Đề cương ôn tập kiểm tra HK II môn Vật lý Lớp 6, L7, L8, L9 năm học 2020- 2021 (Kèm ma trận đề)

docx 6 trang Mạnh Hào 12/05/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra HK II môn Vật lý Lớp 6, L7, L8, L9 năm học 2020- 2021 (Kèm ma trận đề)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra HK II môn Vật lý Lớp 6, L7, L8, L9 năm học 2020- 2021 (Kèm ma trận đề)

Đề cương ôn tập kiểm tra HK II môn Vật lý Lớp 6, L7, L8, L9 năm học 2020- 2021 (Kèm ma trận đề)
UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: VẬT LÍ 6
1. Nhận biết được các chất rắn, chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
3. Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.
4. Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
5. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn:
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. 
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
6. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ sôi: 
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
7. Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể rắn của các chất.
8. Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi, sự ngưng tụ của chất lỏng.
9. Mô tả được sự sôi.
10. Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của băng phiến dựa vào bảng số liệu cho trước.
11. Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
12. Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
13. Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: VẬT LÍ 7
1. Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
2. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
3. Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. 
4. Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
5. Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. 
6. Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
7. Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
8. Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
9. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
10. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
11. Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản bằng các kí hiệu đã được quy ước.
12. Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
13. Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
14. Nêu được đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế.
15. Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế.
16. Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
17. Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
18. Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
19. Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
20. Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng hóa học và biểu hiện của những tác dụng này.
21. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng quang, tác dụng hóa học của dòng điện.
22. Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
23. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng sinh lí của dòng điện.
24. Nêu mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song.
25. Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
26. Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở.
27. Vẽ được sơ đồ mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp.
28. Vẽ được sơ đồ mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, trong đó có mắc Ampe kế và Vôn kế để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
29. Tính được các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, song song.
UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: VẬT LÍ 8
1. Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
2. Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
3. Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
4. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
5. Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
6. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
7. Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử; giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
8. Phát biểu được nhiệt năng là gì.
9. Phát biểu được nhiệt lượng là gì và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng.
10. Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
11. Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. 
12. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và cho ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
13. Cho ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
14. Cho ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
15. Chỉ ra được nhiệt chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 
16. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
17. Vận dụng công thức A = F.s 
18. Sử dụng thành thạo công thức tính công suất để giải được các bài tập đơn giản và một số hiện tượng liên quan 
19. Vận dụng công thức Q = m.c.Dt để giải bài toán vật thu nhiệt hay tỏa nhiệt.
UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: VẬT LÍ 9
1. Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín. 
2. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
 Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.
3. Viết được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện và nêu được cách tốt nhất để giảm hao phí trên đường dây tải điện.
4. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.
5. Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn dây.
6. Tính được điện năng hao phí trên đường dây truyền tải.
7. Vận dụng được công thức: 
8. Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
9. Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới.
10. Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ. 
11. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
12. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ.
13. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
14. Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục.
15. Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.
16. Xác định được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này
17. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
18. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
19. Giải thích được một số hiện tượng do có sự phân tích ánh sáng trắng.
20. Tính được khoảng cách từ vật, ảnh đến thấu kính, chiều cao ảnh, chiều cao vật qua bài tập về thấu kính, mắt, kính lúp.
___________________________

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hk_ii_mon_vat_ly_lop_6_l7_l8_l9_nam.docx
  • docx5. MA TRAN HOC KY II MON VAT LY 2020-2021.docx