Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021

pdf 9 trang Mạnh Hào 26/09/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021
1 
TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA 
BỘ MÔN ĐỊA LÍ 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2020 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 NĂM HỌC 2020 - 2021 
I. NỘI DUNG – HÌNH THỨC – THỜI GIAN 
1. Nội dung kiểm tra 
Chủ đề. Một số quy luật của lớp vỏ địa lí 
- Tiết 1. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. 
- Tiết 2. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. 
Chương V. Địa lí dân cư 
- Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân sô. 
- Bài 23. Cơ cấu dân sô 
- Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị 
- Bài 25. Thực hành 
Chương VI. Cơ Cấu nền kinh tế 
- Bài 26. Cơ cấu nền kinh tế 
Chương VII. Địa lí nông nghiệp 
- Bài 27. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông 
nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 
- Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt 
2. Hình thức kiểm tra 
- Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. 
 + Trắc nghiệm 32 câu, mỗi câu 0,25 điểm. Tổng cộng 8 điểm. 
 + Tự luận: vẽ biểu đồ. Tổng cộng 2 điểm. 
- Thời gian làm bài: 50 phút. 
- Học sinh làm bài trắc nghiệm và tự luận trực tiếp trên giấy thi. 
3. Thời gian kiểm tra 
Kiểm tra theo lịch kiểm tra chung của trường. 
II. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
1. Lý thuyết 
 Nội dung kiến thức các bài học trên. 
2 
CHỦ ĐỀ. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ 
Tiết 1. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 
I. Lớp vỏ địa lí 
- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm 
nhập và tác động lẫn nhau. 
- Độ dày: khoảng 30 – 35 km, tính từ giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại 
dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa. 
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 
1. Khái niệm 
Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận 
lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. 
2. Biểu hiện của quy luật 
Nếu một thành phần của lớp vỏ địa lí thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần 
còn lại và toàn bộ lãnh thổ. 
3. Ý nghĩa thực tiễn 
Cần nghiên cứu kĩ càng, toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào đó trước khi sử 
dụng chúng. 
Tiết 2. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới 
I. Quy luật địa đới 
1. Khái niệm 
- Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ. 
- Nguyên nhân: do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. 
a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt 
Từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt: 
- Một vòng đai nóng. 
- Hai vòng đai ôn hòa. 
- Hai vòng đai lạnh. 
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu. 
b. Các đai khí áp và các đới gió chính trên Trái Đất 
- Có 7 đai khí áp. 
- Có 6 đới gió. 
c. Các đới khí hậu trên Trái Đất (Có 7 đới khí hậu chính) 
d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật 
- Có 10 nhóm đất chính. 
- Có 10 kiểu thảm thực vật. 
3 
II. Quy luật phi địa đới 
1. Khái niệm 
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành 
phần địa lí và cảnh quan. 
- Nguyên nhân: do nguồn năng lượng bên trong lòng đất. 
2. Biểu hiện 
 Quy luật đai cao Quy luật địa ô 
Khái niệm Là sự thay đổi có quy luật của 
các thành phần tự nhiên theo 
độ cao địa hình. 
Là sự thay đổi có quy luật của các 
thành phần tự nhiên và cảnh quan theo 
kinh độ. 
Nguyên nhân Do sự giảm nhiệt độ, độ ẩm 
và lượng mưa 
- Do sự phân bố đất liền, biển và đại 
dương. 
- Ảnh hưởng của các dãy núi chay 
theo hướng kinh tuyến 
Biểu hiện Sự phân bố các vành đai đất 
và thực vật theo độ cao 
Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật 
theo kinh độ. 
BÀI 22. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ 
I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới 
1. Dân số thế giới 
- Dân số thế giới tăng nhanh. 
- Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau. 
2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới 
Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn. 
II. Gia tăng dân số 
1. Gia tăng tự nhiên 
a. Tỉ suất sinh thô 
- Tỉ suất sinh thô là số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời 
điểm (‰). 
- Nguyên nhân: tự nhiên - sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát 
triển kinh tế - xã hội, 
b. Tỉ suất tử thô 
- Là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm 
(‰). 
- Nguyên nhân: kinh tế - xã hội, thiên tai. 
c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 
- Là động lực phát triển dân số. 
4 
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô đơn vị là phần trăm (%) 
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên = Sinh – Tử (%) 
 10 
d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 
- Tích cực: nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn. 
- Tiêu cực: gây sức ép đến kinh tế - xã hội và môi trường. 
2. Gia tăng cơ học 
- Là sự chêch lệch giữa số người xuất cư và nhập cư. 
- Không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số của thế giới nhưng có ý nghĩa đối với từng khu 
vực, từng quốc gia. 
3. Gia tăng dân số 
Là tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (%), phản ánh đầy đủ 
nhất sự biến động dân số của một quốc gia. 
BÀI 23. CƠ CẤU DÂN SỐ 
I. Cơ cấu sinh học 
1. Cơ cấu dân số theo giới 
- Là tương quan giữa nam so với nữ hoặc so với tổng số dân, (đơn vị: %). 
- Cơ cấu theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. 
- Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát 
triển kinh tế - xã hội. 
2. Cơ cấu dân số theo tuổi 
- Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. 
- Chia làm 3 nhóm tuổi: 
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0-14 tuổi. 
+ Nhóm tuổi lao động: 15-59 tuổi (hoặc 64 tuổi). 
+ Nhóm quá tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên. 
- Căn cứ vào tỉ lệ dân cư trong từng nhóm tuổi → dân số già, dân số trẻ. 
- Để nghiên cứu cơ cấu sinh học người ta sử dụng tháp dân số: Có 3 kiểu tháp dân số: mở 
rộng, thu hẹp, ổn định. 
II. Cơ cấu xã hội 
1. Cơ cấu dân số theo lao động 
a. Nguồn lao động 
- Bao gồm dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. 
- Chia làm 2 nhóm: 
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế. 
+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế. 
5 
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế 
- Dân số hoạt động kinh tế phân chia làm 3 khu vực: 
+ Khu vực I (nông – lâm - ngư nghiệp) 
+ Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) 
+ Khu vực III (dịch vụ) 
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa 
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn. 
- Đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia. 
- Căn cứ vào tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học. 
BÀI 24. PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA 
I. Phân bố dân cư 
1. Khái niệm 
- Là sự xắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp 
với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. 
- Để thể hiện tình hình phân bố dân cư, người ta sử dụng tiêu chí mật độ dân số 
(người/km). 
2. Đặc điểm 
- Phân bố dân cư không đều trong không gian. 
- Biến động về phân bố dân cư theo thời gian. 
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư 
-Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế. 
- Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,... 
III. Đô thị hoá 
1. Khái niệm 
 Là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô 
của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố lớn và phổ biến rộng 
rãi lối sống thành thị. 
2. Đặc điểm 
- Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh. 
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn. 
- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. 
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường 
a. Tích cực 
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. 
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. 
- Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động. 
- Thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân... 
6 
b. Ảnh hưởng tiêu cực 
 Thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm 
BÀI 26. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ 
I. Các nguồn lực phát triển kinh tế 
1. Khái niệm 
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội ở trong nước và 
ngoài nước có thể khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất 
định. 
2. Các nguồn lực 
- Căn cứ vào nguồn gốc, có 3 loại nguồn lực: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội. 
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Nguồn lực trong nước (nội lực), nguồn lực nước ngoài 
(ngoại lực). 
3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế 
- Vị trí địa lí: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay 
cùng phát triển giữa các vùng, các quốc gia. 
- Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. 
- Nguồn lực KT – XH: có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển. 
II. Cơ cấu nền kinh tế 
1. Khái niệm 
Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp 
thành. 
2. Các bộ phân hợp thành cơ cấu kinh tế 
Gồm 3 bộ phận hợp thành: 
a. Cơ cấu ngành kinh tế 
Là tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế. 
- Nông – lâm – ngư nghiệp. 
- Công nghiệp – xây dựng. 
- Dịch vụ. 
b. Cơ cấu thành phần kinh tế 
 Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác 
động qua lại với nhau. 
c. Cơ cấu lãnh thổ 
Dựa vào không gian lãnh thổ để phân biệt gồm: Toàn cầu và khu vực, quốc gia và vùng. 
7 
BÀI 27. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT 
TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH 
THỔ NÔNG NGHIỆP 
I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp 
1. Vai trò 
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. 
- Đảm bảo nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. 
- Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ. 
2. Đặc điểm 
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế. 
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi. 
- Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ. 
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. 
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. 
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp 
1. Các nhân tố tự nhiên 
- Là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp, bao gồm các nhân tố sau: 
- Đất đai. 
- Khí hậu và nguồn nước. 
- Sinh vật. 
2. Nhân tố kinh tế – xã hội 
- Dân cư lao động. 
- Các quan hệ sở hữu ruộng đất. 
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật. 
- Thị trường. 
III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 
1. Trang trại 
- Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa. 
- Mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa. 
- Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ. 
- Có thuê mướn lao động. 
2. Vùng nông nghiệp 
- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 
- Tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 
8 
BÀI 28. ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT 
I. Cây lương thực 
1. Vai trò 
- Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho con người, gia súc. 
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. 
- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ. 
2. Các cây lương thực chính 
(HS ghi theo thông tin phản hồi SGK) 
3. Các cây lương thực khác (cây hoa màu) 
- Thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu nấu rượu, cồn, bia. Đối với các nước đang phát triển 
(châu Phi, Nam Á) thức ăn cho người. 
- Dễ thích nghi, chịu hạn giỏi không cần nhiều công chăm sóc và phân bón. 
- Cây hoa màu ôn đới: đại mạch, kiều mạch, yến mạch, khoai tây. 
- Cây hoa màu vùng cận nhiệt đới: khoai lang, sắn, kê, cao lương. 
II. Cây công nghiệp 
1. Vai trò và đặc điểm 
a. Vai trò 
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 
- Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường. 
- Mặt hàng xuất khẩu quan trọng. 
b. Đặc điểm 
- Phần lớn ưa nhiệt và ẩm, đòi hỏi đất thích hợp và cần lao động có kĩ thuật, kinh nghiệm. 
- Được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công 
nghiệp tập trung. 
2. Các cây công nghiệp chủ yếu 
Thông tin phản hồi: bảng SGK trang 110. 
III. Ngành trồng rừng 
1. Vai trò của rừng 
- Rừng có vai trò quan trọng với môi trường sinh thái và con người. 
- Điều hòa nguồn nước trên Trái Đất. 
- Là lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ đất – chống xói mòn. 
- Cung cấp lâm sản, đặc sản, phục vụ sản xuất 
2. Tình hình trồng rừng 
- Diện tích trồng rừng trên thế giới ngày càng được mở rộng. 
- Nước trồng rừng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Hoa Kì... 
9 
2. Bài tập 
Bài tập 1. Cho bảng số liệu: 
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN LƯỢNG LÚA CỦA VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 2000 – 2019 
(Đơn vị: %) 
Năm 2000 2005 2010 2015 2019 
Tổng sản lượng lúa 100 110.2 123.0 138.6 133.6 
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2019) 
- Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng lúa của Việt Nam giai 
đoạn 2000 – 2019. 
- Nhận xét. 
Bài tập 2. Cho bảng số liệu: 
DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA TP. CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ 
NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2000 – 2019 
(Đơn vị: Nghìn người) 
Năm 2000 2005 2010 2015 2019 
Thành thị 399.8 573.8 789.8 824.1 861.3 
Nông thôn 1430.9 575.2 408.1 384.4 374.7 
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2019) 
- Vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện dân số trung bình của TP. Cần Thơ phân theo thành thị và 
nông thôn giai đoạn 2000 – 2019. 
- Nhận xét. 
Câu 3. Cho bảng số liệu: 
SẢN LƯỢNG NGÔ PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2019 
(Đơn vị: Nghìn tấn) 
Địa phương Cần Thơ Sóc Trăng TP. HCM Tây Ninh Lâm Đồng 
Sản lượng 5.0 17.0 2.5 28.3 48.8 
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2019 
- Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng ngô phân theo địa phương năm 2019. 
- Nhận xét. 
------------ HẾT ------------ 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_10_nam_hoc.pdf