Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12

doc 19 trang Mạnh Hào 22/06/2024 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12

Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
 TỔ NGỮ VĂN 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
 A. Các bước đọc hiểu văn bản: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về làm văn và tiếng Việt để trả lời các câu hỏi nhận biết nội dung thông tin trong văn bản. Vận dụng những trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi vân dụng (bộc lộ tư duy và quan điểm của cá nhân).
 * Bước 1: Đọc kĩ văn bản để hiểu ngôn từ: hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các sự viêc, chi tiết từ mở đầu đến kết thúc.
 * Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa.
 * Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản.
 B. Nội dung kiến thức
Dạng câu hỏi nhận biết.
1) Nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản:
 a) Đặc điểm của các phương thức:
KIỂU VĂN BẢN
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Miêu tả
Dùng chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm nổi bật của sự việc, sự vật, con người.làm cho những đối tượng được nói đến nhu hiện ra ngay trước mặt người đọc.
Tự sự
Trình bày một chuỗi sự việc liên quan với nhausự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có kết thúc nhằm giải thích sự việc.
Biểu cảm
Bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ, của người viết đối với đối tượng được nói tới.
Thuyết minh
Trình bày, giới thiệu, giải thíchnhằm làm rõ đặc điểm của đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Nghị luận
Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người nghe về một tư tưởng, quan điểm.
Hành chính - công vụ
Truyền đạt nội dung yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ ý kiến nguyện vọng của cá nhân tới cơ quan hoặc người có quyền để giải quyết.
 b) Kĩ năng trả lời:
 - Đọc kĩ văn bản, dựa vào đặc điểm của các phương thức biểu đạt để trả lời.
 - Nếu câu hỏi hỏi phương thức biểu đạt chính, chỉ trả lời một phương thức, còn hỏi các phương thức thì xác định từ hai trở lên.
 2) Nhận biết phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản 
 a) Đặc điểm của các phong cách chức năng ngôn ngữ: 
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
CÁC THỂ LOẠI VĂN BẢN
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
NGÔN NGỮ
PCNN sinh hoạt
- Dạng nói : đối thoại, đọc thoại.
- Dạng viết : thư, nhật ký,...
- Dạng lời nói tái hiện : tác phẩm văn học.
-Tính cụ thể
-Tính cảm xúc
- Tính cá thể
Sinh hoạt
PCNN nghệ thuât
-Thơ ca, hò vè,
- Truyện, tiểu thuyết, kí,
- Kịch bản,
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa.
Ngôn ngữ nghệ thuật
PCNN báo chí
Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, phỏng vấn, bình luận thời sự,
- Tính thông tin, thời sự.
- Tính ngắn gọn.
- Tính sinh động, hấp dẫn
Ngôn ngữ báo chí
PCNN chính luận
-Cương lĩnh, tuyên bố, lời kêu gọi, bình luận, xã luận
- Tính công khai về quan điểm cính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
 - Tính truyền cảm, thuyết phục.
Ngôn ngữ chính luận
PCNN khoa học
-Luận án, luận văn, báo cáo khoa học.
- Giáo trình, giáo khoa.
- Sách phổ biến khoa học kĩ thuật
- Tính trừu tượng, khái quát.
- Tính lí trí, logic
- Tính phi cá thể
Ngôn ngữ khoa học
PCNN hành chính
-Nghị định thông tư, thông cáo, chỉ thị
- Giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ, đơn, khai sinh, văn bản, báo cáo
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ
 Ngôn ngữ hành chính
 b) Kĩ năng trả lời: 
 Đọc kĩ văn bản, dựa vào đặc điểm của các phong cách chức năng ngôn ngữ để trả lời.
 Vd: Chắc rằng bạn  không thể lường trước được bệnh cúm có thể tấn công nhanh và mạnh đến mức nào trong mùa đông. Nó có thể khiến nạn nhân bị bệnh trong nhiều tuần.  Cách tốt nhất để chống lại vi-rút là giữ một cơ thể khỏe mạnh.Việc tập luyện hằng ngày và chế độ ăn uống kèm với thật nhiều hoa quả và rau xanh rất được khuyến khích để hỗ trợ hệ thống miễn dịch nhằm chống lại các vi-rút này xâm nhập vào cơ thể.
                                (Theo "Chương trình tiêm chủng cúm tự nguyện của ACOL")
àPhong cách ngôn ngữ khoa học 
Văn bản đề cập đến những thông tin khoa học phổ cập kiến thức về sức khỏe. Bên cạnh đó văn bản có chứ nhiều thuật ngữ y học: bệnh cúm, vi-rút, chế độ ăn uống, hệ thống miễn dịch...
 3) Nhận biết các biện pháp nghệ thuật. 
 a) Đặc điểm của các biện pháp nghệ thuật:
 - Biện pháp điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp, điệp âm, điệp vần
Ðiệp là biện pháp lặp đi lặp lại có ý thức những từ, ngữ nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.
Biện pháp so sánh:
 Các từ so sánh thường gặp: là, như là, tựa như là, y như, hệt như, giống như, tựa như, bao nhiêu... bấy nhiêu... )
 Hình thức : BPTT so sánh bao giờ cũng công khai phô bày 2 vế :
 + Vế so sánh
 + Vế được so sánh
 - Biện pháp nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,bằng những từ ngữ vốn được gọi hoặc tả con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.
 - Biện pháp ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc cho sự diễn đạt.
 - Biện pháp hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt 
 - Biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh: dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chyển nhằm lảng tránh cảm giác đau buồn, thô tục, thiếu văn hóa.
 - Biện pháp tương phản (đối) : là cách dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập cùng xuất hiện trong một văn cảnh làm rõ được đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
 - Biện pháp liệt kê : là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.
 - Chêm xen : tách bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thông tin thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết.
 b) Kĩ năng trả lời: 
 - Đọc kĩ văn bản, tìm hình ảnh, từ ngữ biểu đạt giá trị nghệ thuật.
 - Gọi tên biện pháp nghệ thuật và liệt kê các hình ảnh biểu đạt các giá trị nghệ thuật.
Vd: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: 
 Những quần đảo long lanh như ngọc dát.
Biện pháp tu từ: so sánh (như dát ngọc) 
 4) Nhận biết thông tin trong văn bản.
 - Từ, ngữ, hình ảnh biểu đạt, nhận định của người tạo lập văn bản.
 - Kĩ năng trả lời: đọc kĩ câu hỏi, đọc văn bản tìm thông tin trả lời.
 Lưu ý: bám sát thông tin văn bản, không được diễn đạt lại từ, ngữ, câu văn.
 Vd: Cuộc sống gian khổ và nguy hiểm của người lính trên đảo được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
 Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời
 Cho biển cả không còn hoang lạnh
 Đứa ở đồng chua
 Đứa vùng đất mặn
 Chia nhau nỗi nhớ nhà
 Hoàng hôn tím ngát xa khơi
 Chia nhau vì vui
 Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát
 Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt
 Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng
 Chúng tôi coi thường gian nan
 Dù đồng đội tôi có người ngã trước miệng cá mập
 Có người bị chôn dùi dưới cơn bão dữ tợn,
 (Trích Hát về một hòn đảo - Trần Đăng Khoa)
Cuộc sống gian khổ và nguy hiểm của người lính trên đảo được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh: trần trụi giữa trời, lều bạt, gian nan, có người ngã trước miệng cá mập, Có người bị chôn dùi dưới cơn bão dữ tợn.
Dạng câu hỏi thông hiểu: 
Hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ.
Biểu đạt về nội dung.
Biểu đạt về hình thức nghệ thuật.
Lưu ý: Khi đề chỉ yêu cầu nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong văn bản, nhưng khi trả lời chúng ta vẫn gọi tên biện pháp tu từ sau đó mới nêu hiệu quả biểu đạt.
 Vd: Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
 Cái hào hiệp ngang tàng của gió
 Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
 	Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
 	Cái giản đơn sâu sắc như đời
 Cách trả lời:
Biện pháp: điệp từ (cái), điệp cú pháp (Cái hào hiệp,)
Hiệu quả:
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú của biển cả (về nội dung).
+ Tạo giọng điệu hào hứng, say mê (về nghệ thuật)
Hiểu được ý của từ, của câu.
Nghĩa sự việc là sự việc, nội dung được đề cập trong từ ngữ, câu.
Nghĩa tình thái là tình cảm, thái độ của người viết thể hiện trong văn bản.
Vd: Hãy xác định nội dung của các dòng thơ sau:
 Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
 Bao kiếp người trong đáy lạnh mù tăm
Nội dung của các dòng thơ:
Thể hiện sự vất vả, hi sinh của con người.
Bộc lộ niềm thương cảm của tác giả.
Hiểu được nội dung, thông điệp của văn bản.
 Đọc kĩ văn bản dựa vào các yếu tố sau để trả lời:
 - Tên văn bản
 - Tiêu đề trong nội bộ văn bản (Câu chủ đề)
 - Hệ thống từ ngữ chủ đề của văn bản (những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản.
Lưu ý : trả lời ngắn gọn, bám sát ý từng đoạn trong văn bản, không ghi lại nhiều thông tin trong văn bản. 
Dạng câu hỏi vận dụng:
Vận dụng kiến thức thực tế để phản biện, lí giải vấn đề đặt ra từ văn bản đọc hiểu 
Lưu ý: bám sát vào câu hỏi kết hớp với kiến thức thực tế của bản thân để phản biện (đúng/sai, đồng tình/không đồng tình), lí giải. Cần lí giải ngắn gọn. 
PHẦN II : LÀM VĂ N
Nghị luận xã hội (đọan văn 200 chữ) :
 I. Về cấu trúc và hình thức : 
 1. Cấu trúc: trình bày bằng một đoạn văn hoàn chỉnh, đủ số chữ theo yêu cầu của đề, gồm ba phần : 
 - Phần mở đoạn 
 - Phần phát triển đoạn.
 - Phần kết đoạn.
 2. Về hình thức đoạn văn : triển khai theo các cách sau :
 a. Đoạn văn diễn dịch: 
 b. Đoạn văn quy nạp:
 c. Đoạn tổng – phân - hợp
 d. Đoạn văn song hành
 e. Đoạn văn móc xích 
 3. Các bước viết đoạn văn nghị luận 200 chữ.
 * Bước 1 : đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần nghị luận.
 * Bước 2 : tìm ý triển khai vấn đề
 + Tìm ý chủ đề.	
 + Tìm ý bổ trợ cho chủ đề 
 * Bước 3 : xác định thao tác lập luận và phương thức biểu đạt.
 * Bước 4 : viết đoạn văn
 *Vd1: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống.
 Ý chủ đề: vai trò của trải nghiệm đối với cuộc sống. Ý bổ trợ: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống. Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống. Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công. Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh... (Bill Gates, Steven Job, Đoàn Nguyên Đức, Đặng Lê Nguyên Vũ,..Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình.
 Vd 2 : viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Không nên dùng roi vọt để đánh trẻ em: 
 Phần mở đoạn (chủ đề): Không nên dùng roi vọt để trừng phạt trẻ em. Phần phát triển đoạn (bổ trợ ý chủ đề) Sở dĩ như vậy vì trẻ em có cơ thể bé nhỏ, yếu đuối, dễ bị tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần. Gần đây có rất nhiều vụ bạo hành trong các trường mầm non bị xã hội lên án dữ dội. Nhưng người Việt có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, đó là cách mà nhiều gia đình vẫn dạy con cái. Tuy nhiên, cách thức đó là kinh nghiệm lạc hậu, phản khoa học. Trẻ có thể sợ hãi người lớn và nghe lời. Nhưng sau khi đã quen bị bạo hành, trẻ sẽ có tâm lý cũng như các hành động cực đoan. Nhiều đứa trẻ từ chỗ là nạn nhân, có xu hướng chống đối gia đình, đi bắt nạt bạn bè hoặc trở thành người đi bạo hành, gây tội ác cho xã hội sau này. Phần kết đoạn (khẳng định lại ý chủ đề). Như vậy, cần phải loại bỏ cách dạy trẻ em bằng roi vọt. Người lớn cần học cách điều chỉnh cảm xúc của mình, thấu hiểu trẻ, giúp trẻ sửa sai, đưa ra các quy tắc đồng thuận, quan tâm và bao dung với trẻ
 4. Triển khai đoạn văn
 a. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
MỞ ĐOẠN 
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Dẫn lại đề
PHÁT TRIỂN ĐOẠN
- Giải thích vấn đề cần nghị luận
- Giải thích từng phần
A là........................... B là...........................
- Giải thích toàn bộ vấn đề cần nghị luận
- Phân tích biểu hiện của vấn đề trên các bình diện
- Bình luận: Đánh giá vấn đề cần nghị luận ở các bình diện để khẳng định vấn đề là: Đúng hoặc sai hoặc vừa có mặt đúng vừa có mặt sai từ đó thể hiện quan điểm: Cổ vũ hoặc phê phán.
KẾT ĐOẠN
- Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động.
 b. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống:
MỞ ĐOẠN
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Dẫn lại đề
PHÁT TRIỂN bnOẠN
- Mô tả hiện tượngbn-Giải thích những cụm từ quan trọng (nếu có)
- Giới thiệu thực trạng của hiện tượng, sự kiện.
- Phân tích biểu hiện của hiện tượng, sự kiện đời sống:
+ Nguyên nhân
+ Kết quả (hậu quả)
-Bình luận: Tác động của hiện tượng, sự kiện đối với bản thân, xã hội. Phê phán những biểu hiện tiêu cực đồng thời cổ vũ, động viên những biểu hiện tích cực của vấn đề
Đề xuất ý kiến (giải pháp).
KẾT ĐOẠN
Liên hệ bản thân: Bbni học nhận thức và hành động.
 c. Dạng đề theo hướng mở đề cập đến những biểu hiện của con người trong đời sống.
 Đối với dạng nghị luận này, cần xem xét vấn đề từ nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi như: Nó là gì? Nó như thế nào? Vì sao lại như thế? Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai? Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)? Điều đó có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân? Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi đó, có thể hình dung một đoạn văn nghị luận dạng này thường được triển khai theo ba bước cơ bản sau:
Giải thích câu trích từ văn bản đọc hiểu: trước tiên cần giải thích nghĩa cụ thể của một số từ ngữ, khái niệm chưa rõ; sau đó giải thích ý nghĩa của cả câu.
Phân tích và chứng minh: phân tích và dẫn ra các ví dụ về những con người và sự việc cụ thể trong cuộc sống, xã hội, lịch sử, để làm sáng tỏ chân lí mà mình đã giải thích ở phần trên.
Bình luận, đánh giá: sau khi giải thích và chứng minh, cần khái quát, khẳng định lại chân lí, mở rộng và nâng cao ý nghĩa của vấn đề để từ đó có thể phê phán những hiện tượng, những biểu hiện đi ngược lại chân lí và liên hệ bản thân để rút ra bài học.
B. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 I. Nội dung kiến thức trọng tâm 
 1. Vợ nhặt –Kim Lân
 a) Tác giả : Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, viết về đề tài nông thôn và người nông dân. 
 b) Tác phẩm : 
 * Nội dung :
 - Tình huống truyện : Tràng “nhặt vợ” trong nạn đói -> Tình huống độc đáo vừa lạ lùng, vừa éo le. 
 + Tình huống lạ lùng: Tràng xấu xí, nghèo nàn, lại là dân ngụ cư vậy mà nhặt được vợ dễ dàng giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyện sống – chết à Làm cho mọi người ngạc nhiên (người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, Tràng)=> sự kiện xảy ra quá bất ngờ, đột ngột.
 + Tình huống éo le:
 • Nhờ nạn đói mà Tràng có được vợ.
 • Chỉ có bốn bát bánh đúc mà người đàn bà theo không một người đàn ông xa lạ.
 • Hạnh phúc diễn ra trong bối cảnh của nạn đói.
 =>Nạn đói khủng khiếp, thân phận con người tầm thườngà Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người.
 - Nhân vật Tràng:
 + Ngoại hình: xấu, thô.
 + Gia cảnh: nhà nghèo, dân ngụ cư, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già. 
 + Tính cách:
 • Tràng là người tốt bụng, cởi mở, nhân hậu:
 Tràng kéo xe thóc à thu nhập thấp, cuộc sống khó nghèo.
 Tràng đãi thị ăn bốn bát bánh đúc à Tràng sẵn lòng chia sẻ với thị dù trong hoàn cảnh khốn cùng.
 Tràng nói đùa với thị: “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” và khi thị đồng ý: lúc đầu “Tràng cũng chợn nghĩ: thóc gạo này  đèo bòng”, nhưng sau một thoáng do dự: “hắn tặc lưỡi một cái:Chậc, kệ!” à Quyết định liều lĩnh xuất phát từ tình thương, sự cưu mang và niềm khát khao tổ ấm gia đình của Tràng.
 • Tràng luôn khát khao hạnh phúc và hướng tới tương lai:
 Khi Tràng đưa thị cùng về:
 Trên đường về: “mặt hắn có một vẻ gì phởn phở khác thường, hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”, “cái mặt cứ vênh lên tự đắc” à niềm vui, sự thích chí của Tràng.
 Về đến nhà: “đứng tây ngây” “thấy sờ sợ”, “chạy ra chạy vào”, “nhìn trộm”à Tràng bối rối vì hạnh phúc đến bất ngờ và lo lắng sợ nó sẽ mất đi. 
 => Khát khao hạnh phúc của Tràng
 Sáng hôm sau:
 Cảm giác: “êm ái, lửng lơ”à Tràng cảm thấy hạnh phúc.
 Tràng nhìn thấy: “xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ” Tràng “cảm động”, “thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn”à Tràng thay đổi và đã trưởng thành.
 Tràng nhận ra: “bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”à Vai trò mới trách nhiệm của người chồng, người cha.
=> Ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc dù đói nghèo.
 Kết thúc tác phẩm: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” à Tràng hướng tới cách mạng, niềm tin mãnh liệt vào sự sống và hi vọng ở tương lai.
 - Nhân vật người vợ nhặt:
 + Là nạn nhân của nạn đói. Cái tên cũng không có, ngoại hình tiều tụy, xác xơ vì đói “hôm nay thị rách quácon mắt”. Tập trung gợi ý vào miếng ăn: “ có ăn gì thì ăn chả ăn giầu”, “ ăn thật nhá” , “thị ngồi sà xuống () cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” à Quá đói, khát khao được ăn để sống .Theo làm vợ Tràng qua một câu nói nửa đùa nửa thật mà không có một nghi thức cưới xin nào à Bỏ qua nhân phẩm, tự trọng để bám víu sự sống.
 + Sâu thẳm trong thị vẫn khao khát một mái ấm gia đình và niềm tin ở tương lai. • Trên đường theo Tràng về nhà thị e thẹn ngượng ngập: “ thị cắp cái thúng connửa mặt”. Khi đi ngang xóm biết mọi người đang dồn mắt nhìn mình “ thị càng ngượng nghịuchân kia” . Khi gặp bà cụ Tứ thị vẫn e thẹn “ cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo”àSự e thẹn, tủi hổ khi rơi vào cảnh trớ trêu. Điều này cho thấy thị là người có lòng tự trọng.
• Khi về đến nhà “ đảo mắt nhìn quanh” thấy gia cảnh của Tràng , thị đã “ nén một tiếng thở dài”.Thế nhưng làm vợ Tràng ,thị đã thay đổi hẳn “ thị hôm nay khác lắm , rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực” à Hạnh phúc gia đình đã đem đến sự thay đổi trong tính cách của thị.
• Thị kể cho cả nhà nghe : “ trên mạn Thái Nguyênchia cho người đói nữa đấy” à Có hiểu biết và có niềm tin vào cách mạng.
=>Ở thị cháy lên một khát vọng sống mãnh liệt giữa những ngày đói khủng khiếp
- Bà cụ Tứ:
 + Bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con, nhân hậu, bao dung 
 • Lúc đầu: ngạc nhiên “đứng sửng lại”, một loạt câu hỏi đặt ra trong đầu” àNgôn ngữ độc thoại nội tâm diễn tả tâm trạng vô cùng ngạc nhiên của bà mẹ. Khi hiểu ra cớ sự “bà lão cúi đầu nín lặng” trong lòng có biết bao nhiêu nỗi niềm:
 • Buồn tủi vì phận nghèo: “Chao ôi! Còn mình thì”. Lo lắng: “Biết rằng chúng nónày không”. Thương cảnh ngộ của người đàn bà “Người ta có gặpmới có được vợ” à Ngôn ngữ độc thoại nội tâm thể hiện sự cảm thông của bà lão đối với thị và xót xa cho con.
 • Bà lão “mừng lòng” chấp nhận nàng dâu mới bằng cả tấm lòng nhân hậu, vị tha.
 + Bà cụ Tứ là một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai
 • Bà động viên con làm tin tưởng vào cuộc sống, hi vọng ở tương lai “ai giàu ba họba đời”.
 • Sáng hôm sau, bà lão “tươi tỉnh hẳn lên” à Vui mừng trước hạnh phúc của con .
 • Bà đãi hai con bữa ăn ngày đói thật thảm hại nhưng nói toàn chuyện vui sướng về sau => Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo gần đất xa trời giàu lòng thương con, giàu tình nhân ái, có một khát vọng sống mãnh liệt. Bà đã thắp sáng niềm tin vào tương lai cho con và dâu của mình.
 * Nghệ thuật: Xây dựng được tình huống độc đáo. Cách kể truyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, nhiều chi tiết đặc sắc. Nhân vật khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế. Giọng văn, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị giàu sức gợi.
 * Dạng đề: 
 Đề 1: Cảm nhận về nhân vật Tràng.
 Đề 2: Cảm nhận về nhân vật bà Cụ Tứ.
 Đề 3: Cảm nhận về nhân vật người đàn bà.
 Đề 4: Từ sau sự kiện “nhặt vợ” của Tràng (truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân), người đọc như được tiếp xúc với một anh Tràng và một người vợ nhặt hoàn toàn khác trước. Cảm nhận của anh (chị) về sự thay đổi ấy của hai nhân vật Tràng và nhân vật vợ nhặt (truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân). Từ đó, đánh giá về tư tưởng nhân đạo của Kim Lân.
 Gợi ý cách làm: 
1. Mở bài:
 Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”, nhân vật gắn với yêu cầu đề
2. Thân bài:
* Sự thay đổi của Tràng: 
- Trước khi nhặt vợ, ta chỉ biết Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, sống với một người mẹ già nua. Càng đáng buồn hơn khi ta thấy Tràng có vẻ không được như người bình thường: có lớn mà chẳng có khôn theo quan niệm của dân gian. Một nhân vật như thế không khỏi gây cho người đọc sự thất vọng. 
- Nhưng từ khi nhặt người đàn bà đói rách về làm vợ, Tràng như đổi khác: cười rất nhiều, có những cảm giác mới mẻ, trỗi dậy tình nghĩa khi đi bên vợ, nhận thấy những nét u buồn và sự thay đổi ở vợ mình, muốn sống cho nên người để lo cho gia đình, hình dung lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đi trên đê như một biểu tượng 
* Sự thay đổi của người vợ nhặt: 
- Trước khi theo Tràng, tình cảnh người đàn bà này rất thê thảm: đói khát ê chề, không có việc gì làm cũng như không biết bám vào đâu để sống; ăn nói thì chao chát, chỏng lỏn, thái độ thì sừng sộ, chẳng kể gì đến thể diện, phẩm giá; gạ ăn một cách trơ trẽn, được mời ăn thì ăn uống rất tham, rất thô. Trước lời bông lơn của một người đàn ông chưa hề quen biết, chị ta lập tức bám theo, liều lĩnh đến mức đáng sợ. 
- Từ khi cất bước theo Tràng, chị ta như trở thành một con người khác. Đi với Tràng mà bước chân có vẻ rón rén, ngượng nghịu, e thẹn, ít lời, ngại ngùng trước ánh mắt tò mò của những người xa lạ. Khi đã ở nhà Tràng, chị càng bối rối, bần thần nghĩ ngợi. Dẫu vẫn còn cảm giác xa lạ, nhưng chị có những lời nói, cử chỉ biểu hiện thiên chức làm vợ; cùng mẹ chồng quét tước, dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, vun đắp cho tổ ấm của mình. 
* Đánh giá tư tưởng nhân đạo của tác giả: 
Qua nhân vật Tràng, nhân vật vợ nhặt, Kim Lân đã thể hiện niềm tin sâu sắc, mạnh mẽ đối với con người. Trong ý thức của ông, những người nghèo khổ có thể bị biến dạng về nhân hình, nhân tính vì đói khát, nhưng không gì tước đoạt được của họ cái chất người quý giá. Nhà văn cũng bộc lộ cái nhìn yêu thương, nhân hậu qua những dòng văn miêu tả vẻ đẹp của tình người và khát vọng hạnh phúc bền bỉ của những kẻ đang đối mặt với tử thần. 
3.Kết bài: đánh giá lại nhân vật.
 2. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.
 a)Tác giả: Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết li nhân sinh, là người mở đường cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
 b) Tác phẩm:
 - Nội dung: 
 * Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: 
 Phát hiện thứ nhất:
 Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc - đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những cảm xúc thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh được rột rửa, thanh lọc.
 Phát hiện thứ hai: Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến một hiện tượng phi thẩm mĩ: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, phi nhân tính: người chồng đánh vợ một cach thô bạo, đứa con thương mẹ mà đánh lại cha. Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ.Làm cho Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu .... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. 
àQua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người , cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi.
* Người đàn bà hàng chài:
 Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. 
Qua những lời giải bày: thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy
 • Bà không hề cam chịu một cách vô lí mà nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là: là vì tình thương vô bờ đối với những đứa con: ... đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làng ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa.... phải sống cho con chứ không thể sống cho mình.....
 • Bà không phải là một người ngờ nghệch mà thực ra là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời: đối với chị, người đàn ông ấy: một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập vợ. Chỉ vì nghèo khổ, tùng quẫn, vì quá nhiều con mà anh trở nên độc dữ àTrong mắt của người đàn bà chồng chị là nạn nhân của hoàn cảnh nên chị nhìn nhận bằng thái độ cảm thông, chia sẻ.
 + Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no..., trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ; Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn....
 è Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
*Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”: nhìn kĩ, người nghệ sĩ thấy “cái màu hồng hồng của ánh nắng sương mai”- Đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật. Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” – Đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời.
 - Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.Tác giả lựa chọn ngôi kể điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
Dạng đề:
Đề 1: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hang chài.
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
 Gợi ý làm đề 1: 
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Nêu vấn đề: Đây là một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới. Tác phẩm thành công trên nhiều phương diện trong đó đáng chú ý là nghệ thuật xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài – một nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
2. Thân bài: 
* Ngoại hình
- Người đàn bà hàng chài có ngoại hình thô kệch, xấu xí (trạc ngoài bốn mươi, mặt rỗ, ), gợi sự liên tưởng cho người đọc về một người đàn bà với cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như tất cả những người người đàn bà ở vùng biển 
* Số phận nhân vật.
– Người đàn bà vùng biển trong truyện ngắn hiện lên qua cái nhìn của Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tình cờ chứng kiến những bi kịch gia đình của chị. Chị không hề có tên. Tác giả chỉ gọi chị là “người đàn bà” một cách phiếm định (một dụng ý nghệ thuật của nhà văn). 
– Chị là một người phụ nữ lao động lam lũ ở làng vạn chài, cả nhà sống lênh đênh trên một chiếc thuyền đánh cá.
– Một người phụ nữ đau khổ – nạn nhân đáng thương của sự lạc hậu đói nghèo, chị thường xuyên bị chồng đánh đập (ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng).
=> Nhân vật người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là hiện thân cho những mảnh đời tăm tối cơ cực vẫn còn tồn tại trong cuộc sống quanh ta.
* Phẩm chất, tính cách
– Sức chịu đựng ghê gớm: cam chịu, nhẫn nhục chịu để chồng đánh một cách bình tĩnh như thực hiện một nghĩa vụ. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình, chấp nhận nó như cuộc sống của người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn vậy.
– Rất tự trọng. Sau khi biết được hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác và người khách lạ (Phùng) chứng kiến, chị thấy “đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Và chị đã khóc.
– Thương chồng: Chị cầu xin vị chánh án đừng bắt mình phải li hôn với gã chồng thường xuyên hành hạ chị: “Con lạy quý toà Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
– Chị là người mẹ thương con:
+ Chị lo sợ thằng Phác sẽ có những hành động nông nổi với bố, chị đã gởi con cho bố ruột mình nuôi. Không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, chị xin với chồng mỗi lần đánh chị thì lên bờ mà đánh khi không có mặt con. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản.
+ Chị nhẫn nhục chịu đựng đòn roi của chồng vì chị nghĩ đến đàn con: “Ông trời sinh ra người đàn như ở trên đất được!”. Hoá ra, chị không thể bỏ chồng vì cuộc sống trên thuyền không thể thiếu một người đàn ông trong những lúc phong ba, bão táp, các con chị phải được nuôi nấng, phải được lớn lên,
– Chị là một người hiểu thấu lẽ đời, tuy ít học mà tỉnh táo và sáng suốt.
+ Cách xưng hô: quý toà – con 
+ Chị đã từ chối và sẵn sàng đánh đổi mọi giá để không phải li hôn. Bởi, cho dù vũ phu, nhưng hắn vẫn là chỗ dựa quan trọng của những người đàn bà hàng chài như chị; còn chị- hạnh phúc lớn nhất của đời chị- cần có bố để nuôi dưỡng chúng. Hơn nữa, trên truyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ. Đó là câu chuyện về cuộc đời bí ẩn và éo le của người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ...
 => Người phụ nữ bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh.
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhà văn đã có dụng ý tạo nên ấn tượng cho người đọc về hình ảnh ngừơi đàn bà bằng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo kết hợp với thủ pháp đối lập giữa ngoại hình và nội tâm, giữa một số phận bất hạnh và tấm lòng nhân hậu, bao dung, thương con hơn tất cả mọi thứ trên đời.
 Ÿ Quang cảnh đám tang: Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước nhố nhăng, lố bịch có đủ, “kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây, kèn ta, vòng hoa, câu đối”; “giai thanh gái lịch” thản nhiên nói chuyện, “bình phẩm; cười tình”. Đỉnh điểm của sự giả dối diễn ra lúc hạ huyệt khi cậu tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài và nhất là “màn kịch siêu hạng” của ông Phán mọc sừng.
 + Nghệ thuật: Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác. Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc. Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, được sử dụng một cách linh hoạt. Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trung nét riêng của từng nhân vật.
 + Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
II. Kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
 1 . Dạng đề:
 - Nghị luận về một giá trị nội dung của tác phẩm.
 Vd : Anh/Chị hãy phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
 - Nghị luận về nhân vật.
 Vd : Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân 
Nghị luận về một tình huống, một chi tiết hay một nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
 Vd : Phân tích tình huống độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Liên hệ, so sánh các nhân vật, các chi tiết, các đoạn văn trong các tác phẩm văn xuôi.
 Vd : Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong Vợ nhăt (Kim Lân) và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
 b. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm văn xuôi
 *Bước 1 : tìm hiểu đề : đọc kĩ đề, xác định đúng vấn đề cần nghị luận (tập trung vào vấn đề cụ thể, không viết lan man vào vấn đề khác).
 * Bước 2 : lập dàn ý (Triển khai vấn đề nghị luận theo đúng cấu trúc của bài văn nghị luận) 
 + Mở bài : giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (quan trọng).
 + Thân bài : triển khai vấn đề nghị luận bằng các luận điểm và luận cứ.
 + Kết bài : đánh giá chung về vấn đề nghị luận. 
 * Bước 3: Triển khai các ý thành các đoạn văn, liên kết ý giữa các đoạn văn thành một bài văn hoàn chỉnh.
 ĐỀ THAM KHẢO
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích: 
 “...Có lần tôi nói dối mẹ
 Hôm sau tưởng phải ăn đòn
 Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
 Ôm tôi hôn lên mái tóc
 - Con ơi trước khi nhắm mắt
 Cha con dặn con suốt đời
 Phải làm một người chân thật
 - Mẹ ơi chân thật là gì?
 Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
 - Con ơi một người chân thật
 Thấy vui muốn cười cứ cười
 Thấy buồn muốn khóc là khóc
 Yêu ai cứ bảo là yêu
 Ghét ai cứ bảo là ghét
 Dù ai ngon ngọt nuông chiều
 Cũng không nói yêu thành ghét
 Dù ai cầm dao dọa giết
 Cũng không nói ghét thành yêu...”
 ( Lời mẹ dặn, Phùng Quán)
 Thực hiện các yêu cầu sau: 
 Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
 Câu 2. Trong đoạn trích, người cha trước khi nhắm mắt đã dặn con điều gì?
 Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
 Dù ai ngon ngọt nuông chiều
 Cũng không nói yêu thành ghét
 Dù ai cầm dao dọa giết
 Cũng không nói ghét thành yêu.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trong trong hai câu thơ: Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống chân thật.
Câu 2 (5.0 điểm)
 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích sau:
 Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
- Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc (2), ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
- Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi.
- Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!
- ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi.
- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...
- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...
- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo?
- Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?
Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr75,76 ).
--------Hết---------
 GỢI Ý LÀM BÀI
I.ĐỌC- HIỂU:
 Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể tự do
 Câu 2: Trong đoạn trích, người cha trước khi nhắm mắt đã dặn con: Suốt đời phải làm một người chân thật.
 Câu 3:	
 - Biện pháp tu từ:
 + điệp cú pháp: Dù ai.Cũng không
 + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: ngon ngọt nuông chiều
- Hiệu quả: 
 + Tạo được sự nhịp nhàng, cân đối cho câu thơ 
 + Nhấn mạnh quan điểm sống chân thật.
 Câu 4: 	
 (Có thể trả lời: đồng tình/ không đồng tình. Lí giải hợp lí thuyết phục).
 Đồng tình, vì đó là quan điểm sống chân thật, mà quan điểm sống chân thật là quan điểm sống đúng đắn, có ý nghĩa,
II. LÀM VĂN:
 Câu 1: ý nghĩa của lối sống chân thật.
 Mở đoạn: Trong xã hội hiện nay, chân thật là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Phát triển đoạn( Giải thích chân thật là gì?) Chân thật là lối sống ngay thẳng, thật thà, không dối trá. (Phân tích, bình luận ý nghĩa của lối sống chân thật) Sống chân thật sẽ có được niềm tin từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người xung quanh( d/c).Sống chân thật sẽ làm cho mối quan hệ giữa người và người tốt đẹp hơn (D/c). (Phản đề) phê phán những người sống chân thật không đúng lúc, đúng nơi, sống giả tạo, nịnh bợ)(d/c). Kết đoạn (Bài học nhận thức – hành động).
Câu 2: 
*Mở bài:
 Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu (Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết li nhân sinh, là người mở đường cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Tác phẩm. Vấn đề cần nghị luận( Người đàn bà hàng chài)
*Thân bài:
- Cảm nhận về người đàn bà trong đoạn trích: 
 + Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh.
 + Tính cách, phẩm chất: cam chịu, giàu đức hi sinh, thấu trải lẽ đời.
- Cảm nhận về nghệ thuật: xây dựng nhân vật.
*Kết bài:
 Đánh giá về cách nhìn cuộc sống và con người của Nguyễn Minh Châu qua nhân vật.
*Một số lưu ý khi làm bài: 
 1. Các câu trả lời cần có câu dẫn.
 2. Phần đọc hiểu cần bám sát vào câu hỏi trả lời. 
 3. Phần nghị luận xã hội cần viết đúng hình thức, cấu trúc, dung lượng, tránh nghĩ gì viết đó, viết tràn lan.
 4. Phần nghị luận văn học: 
 - Mở bài cần nêu vấn đề nghị luận.
 - Thân bài nên xây dựng đoạn theo luận điểm, tránh viết mở bài chỉ có một đoạn, trích dẫn dẫn chứng chính xác.
- Kết bài: chỉ đánh giá vấn đề chứ không lặp lại vấn đề,...

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12.doc