Đề cương ôn tập kiểm tra Cuối Học kì II môn Sinh học Lớp 10 năm học 2020- 2021

docx 10 trang Mạnh Hào 24/06/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Cuối Học kì II môn Sinh học Lớp 10 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Cuối Học kì II môn Sinh học Lớp 10 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập kiểm tra Cuối Học kì II môn Sinh học Lớp 10 năm học 2020- 2021
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ SINH-CÔNG NGHỆ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ II 
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: SINH HỌC LỚP 10
I. TRẮC NGHIỆM
Chủ đề: PHÂN BÀO (Bài 18, 19)
BIẾT
Câu 1: Trình tự đúng của quá trình phân chia nhân trong nguyên phân là
A. kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa. 	B. kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối. 
C. kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. 	D. kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối. 
Câu 2: Nguyên phân là hình thức phân bào 
A. có sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể. 	
B. có sự tự nhân đôi của các nhiễm sắc thể. 
C. có sự phân ly của các nhiễm sắc thể. 	
D. mà tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ. 
Câu 3: Nhiễm sắc thể kép là nhiễm sắc thể 
A. gồm hai nhiễm sắc thể đơn giống nhau và tồn tại thành cặp tương đồng. 
B. gồm hai nhiễm sắc thể đơn có nguồn gốc khác nhau, dính nhau ở tâm động. 
C. gồm hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. 
D. gồm hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở đầu mút nhiễm sắc thể. 
Câu 4: Nguồn gốc của hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng là 
A. một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. 
B. cả hai chiếc điều có nguồn gốc từ bố. 
C. cả hai chiếc đều có nguồn gốc từ mẹ. 
D. được sinh ra từ một nhiễm sắc thể ban đầu. 
Câu 5: Nhiễm sắc thể tự nhân đôi dựa trên cơ sở tự nhân đôi của 
A. ADN. 	B. nhân. 
C. ti thể. 	D. tế bào chất. 
Câu 6: Trong quá trình giảm phân, NST đã nhân đôi 
A. 1 lần. 	B. 2 lần. 	C. 3 lần. 	D. 4 lần. 
HIỂU
Câu 7: Nguyên nhân làm cho số lượng nhiễm sắc thể được duy trì ổn định ở các tế bào con trong nguyên phân là do 
A. có sự tự nhân đôi ADN xảy ra hai lần và sự phân ly đồng đều của các nhiễm sắc thể. 
B. có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể. 
C. xảy ra 1 lần phân bào mà sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể cũng xảy ra một lần. 
D. xảy ra sự phân chia của tế bào chất một cách đồng đều cho hai tế bào con. 
Câu 8: Cơ chế tạo thành nhiễm sắc thể đơn từ nhiễm sắc thể kép là 
A. tự nhân đôi. 	B. phân li. 
C. trao đổi chéo. 	D. tái tổ hợp. 
Câu 9: Các tế bào xôma của một sinh vật thông thường 
A. đa dạng về mặt di truyền. 	B. đồng nhất về mặt di truyền. 
C. không có khả nguyên phân. 	D. có khả năng sinh giao tử. 
Câu 10: Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là
A. sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. 
B. sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên. 
C. sự nhân đôi đồng loạt của các bào quan. 
D. sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. 
Câu 11: Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là 
A. kỳ cuối. 	B. kỳ đầu. 
C. kỳ giữa. 	D. kỳ trung gian. 
Câu 12: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? 
A. Tế bào vi khuẩn. 	B. Tế bào thực vật. 
C. Tế bào động vật. 	D. Tế bào nấm.
Câu 13: Loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 
A. tinh tử.	B. tinh trùng. 	C. trứng. 	D. hợp tử. 
Câu 14: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của các cơ chế 
A. nguyên phân. 	B. nguyên phân, giảm phân và phân đôi. 
C. giảm phân và thụ tinh. 	D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 
Câu 15: Các cơ chế di truyền xảy ra với một cặp NST thường như sau:
I. Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân. 
II. Phân li NST trong giảm phân. 
III. Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh. 
IV. Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân. 
V. Trao đổi chéo bắt buộc ở kì đầu trong phân bào. 
Số cơ chế đúng là
A. 4. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 2. 
Câu 16: Qua quá trình giảm phân trải qua hai lần phân bào, từ hai tế bào mẹ tạo ra 
A. 4 tế bào đơn bội. 	B. 2 tế bào lưỡng bội. 
C. 8 tế bào đơn bội. 	D. 4 tế bào lưỡng bội. 
VẬN DỤNG
Câu 17: Có 5 tế bào đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con cuối cùng là 
A. 25. 	B. 160. 	C. 32. 	D. 155. 
Câu 18: Gà có 2n = 78. Vào kỳ trung gian, sau khi nhiễm sắc thể xảy ra tự nhân đôi ở pha S của kỳ trung gian, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là 
A. 78 nhiễm sắc thể đơn. 	B. 78 nhiễm sắc thể kép. 
C. 156 nhiễm sắc thể đơn. 	D. 156 nhiễm sắc thể kép. 
Câu 19: Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 280 nhiễm sắc thể đơn để một số tế bào ở ruồi giấm 2n = 8 nguyên phân với số lần như nhau. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là 
A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 6. 
Câu 20: Từ 3 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra số tế bào trứng là 
A. 3. 	B. 6. 	C. 9. 	D. 12. 
Câu 21: Có 20 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra là 
A. 20. 	B. 10. 	C. 40. 	D. 80.
Câu 22: Có 5 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần sau đó tất cả tế bào tạo ra đều chuyển sang vùng chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là
A. 40. 	B. 128. 	C. 160. 	D. 640. 
Câu 23: Một tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật (2n = 24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. Số lượng tinh trùng là
A. 132. 	B. 64. 	C. 32. 	D. 16. 
Câu 24: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, Có 150 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân I thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái kép? 
A. 1200. 	B. 600. 	C. 2400. 	D. 1000. 
Câu 25: Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa số tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm phân I là 
A. 192. 	B. 1536. 	C. 768. 	D. 384. 
Câu 26: Trong quá trình nguyên phân, NST đã nhân đôi 
A. 1 lần. 	B. 2 lần. 	C. 3 lần. 	D. 4 lần. 
Câu 27: Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là 
A. 64. 	B. 256. 	C. 128. 	D. 512. 
Câu 28: Từ 6 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra số tế bào trứng là 
A. 3. 	B. 6. 	C. 9. 	D. 12. 
Câu 29: Có 5 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra là 
A. 20. 	B. 10. 	C. 40. 	D. 80.
Câu 30: Có 5 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần sau đó tất cả tế bào tạo ra đều chuyển sang vùng chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là
A. 20. 	B. 128. 	C. 160. 	D. 640. 
Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
BIẾT
Câu 1. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu
	A. quang tự dưỡng.	B. quang dị dưỡng.
	C. hoá tự dưỡng.	D. hoá dị dưỡng.
Câu 2. Vi khuẩn tía không chứa S dinh dưỡng theo kiểu
	A. quang tự dưỡng.	B. quang dị dưỡng.
	C. hoá tự dưỡng.	D. hoá dị dưỡng.
Câu 3. Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu	
A. quang tự dưỡng.	B. quang dị dưỡng.
	C. hoá tự dưỡng.	D. hoá dị dưỡng.
Câu 4. Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
	A. ánh sáng và CO2.	B. ánh sáng và chất hữu cơ.
	C. chất vô cơ và CO2.	D. chất hữu cơ.
Câu 5. Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
	A. ánh sáng và CO2.	B. ánh sáng và chất hữu cơ.
	C. chất vô cơ và CO2.	D. chất hữu cơ.
Câu 6. Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
	A. ánh sáng và CO2.	B. ánh sáng và chất hữu cơ.
	C. chất vô cơ và CO2.	D. chất hữu cơ.
Câu 7. Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là
	A. CO2, ánh sáng.	B. chất hữu cơ, ánh sáng.
	C. CO2, hoá học.	D. chất hữu cơ, hoá học.
Câu 8. Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là
	A. CO2, ánh sáng.	B. chất hữu cơ, ánh sáng.
	C. CO2, hoá học.	D. chất hữu cơ, hoá học.
HIỂU
Câu 9. Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của
	A. nấm men rượu.	B. vi khuẩn mì chính.
	C. nấm cúc đen.	D. vi khuẩn lactic.
Câu 10. Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic?
A. Axit glutamic.	B. Pôlisaccarit.
C. Sữa chua.	 	D. Đisaccarit.
VẬN DỤNG
Câu 11. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0); MgSO4(0,2); CaCl2(0,1); NaCl(0,5). Nguồn cacbon của vi sinh vật này là
 	A. chất hữu cơ.	B. chất vô cơ.	C. CO2. 	 D. chất vô cơ và chất hữu cơ.
Câu 12. Trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng vì
A. vi khuẩn lactic biến đường còn sót ở chân răng thành axit lactic ăn mòn chân răng, đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập ăn mòn chân răng.
B. nấm men biến đường còn sót ở chân răng thành rượu ăn mòn chân răng, đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập ăn mòn chân răng.
C. vi khuẩn axêtic biến đường còn sót ở chân răng thành axit axêtic ăn mòn chân răng, đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập ăn mòn chân răng.
D. nấm mốc biến đường còn sót ở chân răng thành rượu ăn mòn chân răng, đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập ăn mòn chân răng.
Chủ đề: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
(Bài 25, 26, 27)
BIẾT
Câu 1. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là
A. sự sinh sản của vi khuẩn.
B. sự tăng lên về kích thước của vi khuẩn của quần thể.
C. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
D. sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể.
Câu 2. Khi nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, người ta thường nói đến
A. sự tăng sinh khối của quần thể.
B. sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
C. sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
D. sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.
Câu 3. Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật là
A. phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.
B. phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.
C. phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.
D. phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.
Câu 4. Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
A. thời gian một thế hệ.	B. thời gian sinh trưởng.
C. thời gian phát triển.	D. thời gian tiềm phát.
Câu 5. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ gồm có các hình thức
A. phân đôi, nảy chồi, bào tử trần. 
B. phân đôi, nảy chồi, bào tử.
C. phân đôi, nảy chồi, tiếp hợp.	
D. phân đôi, nảy chồi, bào tử kín.
Câu 6. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách
A. phân đôi.	B. tiếp hợp.	
C. nảy chồi.	D. hữu tính.
Câu 7. Trong các hình thức sinh sản sau đây thì hình thức sinh sản đơn giản nhất là
A. nguyên phân.	B. phân đôi.	
C. giảm phân.	D. nảy chồi.
Câu 8. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra 4 pha theo trình tự là
 A. pha lũy thừa, pha cân bằng, pha tiềm phát và pha suy vong. 
 B. pha lũy thừa, pha tiềm phát, pha cân bằng và pha suy vong. 
 C. pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong. 
 D. pha cân bằng, pha lũy thừa, pha tiềm phát và pha suy vong.
Câu 9. Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là
A. sinh trưởng và phát triển mạnh.	
B. sinh trưởng và phát triển rất yếu.
C. bắt đầu sinh trưởng và phát triển.	
D. thích nghi dần với môi trường nuôi cấy.
Câu 10. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là
A. số tế bào được sinh ra nhiều hơn số chết đi.	
B. số tế bào chết đi nhiều hơn số được sinh ra.
C. số tế bào được sinh ra bằng với số chết đi.	
D. chỉ có tế bào chết mà không có sinh ra.
Câu 11. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha suy vong là
A. số lượng tế bào sinh ra cân bằng với số lượng chết đi.
B. số tế bào chết đi ít hơn số được sinh ra.
C. số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng chết đi.
D. không có tế bào chết, chỉ có tế bào sinh.
Câu 12. Đa số vi khuẩn sống kí sinh được xếp vào nhóm
A. ưa kiềm.	B. ưa axit.	
C. ưa trung tính.	D. ưa kiềm và axit.
HIỂU
Câu 13. Quần thể vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng đạt cực đại ở pha nào sau đây?
A. Pha suy vong. 	B. Pha tiềm phát. 
C. Pha cân bằng. 	D. Pha lũy thừa.
Câu 14. Ở pha nào sau đây thì quần thể vi sinh vật không tăng về số lượng?
A. Pha suy vong. 	B. Pha tiềm phát. 
C. Pha cân bằng. 	D. Pha lũy thừa.
Câu 15. Phát biểu đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn là
A. có sự hình thành thoi phân bào.	
B. chủ yếu bằng hình thức giảm phân.
C. phổ biến theo lối nguyên phân.	
D. không có sự hình thành thoi phân bào.
Câu 16. Sự sinh trưởng của vi sinh vật thường xét trên cả một quần thể mà không xét riêng từng cá thể, vì
A. vi sinh vật sống theo một tập đoàn.
B. vi sinh vật là những cơ thể đơn bào.
C. vi sinh vật có kích thước tế bào nhỏ bé.
D. vi sinh vật là những cơ thể thuộc tế bào nhân sơ.
VẬN DỤNG
Câu 17. Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Số cá thể E.coli ban đầu là
A. 9.	B. 6.	C. 8.	D. 7.
Câu 18. Một nhóm tế bào E.coli sau 3 giờ tạo ra 9728 tế bào con, số tế bào ban đầu trong nhóm này là
A. 19.	B. 23.	C. 21.	D. 18.
Câu 19. Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu là.
A. 4,5 giờ.	B. 1,5 giờ.	C. 2 giờ.	D. 3 giờ.
Câu 20. Thời gian thế hệ của 1 loài vi khuẩn là 20 phút , từ một tế bào vi khuẩn này đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Thời gian của tế bào trên là 
A. 2 giờ.	B. 60 phút.	C. 40 phút.	D. 100 phút.
Câu 21. Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là 
A. 64.	B. 32.	C. 16.	D. 8.
Câu 22. Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là 
A. 2 giờ.	B. 60 phút.	C. 40 phút.	D. 20 phút.
Câu 23. Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là 
A. 100.	B. 110.	C. 128.	D. 148.
Chủ đề. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
(Bài 29, 30)
Bài 29. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
BIẾT
Câu 1. Hình thức sống của virut là
A. Sống kí sinh không bắt buộc.	B. Sống hoại sinh.
C. Sống cộng sinh.	D. Sống kí sinh bắt buộc.
Câu 2. Cấu tạo nào sau đây đúng với virut?
A. Tế bào có màng, tế bào chất, chưa có nhân.	
B. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân sơ.
C. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân chuẩn.	
D. Có các vỏ capsit chứa bộ gen bên trong.
Câu 3. Virut trần là virut
A. có nhiều lớp vỏ prôtêin bao bọc.	
B. chỉ có lớp vỏ ngoài, không có lớp vỏ trong.
C. có cả lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài.	
D. không có lớp vỏ ngoài.
Câu 4. Lần đầu tiên, virut được phát hiện trên 
A. cây dâu tây.	B. cây cà chua.	
C. cây thuốc lá.	D. cây đậu Hà Lan.
Câu 5. Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?
A. Dạng que, dạng xoắn, dạng hỗn hợp.	
B. Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que.
C. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que. 
D. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng hỗn hợp.
Câu 6. Virut nào sau đây có cấu trúc khối?
A. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá.	B. Virut gây bệnh dại.
C. Virut gây bệnh bại liệt.	D. Thể thực khuẩn.
Câu 7. Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở
A. động vật.	B. người.	C. thực vật.	D. vi sinh vật.
Câu 8. Thể thực khuẩn là virut có cấu trúc
A. xoắn.	B. khối.	C. hỗn hợp.	D. hình que.
Câu 9. Lõi của virut HIV là
A. ADN. B. ARN. C. prôtêin. 	D. ADN và ARN.
HIỂU
Câu 10. Virut nào sau đây có cấu trúc xoắn? 
 A. Virut bại liệt, virut đậu mùa.	B. Virut hecpet, virut đốm thuốc lá.
 C. Virut đốm thuốc lá, virut sởi.	D. Virut sởi, virut đậu mùa.
Câu 11. Trên lớp vỏ ngoài của virut có yếu tố nào sau đây?
A. Bộ gen.	B. Kháng nguyên.	
C. Phân tử ADN.	D. Phân tử ARN.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không có ở virut?
A. Ký sinh nội bào bắt buộc.	
B. Kích thước siêu nhỏ.
C. Hệ gen chứa 1 loại ADN hoặc ARN.	
D. Có khả năng sinh sản độc lập.
Câu 13. Dạng virut đầu có cấu trúc khối, đuôi có cấu trúc trụ xoắn là
A. Virut phagơ.	B. Virut bệnh dại.
C. Virut bại liệt.	D. Virut HIV.
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
BIẾT:
Câu 1. Quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ bao gồm bao nhiêu giai đoạn? 
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 2. Giai đoạn xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào chủ được gọi là 
A. giai đoạn xâm nhập. 
B. giai đoạn sinh tổng hợp. 
C. giai đoạn hấp phụ. 
D. giai đoạn phóng thích. 
Câu 3. Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng là
A. virut bám trên bề mặt của tê bào chủ. 
B. axit nuclêic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ. 
C. thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ. 
D. virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ. 
Câu 4. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở
A. giai đoạn hấp phụ. 
B. giai đoạn xâm nhập. 
C. giai đoạn sinh tổng hợp. 
D. giai đoạn phóng thích. 
Câu 5. Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình xâm nhập vào tế bào chủ của virut là 
A. lắp axit nuclêic vào prôtêin để tạo virut.
B. tổng hợp axit nuclêic cho virut.
C. tổng hợp prôtêin cho virut.
D. giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ. 
Câu 6. Virut được tạo ra và rời khỏi tế bào chủ xảy ra ở 
A. giai đoạn sinh tổng hợp. 
B. giai đoạn phóng thích. 
C. giai đoạn lắp ráp. 
D. giai đoạn xâm nhập. 
Câu 7. Sinh tan là quá trình
A. virut xâm nhập vào tế bào chủ. 
B. virut sinh sản trong tế bào chủ. 
C. virut nhân lên và làm tan tế bào chủ. 
D. virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ. 
HIỂU
Câu 8. Cho các giai đoạn sau: I. Xâm nhập, II. Sinh tổng hợp, III. Lắp ráp, IV. Hấp phụ, V. Phóng thích. Thứ tự đúng khi nói về chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ là
A. I, II, III, IV, V. 	B. I, III, II, IV, V. 
C. IV, I, II, III, V.	D. IV, I, III, II, V.
Câu 9. Hiện tượng virut xâm nhập và gắn bộ gen vào tế bào chủ mà tế bào chủ vẫn sinh trưởng bình thường được gọi là hiện tượng
A. tiềm tan. 	B. hoà tan. 
C. sinh tan. 	D. tan rã. 
Câu 10. Virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người là
A. Thể thực khuẩn. 	B. virut H5N1.
C. virut HIV.	D. virut của E.coli.
Câu 11. Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác, được gọi là
	A. vi sinh vật cộng sinh. 	
	B. vi sinh vật hoại sinh. 
C. vi sinh vật cơ hội. 
D. vi sinh vật tiềm tan. 
Câu 12. Con đường có thể lây truyền HIV là
A. đường máu. 
B. đường hô hấp. 
C. đường lỗ chân lông.
D. đường giao tiếp.
II. TỰ LUẬN
Chủ đề. PHÂN BÀO (Bài 18, 19)
Câu 1. Chu kì tế bào là gì? Hãy nêu đặc điểm các pha trong kì trung gian.
- Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào (gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân).
- Kỳ trung gian gồm 3 pha
 + Pha G1: Tế bào tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng của tế bào.
 + Pha S: ADN và NST nhân đôi ® NST kép.
 + Pha G2: Tổng hợp các yếu tố còn lại cho phân bào.
Câu 2. Kể tên các kì của nguyên phân. NST nhìn rõ nhất ở kì nào của nguyên phân? Tại sao?
- Nguyên phân gồm: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- NST nhìn rõ nhất dưới kính hiển vi vào kì giữa của quá trình nguyên phân vì thời gian này NST đã co xoắn cực đại.
Câu 3. Hãy so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau trong phân chia tế bào chất của tế bào động vật so với tế bào thực vật.
a. Giống nhau
- Xảy ra vào kì cuối.
 - Tế bào mẹ 2n NST tạo được 2 tế bào con 2n NST.
b. Khác nhau
 - Ở động vật phần giữa tế bào thắt lại chia thành 2 tế bào.
 - Ở thực vật hình thành vách ngăn phân chia tế bào thành 2 tế bào mới.
Câu 4. Tại sao trong giảm phân các tế bào con tạo ra có số NST giảm đi phân nữa? Trong giảm phân những kì nào NST ở dạng đơn?
- Giảm phân gồm 2 lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần nên các tế bào con tạo ra có số NST giảm đi phân nữa.
- NST ở dạng đơn khi NST kép tách nhau ở tâm động. Các kì có NST đơn gồm: kì sau II, kì cuối II.
Câu 5. So sánh những điểm khác nhau cơ bản trong nguyên phân và giảm phân. Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân.
a. Điểm khác nhau cơ bản trong nguyên phân và giảm phân
Nguyên phân
Giảm phân
Một lần phân bào.
Không có tiếp hợp trao đổi đoạn NST.
Từ 1 tế bào (2n) tạo 2 tế bào con (2n).
Số NST không thay đổi.
Hai lần phân bào.
Có tiếp hợp trao đổi đoạn NST.
Từ 1 tế bào (2n) tạo 4 tế bào con (n).
Số NST giảm một nữa.
b. Ý nghĩa của giảm phân
Giảm phân làm cơ sở cho sự sinh sản hữu tính.
Tạo nhiều biến dị tổ hợp ở thế hệ con qua hiện tượng trao đổi chéo, phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST. 
Tạo đa dạng di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
=> Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
Chủ đề: DINH DƯỠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Câu 1. Vi sinh vật là gì? Nêu những đặc điểm chung của vi sinh vật.
- VSV là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi.
- Đặc điểm chung của VSV: hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.
Chủ đề: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Câu 1. Nếu số tế bào ban đầu (N0) không phải là 1 mà là 105 tế bào, thì sao 2 giờ số lượng tế bào trong bình (Nt) là bao nhiêu?
Câu 2. Tính thời gian thế hệ (g) của một loài VSV khi biết với 103 tế bào ban đầu thì số tế bào sau 125 phút là 32.103 tế bào.
Câu 3. Một loài VSV có g là ½ giờ và sau 1 khoảng thời gian gấp đôi thời gian thế hệ thì số tế bào tạo ra là 4.104. Tính số tế bào ban đầu.
Công thức cần chú ý
Sinh trưởng ở VSV
Nt=No. 2n
n=t/g

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_10.docx