Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa HKI môn Hóa học Lớp 9 năm học 2020- 2021

doc 7 trang Mạnh Hào 09/05/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa HKI môn Hóa học Lớp 9 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa HKI môn Hóa học Lớp 9 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập kiểm tra Giữa HKI môn Hóa học Lớp 9 năm học 2020- 2021
BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - HÓA HỌC 9
Nội dung
kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
- Chỉ ra được đâu là oxit, axit, bazơ, muối.
- Nhận biết được axit, bazơ, muối bằng chất chỉ thị
- Nêu được tính chất chung của oxit: oxit bazơ, oxit axit
- Nêu tính chất hoá học của axit. 
- Nêu tính chất hoá học của bazo.
- Nêu tính chất hoá học của muối
- Phân biệt được các loại hợp chất vô cơ.
- Viết các PTHH về tính chất hoá học oxit, axit, bazơ, muối.
- Giải thích được các hiện tượng xảy ra.
- Dựa vào tính chất có thể viết chuỗi phản ứng theo những chất cho trước.
- Vận dụng tính chất hóa học nhận biết các chất. 
- Vận dụng tính chất hóa học để giải thích các hiện tượng trong đời sống. 
-Dựa vào các dự kiện của bài toán để viết PTHH, tính theo PTHH xác định số mol, khối lượng, nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch 
 - Giải các bài toán có sự kết hợp giữa tính theo PTHH, nồng độ dd sau phản ứng, hiệu suất phản ứng, thành phần trăm các chất ban đầu, khối lựơng kết tủa, xác định công thức của oxit, bazo, muối  mà phải trải qua các bước trung gian và kỹ năng suy luận hoá học, toán học,.
- Các dạng bài toán cho chất dư, phản ứng giữa oxit axit với dung dịch bazo về khả năng tạo muối....
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - HÓA HỌC 9
A/ LÝ THUYẾT:
1/ Tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit, axit, bazơ, muối.
2/ Nhận biết axit sunfuric, muối sunfat.
3/ Quá trình sản xuất axit sunfuric.
4/ Bảng tính tan của axit, bazơ, muối.
B/ BÀI TẬP:
Câu 1: Viết PTHH xảy ra giữa các cặp chất sau:
a) CO2 + NaOH " .
 SO2 + NaOH " .........................................
 CO2 + Ca(OH)2 " .........................................
 SO2 + Ca(OH)2 " .........................................
b) CaO + H2O " .
 SO2 + H2O " .........................................
 K2O + H2O " .........................................
 Na2O + H2O " .........................................
c) Ca(OH)2 + HCl " .
 NaOH + HCl " ..........................................
d) BaCl2 + H2SO4 " .
 PbCl2 + H2SO4 " ..........................................
Câu 2: Hãy hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có):
a) S SO2 SO3 H2SO4 MgSO4
b) S SO2 SO3 H2SO4 ZnSO4
Câu 3: 
a) Có 2 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối sau: K2SO4, KNO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết PTHH.
b) Có 2 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối sau: Na2SO4, NaNO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết PTHH.
Câu 4: Trộn một dung dịch có hòa tan 64g CuSO4 với 400ml dung dịch KOH 2M. Sau phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B.
a) Tính khối lượng kết tủa A.
 b) Tính khối lượng dung dịch HCl 36,5% cần dùng để trung hòa kết tủa A.
Câu 5: Trộn một dung dịch có hòa tan 16g CuSO4 với 100ml dung dịch KOH 2M. Sau phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B.
a) Tính khối lượng kết tủa A.
 b) Tính khối lượng dung dịch HCl 36,5% cần dùng để trung hòa kết tủa A.	
Họ và tên:..
Lớp 9A.
BÀI KIỂM TRA VIẾT SỐ 1 HỌC KỲ I (B)
MÔN: HÓA HỌC 9
Điểm:
Lời phê của giáo viên:
Chữ ký của GV coi kiểm tra:
A/ TRẮC NGHIỆM: (3đ)
I/ Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau : (1,5đ)
Câu 1: SO2 tác dụng được với:
	A-K2O	B-CuO	C-NaOH	D-Cả A và C
Câu 2: Dung dịch axit làm cho quỳ tím chuyển sang màu:
A- Đỏ; 	B- Vàng; 	C- Tím; 	D- Xanh.
Câu 3: CaO tác dụng được với:
	A- Axit; 	B- Nước;	C- Oxit axit; 	D- Cả A, B và C
II/ Hoàn thành các PTHH sau: (1,5đ)
Câu 1: 	Mg + H2SO4 MgSO4 + ...........
Câu 2:	CO2 + CaO .............
Câu 3: 	HCl + ............. FeCl2 + H2O
B/ TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (2đ) Hãy hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có):
S SO2 SO3 H2SO4 ZnSO4
Câu 2: (1đ) Có 3 lọ không nhãn đựng các dung dịch sau: H2SO4, HCl và Na2SO4. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng dung dịch đựng trong mỗi lọ.
Câu 3: (1đ) 
Hòa tan 10g H2SO4 vào 90g nước. Tính C%.
Trong 200ml dung dịch NaOH có chứa 0,2 mol NaOH. Tính CM.
Câu 4: (3đ) Hòa tan hoàn toàn 64g hỗn hợp gồm ZnO và FeO tác dụng vừa hết với 400ml dung dịch HCl 3M.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Tính thành phần trăm về khối lượng của mỗi oxit có trong trong hỗn hợp trên.
Cho biết: Zn = 64, Fe = 56, O = 16
Bài làm:

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hki_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc.doc