới ẩm. Ðánh giá - TL: phát triển CN khai khoáng - KK: địa hình hiểm trở, khí hậu lạnh giá - TL: tiềm năng du lịch và thủy sản - KK: hoạt động của núi lửa III. Dân cư 1. Gia tăng dân số - Dân số đông thứ 3 thế giới, tăng nhanh do nhập cư đem lại nguồn lao động, tri thức và vốn. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp dân số già. 2. Thành phần dân cư - Ða dạng: do dân nhập cư sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư. - Hiện nay sự phân biệt đối xử với người da màu đang giảm dần. 3. Phân bố dân cư - Mật độ dân cư thấp (trung bình 31 người/km2) 8 - Tập trung đông ven ÐTD, TBD, càng vào sâu nội địa càng thưa dân. - Dân cư đang có xu hướng chuyển từ vùng Ðông Bắc xuống phía nam và ven bờ TBD. - Tỉ lệ dân thành thị rất cao, chủ yếu sống trong các thành phố vừa và nhỏ. TIẾT 2. KINH TẾ I. Quy mô nền kinh tế - Nền kinh tế đứng đầu thế giới (tổng GDP lớn nhất). - GDP bình quân đầu người cao vào loại nhất thế giới. Nền kinh tế thị trường điển hình, tính chuyên môn hóa cao. II. Các ngành kinh tế 1. Dịch vụ a. Ngoại thương Chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng ngoại thương thế giới. b. Giao thông vận tải Hệ thống các loại đường và phương tiện giao thông vận tải hiện đại nhất. c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch - Ngành ngân hàng tài chính hoạt động khắp thế giới. - Thông tin liên lạc hiện đại. - Du lịch phát triển mạnh. 2. Công nghiệp - Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu, nhiều sản phẩm đứng hàng đầu thế giới. - Gồm 3 nhóm ngành: Chế biến, điện lực và khai khoáng, trong đó công nghiệp chế biến phát triển mạnh nhất. - Cơ cấu: Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại, giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống. - Phân bố: từ tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, chuyển xuống các vùng phía nam và ven Thái Bình Dương. 3. Nông nghiệp - Đứng đầu thế giới về giá trị sản lượng và xuất khẩu nông sản. - Cơ cấu: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng dịch vụ nông nghiệp. - Sản xuất đang chuyển dần theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ. - Hình thức tổ chức sản xuất: trang trại. - Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh. 9 BÀI 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) TIẾT 1. EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI I. Quá trình hình thành và phát triển 1. Sự ra đời và phát triển a. Lí do hình thành - Để tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển, năm 1967 Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời. - Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). b. Quy mô Số lượng thành viên không ngừng tăng (2007 có 27 thành viên). 2. Mục đích và thể chế a. Mục đích - Xây dựng, phát triển một khu vực được tự do lưu thông về hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn. - Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh và đối ngoại giữa các nước thành viên. b. Thể chế - Các cơ quan quan trọng quyết định các vấn đề kinh tế, chính trị của EU: + Hội đồng châu Âu. + Nghị viện châu Âu. + Hội đồng bộ trưởng EU. + Ủy ban liên minh châu Âu. II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới 1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới - Là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới. - Đứng đầu thế giới về GDP, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP và tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới. 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới - Dẫn đầu thế giới về thương mại. - Bạn hàng lớn của các nước đang phát triển. TIẾT 2. EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I. Thị trường chung châu Âu 1. Tự do lưu thông - EU thiết lập thị trường chung châu Âu từ 01/01/1993. - Lưu thông tự do về: di chuyển, dịch vụ, hàng hóa và tiền vốn tạo thị trường chung thống nhất. 10 2. Euro – đồng tiền chung của EU a. Thực trạng sử dụng - Được sử dụng từ năm 1999 đến nay. - Đến nay 2004 đã có 13 nước thành viên sử dụng đồng Ơ-rô. b. Lợi ích - Nâng sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. - Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. - Thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. - Đơn giản hóa công tác kế toán. II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ 1. Sản xuất máy bay E-bớt - Các nước hợp tác: Anh, Pháp, Đức. - Trụ sở: Tuludơ (Pháp). - Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì. 2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ - Các nước hợp tác: Anh và Pháp. - Vận chuyển hàng hoá thuận lợi từ Anh sang lục địa châu Âu và ngược lại. III. Liên kết vùng châu Âu (EUROREGION) 1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu Là khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân tự nguyện hợp tác sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa vì những lợi ích chung của các bên tham gia. 2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ - Vị trí: khu vực biên giới 3 nước Hà Lan, Đức, Bỉ. - Lợi ích: + Tạo thuận lợi cho lao động đi làm việc qua lại giữa các nước. + Liên kết sâu rộng về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các nước. ------------ HẾT ------------
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_11_nam_hoc.pdf