Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa HKI môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2020- 2021

doc 4 trang Mạnh Hào 11/05/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa HKI môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa HKI môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa HKI môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2020- 2021
 UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI
 NĂM HỌC 2020 - 2021
 Môn: NGỮ VĂN 9
PHẦN 1. CẤU TRÚC ĐỀ 
 Đề bài gồm 02 phần với số điểm như sau:
- Phần I : Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm).
- Phần II: Tập làm văn
 + Câu 1: Đoạn văn (2,0 điểm) 
 + Câu 2: Văn tự sự (5,0 điểm)
PHẦN 2. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN
 - Hình thức: tự luận; 
 - Thời gian: 90 phút.
PHẦN 3: GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP
 I. Văn học
 Văn học trung đại
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ;
- Các đoạn trích Truyện Kiều – Nguyễn Du 
 a. Kiến thức cần đạt:
 Phân tích hoặc cảm nhận một số hình ảnh, các chi tiết đặc sắc qua các tác phẩm văn học.
 b. Kĩ năng cần đạt:
 Vận dụng kiến thức để tạo lập một văn bản mới có cùng đề tài, cùng chủ đề và trình bày những suy nghĩ về các giá trị của cuộc sống được đề cập qua các văn bản .
II. Tiếng Việt:
 1. Các phương châm hội thoại.
 2. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
 3. Biện pháp tu từ từ vựng
 a. Kiến thức cần đạt:
 - Hoạt động giao tiếp: các phương châm hội thoại; cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp 
 - Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm nói tránh, nói quá...
 b. Kĩ năng cần đạt:
 - Nhận biết, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ (tu từ ngữ âm, từ vựng, cú pháp) trong đoạn văn.
 - Nhận biết và vận dụng hiệu quả các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp trong hoạt động giao tiếp.
 - Nắm được cách chuyển và chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp. 
III. Tập làm văn
 1. Tạo lập đoạn văn:
 Dựa trên các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 (đã được giới hạn phần văn học), rèn luyện cách viết đoạn văn về một vấn đề có trong tác phẩm
 a. Kiến thức cần đạt:
 - Trình bày suy nghĩ về một vấn đề theo hướng mở, thể hiện thái độ tình cảm của người viết về vấn đề cần trình bày.
b. Kĩ năng cần đạt:
 Biết cách viết đoạn văn theo hướng mở.
2. Tạo lập bài văn 
- Dạng văn tự sự 
- Yêu cầu kết hợp các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm
 a. Kiến thức cần đạt:
	Viết được bài văn kể chuyện có kết hợp các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm
b. Kĩ năng cần đạt:
	- Biết cách viết bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài
.HẾT
UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
 I. Phần đọc hiểu văn bản
- Ngữ liệu: văn bản nhật dụng/ văn bản văn học.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đọan trích/văn bản hoàn chỉnh; tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình.
- Nhận diện phương thức biểu đạt.
-Nhận biết các biện pháp tu từ (tu từ ngữ âm, từ vựng, cú pháp), các phương châm hội thoại
-Hiểu được những thông điệp được thể hiện trong các văn bản.
- Đặt nhan đề và 
giải thích ý nghĩa nhan đề, 
- Hiểu và xác định được các phương châm hội thoại, 
- Nắm được cách chuyển và chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp. 
- 
4 câu,
 tỉ lệ 30%=
 3,0 điểm
II. Phần Tập làm văn
 Câu 1: Viết đoạn văn
*Văn học trung đại:
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Chị em Thúy Kiều
Nắm chắc kĩ năng làm văn để viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về một vấn đề được gợi ra từ các văn bản đã học
1 câu
tỉ lệ 20%=
2,0 điểm
Câu 2: Văn tự sự
 Tạo - Tạo lập một bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm .
1 câu
 tỉ lệ 50%=
 5,0 điểm
Tổng số câu
Tỉ lệ%
Số điểm
2
20%
2,0
2
10%
1,0
1
20%
2,0
1
50%
5,0
5
100%
10,0
* Một số lưu ý: 
 I. Phần đọc hiểu:
 - Đề sử dụng ngữ liệu ngoài SGK ở phần đọc hiểu để học sinh tiếp cận xử lý tình huống và giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 
- Ngữ liệu phải được trích từ những nguồn minh bạch, có độ tin cậy cao;
- Ngữ liệu phải có dung lượng vừa phải;
- Ngữ liệu phải có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục, tính nhân văn.
 II. Phần tập làm văn: Tạo lập một đoạn văn 
- Đối với đoạn văn NLXH khoảng 1 trang giấy thi, thí sinh phải trình bày theo đúng hình thức của một đoạn văn và nội dung thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh. 
- Cấu trúc đoạn văn gồm: mở đoạn- khai triển đoạn - kết thúc đoạn. 
- Thường có câu chủ đề mang nội dung khái quát, ngắn ngọn đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu khai triển đoạn có nhiệm vụ triển khai làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. Câu kết thúc đoạn thường là rút ra ý nghĩa hoặc bài học nhận thức. 
 (HS trình bày đoạn văn, tránh việc trình bày đoạn văn giống như 1 bài văn thu nhỏ)
 .HẾT

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hki_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc.doc