Đề cương ôn tập kì thi HSG cấp Huyện môn Sinh học Lớp 9 năm học 2020- 2021

doc 4 trang Mạnh Hào 13/05/2024 1440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kì thi HSG cấp Huyện môn Sinh học Lớp 9 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kì thi HSG cấp Huyện môn Sinh học Lớp 9 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập kì thi HSG cấp Huyện môn Sinh học Lớp 9 năm học 2020- 2021
UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC
PHÒNG GD&ĐT
TỔ BỘ MÔN SINH HỌC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC, LỚP 9
Năm học: 2020-2021 
PHẦN 1: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
LÝ THUYẾT:
Phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen.
Ưu điểm Đậu Hà lan - đối tượng nghiên cứu di truyền của Men đen. 
Điều kiện nghiệm đúng; Ý nghĩa của quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập. 
Thể đồng hợp; Thể dị hợp. Các phương pháp tạo ra thể dị hợp.
Giống, dòng thuần chủng. Phương pháp kiểm tra độ thuần chủng.
Sự tồn tại thành từng cặp của nhân tố di truyền và mỗi giao tử chỉ có một nhân tố di truyền.
Lai phân tích và ý nghĩa của phép lai phân tích.
Biến dị tổ hợp và sự phong phú của ở các loài sinh sản hữu tính.
B. BÀI TẬP: 
+Lai một cặp và hai cặp tính trạng:
Số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử.
Số kiểu tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình.
Tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của một phép lai.
Biện luận để tìm kiểu gen của bố, mẹ khi biết kiểu gen của đời con hoặc ngược lại. Tìm kiểu gen của bố, mẹ khi biết kiểu hình của đời con. Tìm kiểu hình của đời con khi bố, mẹ có nhiều kiểu gen khác nhau.
Xác định di truyền phân ly và phân ly độc lập. Các trường hợp biến đổi tỉ lệ của quy luật phân ly độc lập.
CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
LÝ THUYẾT:
Tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài (Phân biệt bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn bội)
Trình bày và giải thích sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
Cấu trúc và chức năng của NST.
Ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì nguyên phân và giảm phân (so sánh điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân).
So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính (điểm giống và khác nhau giữa NST thường và NST giới tính).
Giải thích cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1:1 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm.
Ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết.
B. BÀI TẬP:
Xác định số lần nguyên phân, số tế bào con tạo ra qua nguyên phân, số NST có trong các tế bào con, số NST môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân.
Xác định số NST, số crômatit và số tâm động trong tế bào ở mỗi kì khác nhau trong quá trình nguyên phân và giảm phân.
Tính số tế bào con được tạo ra qua giảm phân và số NST có trong các tế bào con đó.
Tính số hợp tử được tạo thành qua thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của giao tử.
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
A. LÝ THUYẾT: 
Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN. Từ đó so sánh được với ARN. Quá trình nhân đôi của ADN, quá trình tổng hợp ARN.
Cấu tạo và chức năng của Prôtêin đối với cơ thể. Quá trình tổng hợp Prôtêin. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
B. BÀI TẬP:
Bài tập về ADN, mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa gen và Prôtêin
CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
A. LÝ THUYẾT: 
Các dạng của đột biến gen và đột biến NST. Khái quát hóa cơ chế phát sinh thể dị bội, thể đa bội.
So sánh các dạng đột biến gen. Phân biệt các loại biến dị.
Ứng dụng hiểu biết về biến dị vào sản xuất. Vận dụng hiểu biết mối quan hệ giữa Kiểu gen-môi trường và Kiểu hình để nâng cao năng suất cây trồng.
Giải thích vì sao đột biến gen, đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật.
B. BÀI TẬP:
Bài tập xác định các dạng đột biến
CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
LÝ THUYẾT:
Tại sao viêc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn? Nêu tên các phương pháp nghiên cứu di truyền học người .
Phân biệt đồng sinh cùng trứng, đồng sinh khác trứng. Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Phả hệ là gì ? Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu phả hệ. Nêu một số ví dụ về phả hệ để minh họa các ý nghĩa đó. 
Các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền đó.
Ứng dụng Di truyền học trong Y học, trong hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình.
BÀI TẬP:
Lập sơ đồ phả hệ, từ đó xác định kiểu gen của các cá thể, lập sơ đồ lai.
CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
LÝ THUYẾT:
Các công đoạn thiết yếu của công nghệ tế bào, công nghệ gen.
Liên hệ ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ gen trong sản xuất và đời sống
Lai kinh tế ? Ưu thế lai? Vì sao không dùng con lai F1để nhân giống?
Vì sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa.
BÀI TẬP:
Tính tỉ lệ % kiểu gen đồng hợp, % kiểu gen dị hợp ở Fn trong tự thụ phấn.
PHẦN 2: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG:
CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
A. LÝ THUYẾT:
Khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái. 
Phân biệt các nhân tố sinh thái: vô sinh, hữu sinh, con người.
Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (ánh sáng, nhiệt đô, độ ẩm) đến sinh vật.
Đặc điểm của các nhóm sinh vật: ưa sáng, ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt.
Giải thích sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lí và tập tính của sinh vật. 
Nhân tố sinh vật là gì? Đặc điểm mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài. 
B. DẠNG BÀI TẬP:
Vẽ sơ đồ về tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.
Xác định mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường.
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI
LÝ THUYẾT:
Các quần thể sinh vật. Ý nghĩa sinh thái thành phần nhóm tuổi.
Tác động của mật độ quần thể đến nguồn sống của quần thể. 
Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể SV.
Trạng thái cân bằng số lượng của quần thể .
Quần xã sinh vật. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.
Hệ sinh thái. Sự cân bằng sinh thái. 
BÀI TẬP: 
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể.
Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
-------------------

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ki_thi_hsg_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam.doc