Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN ĐỊA LÍ 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN KIẾN THỨC CƠ BẢN Chủ đề 1: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I) Vai trò và đặc điểm của công nghiệp: 1. Vai trò: - Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. - Cung cấp khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội: sản phẩm tiêu dùng, tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - lỹ thuật cho các ngành kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. - Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. - Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. - Sản xuất ra nhiều sản phẩm mới→ mở rộng thị trường, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập. 2. Đặc điểm a. SX CN bao gồm 2 giai đoạn: + Giai đoạn tác động vào đối tượng lao động + Giai đoạn chế biến nguyên liệu b. SX CN có tính tập trung cao độ: - Tập trung TLSX, nhân công và sản phẩm - Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, tập trung nhiều lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. c. SX CN bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. 3. Phân loại. - Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động: CN khai thác và chế biến. - Dựa vào công dụng kinh tế: CN nặng (A) và CN nhẹ (B). II) Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp: - Vị trí địa lý: lựa chọn địa điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, hình thức tổ chức lãnh thổ. - Nhân tố tự nhiên: quy mô các xí nghiệp, sự phân bố CN. - KT-XH: phân bố CN phù hợp, hợp lí, thúc đẩy hoặc kìm hãm, thuận lợi hoặc cản trở con đường phát triển CN, hình thức tổ chức lãnh thổ. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm công nghiệp? A. Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỷ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Câu 2. Cách phân loại công nghiệp phổ biến nhất hiện nay là dựa vào A. Giá trị kinh tế của sản phẩm. B. trình độ khoa học - kĩ thuật. C. tính chất tác động đến đối tượng lao động. D. trình độ công nghệ. Câu 3. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chia thành 2 nhóm chính là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại. công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. công nghiệp cơ bản và công nghiệp mũi nhọn. Câu 4. Nhân tố nào chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp? A. Đất, rừng, biển. B. Khí hậu, nguồn nước. C. Vị trí địa lí. D. Khoáng sản. Câu 5. Nhân tố nào ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Điều kiện tự nhiên. B. Kinh tế-xã hội. C. Dân cư-lao động. D. Cơ sở vật chất. Câu 6. Nhân tố làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp là A. dân cư và nguồn lao động. B. tiến bộ khoa học – kĩ thuật. C. thị trường. D. đường lối chính sách. Câu 7. Nhân tố nào tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất? A. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. B. Dân cư và nguồn lao động. C. Đường lối chính sách. D. Thị trường. Câu 8. Nhân tố nào quyết định con đường và quá trình phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia? A. Dân cư và nguồn lao động. B. Tiến bộ khoa học – kĩ thuật. C. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. D. Đường lối chính sách. Câu 9. Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở chỗ A. cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến. D. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 10. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là A. nâng cao đời sống dân cư B. cải thiện quản lí sản xuất C. xóa đói giảm nghèo D. công nghiệp hóa nông thôn Câu 11. Qúa trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp gọi là A. hiện đại hóa B. cơ giới hóa C. công nghiệp hóa D. thủy lợi hóa Câu 12. Tính chất hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp là do A. trình độ sản xuất B. đối tượng lao động C. máy móc, công nghiệp D. trình độ lao động Câu 13. Nhân tố có tác dụng lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam là A. vị trí địa lí B. tài nguyên thiên nhiên C. dân cư và nguồn lao động D. cơ sở hạ tầng Câu 14. Để tạo ra sản phẩm cuối cùng, ngành công nghiệp cần A. có sự phối hợp, phân công tỉ mỉ nhiều ngành B. thu hút nhiều nguồn lao động C. nâng cao trình độ sản xuất D. tác động vào đối tượng lao động Câu 15. Công nghiệp được chia làm hai nhóm A và B là dựa vào A. Tính chất và đặc điểm. B. Trình độ phát triển. C. Công dụng kinh tế của sản phẩm. D. Lịch sử phát triển của các ngành. Câu 16. Nhân tố nào sau đây thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển công nghiệp? A. Dân cư – lao động. B. Đường lối công nghiệp hóa. C. Cơ sở hạ tầng. D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Chủ đề 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP. I) Công nghiệp năng lượng: 1. Vai trò: - Là ngành kinh tế cơ bản, quan trọng của một quốc gia. - Là tiền đề cho tiến bộ khoa học - kỹ thuật - Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt. - Nền SX hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định 2. Các ngành CN năng lượng: a. Khai thác than: - Vai trò: + Nhiên liệu cho CN điện, luyện kim + Nguyên liệu cho CN hoá chất, dược phẩm. - Tình hình khai thác: + Trữ lượng khoảng 13.000 tỉ tấn (3/4 là than đá). + Khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm - Phân bố: những nước có trữ lượng lớn: Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc b. Khai thác dầu: - Vai trò: + Nhiên liệu quan trọng “vàng đen” + Nguyên liệu cho CN hoá chất. - Tình hình khai thác: + Trữ lượng ước tính khoảng 400-500 tỉ tấn, chắc chắn: 140 tỉ tấn. + Khai thác khoảng: 3,8 tỉ tấn/năm. - Phân bố: khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, LB Nga.. c. Khai thác điện: - Vai trò: cơ sở để phát triển nền CN hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ KH-KT, nâng cao đời sống văn minh. - Tình hình sản xuất: + Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kwh. + Sản xuất từ nguồn nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời - Phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển: Hoa Kỳ, Trung Quốc, LB Nga II. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ + Là ngành KT mũi nhọn của nhiều quốc gia. + Thước đo trình độ phát triển KT - kĩ thuật của đất nước. - ko chiếm diện tích nhiều,ít gây ô nhiễm môi trường, ko tiêu thụ nhiều nguyên liệunhưng đòi hỏi trình độ lao động cao. + Máy tính + Thiết bị điện tử + Điện tử tiêu dùng + Thiết bị viễn thông. Hoa Kì, Nhật Bản, EU III. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ - Sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân. - Thúc đẩy NN và các ngành CN khác phát triển. - Cung cấp hàng xuất khẩu; giải quyết việc làm. - vốn ít, quay vòng vốn nhanh, cần nhiều lao động, quy trình đơn giản -Các ngành chính: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh - Ngành dệt may là ngành chủ đạo. Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia IV. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ - Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn, uống. - Góp phần thúc đẩy một số ngành phát triển: nông nghiệp, giao thông, vận ải, thương mại, làm tăng giá trị sản phẩm -ít vốn, quay vòng vốn nhanh, cần nhiều lao động, tăng khả năng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. - CN chế biến các sản phẩm từ trồng trọt. - CN chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi. - CN chế biến thuỷ hải sản. Rộng rãi, ở mọi quốc gia. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: (NB) Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. C. Nhà máy chế biến thực phẩm. D. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim Câu 2: (NB) Ngành công nghiệp năng lượng gồm A. khai thác than, khai thác dầu khí, nhiệt điện. B. khai thác than, khai thác dầu khí, thủy điện. C. khai thác than, khai thác dầu khí, điện gió. D. khai thác than, khai thác dầu khí, điện lực. Câu 3: (TH) Các nước và khu vực đứng hàng đầu thế giới về công nghiệp điện tử-tin học là A. Hoa Kì, Nhật Bản, Nam Á. B. Hoa Kì, Nhật Bản, Liên Bang Nga. C. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. D. Hoa Kì, Nhật Bản, Đông Á. Câu 4: (NB) Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân bố ngành khai thác than? A. Gắn với đầu mối giao thông. B. Gắn với vùng nguyên liệu. C. Gắn thị trường tiêu thụ. D. Gắn với đô thị lớn. Câu 5: (NB) Ngành công nghiệp nào sau đây đòi hỏi trình độ lao động cao nhất? A. Khai thác dầu khí. B. Khai thác than. C. Công nghiệp điện tử-tin học. D. Công nghiệp chế biến thực phẩm. Câu 6: (NB) Ngành công nghiệp nào sau đây phân bố chủ yếu ở các nước phát triển? A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. CN khai thác than. C. Công nghiệp điện tử-tin học. D. Công nghiệp chế biến thục phẩm. Câu 7: (NB) Ngành công nghiệp nào sau đây được phân bố rộng rãi ở mọi quốc gia nhất? A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. CN khai thác than. C. Công nghiệp điện tử-tin học. D. Công nghiệp chế biến thực phẩm. Câu 8: (NB) Ngành công nghiệp bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật là A. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. Công nghiệp khai thác than. C. công nghiệp điện tử-tin học. D. công nghiệp chế biến thực phẩm. Câu 9: (NB) Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp thực phẩm? A. Chỉ phân bố tập trung ở một số quốc gia. B. Các nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến. C. Sản phẩm của ngành này rất phong phú. D. Ở nhiều nước đang phát triển, ngành này có vai trò chủ đạo về giá trị. Câu 10: (NB) Ngành công nghiệp dệt – may, da – giày thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào vì A. sản phẩm của ngành này phục vụ ngay cho người lao động. B. ngành này sử dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao. C. ngành này đòi hỏi nhiều lao động có trình độ. D. ngành này đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn sâu. Câu 11: (NB) Ngành công nghiệp nào sau đây sử dụng nguyên liệu từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản nhiều nhất? A. Chế biến dầu khí. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Chế biến thủy sản. D. Công nghiệp thực phẩm. Câu 12: (NB) Chủ yếu để phục vụ nhu cầu ăn, uống hàng ngày của con người là sản phẩm của ngành: A. Điện tử - -tin học. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Nông nghiệp trồng trọt. D. Công nghiệp thực phẩm. Câu 13: (NB) Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước? A. Chế biến dầu khí. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Chế biến nông-lâm-thủy sản. D. Điện lực. Câu 14: (TH) Công nghiệp hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố A. nhiên liệu, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. B. lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. C. thiết bị, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. D. năng lượng, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. Câu 15: Dựa vào bảng số liệu : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2008 Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2008 Sản lượng điện ( %) 100 238 513 852 1 223 1 633 ( Nguồn: SGK Địa lí 10- chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2010) Biểu đồ thích hợp để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thế giới, thời kì 1950 - 2008 là: A. biểu đồ cột B. biểu đồ đường C. biểu đồ tròn D. biểu đồ miền Câu 16: Dựa vào bảng số liệu : SẢN LƯỢNG DẦU MỎ CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2008 Năm 1950 1970 1990 2008 Sản lượng ( triệu tấn) 523 2 336 3 331 4 904 ( Nguồn: SGK Địa lí 10- chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2010) Biểu đồ thích hợp để thể hiện sản lượng dầu mỏ của thế giới thời kì 1950 - 2008 là: A. biểu đồ cột B. biểu đồ đường C. biểu đồ tròn D. biểu đồ miền Câu 17. Nguồn nước là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của những ngành công nghiệp nào? Cơ khí, điện tử- tin học. Luyện kim, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm. Sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, oto. Chế biến thực phẩm, đóng tàu, khai thác và chế biến gỗ, giấy. Câu 18. Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp A. điện tử- tin học. B. sành sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng. C. xenlulo, giấy, hóa chất, phân bón. D. dệt- may, da- giày, chế biến thực phẩm. Câu 19. Ngành công nghiệp nào được xem là quan trọng và cơ bản của mỗi quốc gia, là tiền đề của tiến bộ khoa học – kĩ thuật? A. Công nghiệp điện tử- tin học. B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng C. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp luyện kim. Câu 20. Những nước có trữ lượng than lớn là A. Canađa, Ấn Độ, Philippin B. Trung Quốc, Hoa Kì, LB Nga. C. Braxin, Việt Nam, Trung Quốc. D. Inđonêxia, LB Nga, Braxin. Câu 21. Khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới là A. Trung Đông. B. Đông Nam Á. C. Bắc Mỹ. D. Châu Phi. Câu 22. Ngành công nghiệp nào được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới? A. Công nghiệp luyện kim. B. Công nghiệp điện tử- tin học. C. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp cơ khí. Câu 23. Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử- tin học có thể phân thành mấy nhóm? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 24. Linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch, là sản phẩm nhóm A. máy tính. B. thiết bị điện tử. C. thiết bị viễn thông. D. điện tử tiêu dùng. Câu 25. Quốc gia đứng hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp điện tử- tin học là A. LB Nga, Ấn Độ, Xingapo. B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. C. Braxin, Canađa, Nhật Bản. D. Pháp, Braxin, Ấn Độ. Câu 26. Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Dệt- may. B. Nhựa, sành- sứ- thủy tinh. C. Da – giày. D. Bia, rượu. Câu 27. Công nghiệp dệt- may phát triển có tác dụng thúc đẩy ngành nào phát triển? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp thực phẩm. C. Nông nghiệp. D. Công nghiệp điện tử- tin học. Câu 28. Các quốc gia có ngành dệt- may phát triển là A. Braxin, Canađa, Ai Cập. B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì. C. Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin. D. Campuchia, Việt Nam, LB Nga. Câu 29. Loại than có trữ lượng lớn nhất trên thế giới là A. than nâu. B. than bùn. C. than mỡ. D. than đá. Câu 30. Cho biểu đồ sau: CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI THỜI KÌ 1940 -2000. Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A. than đá có xu hướng giảm. B. củi, gỗ có xu hướng tăng. C. dầu khí có xu hướng tăng . D. Năng lượng nguyên tử, thủy điện tăng mạnh nhất. Câu 31. Đặc điểm kinh tế nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Thời gian xây dựng tương đối ngắn. B. Thời gian quay vòng vốn nhanh. C. Thu hút nhiều lao động. D. Chỉ tập trung ở các nước phát triển. Câu 32. Ý nào không đúng với đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học? A. Ít gây ô nhiễm môi trường. Tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước. Không chiếm diện tích rộng. Yêu cầu nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Chủ đề 3: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP. I) Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp: - Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động. - Đem lại hiệu quả cao về KT – XH và môi trường. - Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ CN. HÌNH THỨC ĐẶC ĐIỂM ĐIỂM CÔNG NGHIỆP - Đồng nhất với một điểm dân cư. - gồm một đến hai xí nghịêp nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu. .Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp KHU CÔNG NGHIỆP - Có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi. - Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao. - Sản phẩm vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu. - Có xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN. TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP - Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi. - Bao gồm: khu công nghiệp, điểm CN và nhiều XN CN có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ. - Có các XN nòng cốt (hạt nhân). - Có Xn bổ trợ và phục vụ. VÙNG CÔNG NGHIỆP Là vùng lãnh thổ rộng lớn. - Gốm nhiểu điểm CN, KCN, TT CN có mối liên hệ về SX và có nét tương đồng trong quá trình hình thành CN. - Có một vài ngành CN chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa. - có các ngành phụ vụ và bổ trợ. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Khu vực có ranh giới rõ ràng, vị trí địa lí thuận lợi, tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao là đặc điểm của hình thức A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 2. Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi là đặc điểm của hình thức A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 3. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa là đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với điểm công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ. Gồm 1- 2 xí nghiệp nằm gần vùng nguyên- nhiên liệu. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp tập trung? A. Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ. Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân). Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng công nghiệp? A. Vùng lãnh thổ rộng lớn. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. Tập trung nhiều xí nghiệp, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa. Câu 7. Ở Việt Nam, trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất về giá trị sản xuất công nghiệp? Biên Hòa. B. Thủ Dầu Một. C. TP.Hồ Chí Minh. D. Vũng Tàu. Câu 8: (TH) Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau: A. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp B. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp C. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp D. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp Câu 9: (TH) Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Vùng công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Điểm công nghiệp. II.PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn? Câu 2: Chứng minh công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội? Câu 3: Vì sao ở nước ta ngành công nghiệp điện lực cần được ưu tiên đi trước một bước? Câu 4: Tại sao ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam lại phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung? Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích sự phân bố các nhà máy nhiệt điện ở nước ta? Câu 6: Theo em, trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp ? Câu 7: Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung ? Câu 8: Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế Quốc dân. Câu 9: Giải thích tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới ? Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thép thế giới, giai đoạn 1970- 2003 Năm 1970 1980 1990 2003 Sản lượng (triệu tấn) 594 682 770 870 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình sản xuất thép trên thế giới, giai đoạn 1970- 2003. b. Nhận xét. Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới, thời kì 1940 – 2000 (Đơn vị: %) Năm 1940 2000 Củi, gỗ 14 5 Than đá 57 20 Dầu khí 26 54 Năng lượng nguyên tử, thủy điện 3 14 Năng lượng mới 0 7 a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới, thời kì 1940- 2000. b. Nhận xét và giải thích. Bài tập 3. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng khai thác than trên thế giới thời kì 1950 - 2003 Năm 1950 1970 1990 2003 Sản lượng (triệu tấn) 1820 2936 3387 5300 Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình khai thác than trên thế giới thời kì 1950 - 2003. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu, hãy rút ra những nhận xét cần thiết. Giải thích. Bài tập 4. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sản xuất điện của Việt Nam năm 2010 (Đơn vị: %) Loại hình Tỷ lệ Nhiệt điện chạy dầu 3,6 Nhiệt điện chạy than 17,9 Nhiệt điện chạy khí đồng hành và tuabin khí 44,5 Thủy điện 27,0 Điện nhập khẩu 5,6 Các loại khác 1,4 Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản xuất điện tại Việt Nam năm 2010. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu, hãy rút ra những nhận xét cần thiết Bài tập 5: Cho bảng số liệu Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 2000 2010 2015 Xuất khẩu 287,6 479,2 769,8 624,8 Nhập khẩu 235,4 379,5 692,4 648,3 Tính cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015. -Hết-
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_10_na.docx