Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 10 Chuẩn năm học 2019- 2020

docx 9 trang Mạnh Hào 12/10/2024 410
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 10 Chuẩn năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 10 Chuẩn năm học 2019- 2020

Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 10 Chuẩn năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ QUÝ ĐÔN
TỔ SINH HỌC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
MÔN SINH HỌC LỚP 10
HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2019-2020
Phần I. NỘI DUNG ÔN TẬP:
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Kiến thức trọng tâm
1. Khái niệm sinh trưởng
- Sinh trưởng của quần thể sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
- Thời gian của một thế hệ tế bào (g): được tính từ khi xuất hiện 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng tế bào trong quần thể tăng lên gấp đôi.
2. Nuôi cấy không liên tục
- Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
- nuôi cấy khong liên tục trải qua 4 pha:
a) Pha tiềm phát (pha lag)
- Số lượng tế bào chưa tăng 
- Vi khuẩn đang ở giai đoạn thích ứng với môi trường
- Enzim cảm ứng được hình thành
b) Pha lũy thừa (pha log)
- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi
- Điều kiện môi trường tốt nhất
c) Pha cân bằng
- Số lượng tế bào đạt đến mức cực đại và không đổi theo thời gian:
+ 1 số tế bào bị phân hủy
+ một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia
+ M = 0 và không đổi theo thời gian
d) Pha suy vong
- Số tế bào giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều:
+ Số tế bào bị phân hủy nhiều
+ Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt
+ Chất độc hại tích lũy nhiều
3. Nuôi cấy liên tục
- Khái niệm: môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
- Nguyên tắc:
+ bổ sung liên tục vào môi trường các chất dinh dưỡng
+ lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.
- Mục đích: tránh hiện tượng suy vong của quần thể
- Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu nhận:
+ protein
+ hợp chất có hoạt tính sinh học
+ enzim
+ kháng thể....
II. Câu hỏi tham khảo
1- Em hãy nêu nguyên tắc, mục đích, ý nghĩa, ứng dụng của phương pháp nuôi cấy liên tục?
2- Tại sao trong nuôi cấy liên tục vi sinh vật không cần pha tiềm phát và không xẩy ra hiện tượng suy vong?
3- Tại sao số lượng tế bào trong quần thể lại có sự biến đổi ở mỗi pha?
4- Để thu được sinh khối vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở thời điểm nào? Vì sao?
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Kiến thức trọng tâm
1- Chất hóa học
a. Chất dinh dưỡng
- Các chất hữu cơ như: pr, cacbohydrat, lipit
- Các các nguyên tố khoáng: Zn, Mo, Mn
- Nhân tố sinh trưởng: một số chất hữu rất cần cho sự sinh trưởng và tự chúng không tổng hợp được từ các chất vô cơ: một số a.min, vitamin
- Vi sinh vật khuyết dưỡng: không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
- Vi sinh vật nguyên dưỡng: vi sinh vật tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
b. Chất ức chế sinh trưởng
- Là những chất làm cho vi sinh vật không sinh trưởng hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng.
Lưu ý: Chất kháng sinh có tính chọn lọc. Các chất sát trùng không có tính chọn lọc.
2. Các yếu tố lí học
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ cao làm biến tính protein
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành:
+ vi sinh vật ưa lạnh: nhiệt độ giảm không làm phá vỡ màng do duy trì trạng thái bán lỏng
+ vi sinh vật ưa ấm: 20oC – 450C: chiếm đa số 
+ vi sinh vật ưa nhiệt: > 500C – 650C: ủ rác, suối nước nóng
+ vi sinh vật ưa siêu nhiệt: >950C: vi khuẩn cố ở suối nước nóng.
b. Độ ẩm
- Do hàm lượng nước trong môi trường quyết định.
- Hàm lượng nước cao, độ ẩm cao => môi trường thuận lợi cho đại đa số vi sinh vật hoạt động tốt.
c. pH
- Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim
- Chia thành 3 nhóm:
+ ưa axit: sữa chua
+ ưa kiềm: trong sản xuất xà phòng
+ ưa trung tính: đại đa số. 
d. Ánh sáng
- Tùy vào độ dài bước sóng của tia sáng mà mỗi vi sinh vật có nhu cầu khác nhau.
e. Áp suất thẩm thấu
- Do sự chênh lệch nồng độ các chất giữa 2 bên màng tế bào -> làm gây co tế bào trong môi trường ưu trương -> mất nước -> không phân chia được.
II. Câu hỏi tham khảo
1. Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ: E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?
2. Xà phòng rửa tay có phải là chất diệt khuẩn không? Vì sao?
3.Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
4. Dưa, cà, rau cải... để tươi so với đem muối, trường hợp nào bảo quản được lâu hơn? Vì sao?
5. Để bảo quản nông, thủy sản, sau khi thu hoạch xong thường làm gì? Vì sao?
6. Khi phơi quần áo, ngoài tác dụng làm khô thì còn có tác dụng nào khác?
7. Để bảo quản cá đánh bắt xa bờ, người ta thường rắc vi khuẩn lactic vào cá. Giải thích?
8. Vì sao sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
9. Quả cà chua và quả ổi để trong cùng một điều kiện, quả nào dễ bị thối hỏng hơn? Tại sao?
BÀI 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I. Kiến thức trọng tâm
1. Khái quát chung về virut
- Khái niệm: là thực thể chưa có cấu tạo tế bào.
- Đặc điểm: 
+ kích thước siêu nhỏ.
+ cấu tạo đơn giản.
+ kí sinh nội bào bắt buộc.
Phân loại:
+ Dựa vào lõi: AND hoặc ARN.
+ Dựa vào cấu trúc vỏ protein (vỏ capsit): xoắn, khối và hỗn hợp.
+ Dựa vào có hay không có vỏ ngoài: virut trần và virut có vỏ ngoài.
2. Cấu tạo
Thành phần
Cấu tạo 
Chức năng
Tên gọi chung
Lõi
A.nuclêic (ADN hoặc ARN) chuỗi đơn hoặc kép.
Là bộ gen của virut, giữ chức năng di truyền.
Virut trần
Virut có vỏ ngoài
Vỏ capsit
Lớp pr gồm nhiều đơn vị cấu tạo là capsôme
Bảo vệ a.nuclêic.
Vỏ ngoài
Lớp kép lipit và pr, trên bề mặt có gai là glicôprôtein
Gai làm nhiệm vụ kháng nguyên, giúp virut bám vào bề mặt tế bào chủ.
II. Câu hỏi tham khảo
1- Theo em, có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không? Tại sao?
2- Có ý kiến cho rằng: virut là thể vô sinh, theo em ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao?
3- Tại sao chưa có thuốc đặc trị các bệnh do virut gây ra?
BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I. Kiến thức trọng tâm
Các giai đoạn nhân lên của virut
1. Sự hấp phụ
- Virut gắn thụ thể đặc hiệu của mình lên thụ thể nằm trên màng sinh chất của tế bào.
2. Xâm nhập
- Đối với phagơ: tiết enzim lizozim phá hủy thành tế bào chủ, sau đó tuồn lõi axit nucleic vào, còn vỏ để bên ngoài.
- Đối với virut động vật: 
+ đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào.
+ “cởi vỏ” để giải phóng a.nuclêic.
3. Sinh tổng hợp
- Sử dụng ezim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp a.nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
4. Lắp ráp
- Lắp a.nuclêic vào prôtêin để tạo virut hoàn chỉnh.
5. Phóng thích
Phá vỡ tế bào và chui ồ ạt ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên màng sinh chất và chui từ từ ra ngoài.
II. Câu hỏi tham khảo
1-Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể nhiễm vào một loại tế bào nhất định? Sự bám đặc hiệu của virut lên bề mặt tế bào cho ta biết điều gì?
2- Tại sao một số vật nuôi khi bị nhiễm virut thì bệnh tiến triển rất nhanh và dẫn đến tử vong?
3- Nhờ vào đâu mà virut có thể phá vỡ tế bào để chui ra ngoài ồ ạt? Tại sao chu trình này gọi là chu trình tan?
Phần II. TRẮC NGHIỆM ( 50 câu )
Câu 1: Trong nuôi cấy liên tục, biểu hiện của vi sinh vật ở pha log là
A. hình thành enzim cảm ứng.
B. số lượng tế bào sống giảm nhanh nhất.
C. chất độc hại tích lũy nhiều nhất.
D. số lượng tế bào sống tăng nhanh nhất.
Câu 2 Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật.
B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật.
C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được.
D. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.
Câu 3: Vi khuẩn lactic thuộc nhóm vi sinh vật
A. ưa lạnh.	B. ưa axit.	C. ưa kiềm.	D. ưa pH trung tính.
Câu 4: Nuôi cấy liên tục khác nuôi cấy không liên tục ở chỗ?
A. Nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha cân bằng.
B. Nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha suy vong.
C. Nuôi cấy liên tục không có pha cân bằng.
D. Nuôi cấy liên tục không có pha lũy thừa.
Câu 5: Trong môi trường cấy được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 6: Đặc điểm của vi sinh vật ưa nóng là
A. Rất dễ chết khi môi trường gia tăng nhiệt độ.
B. Các enzim của chúng dễ mất hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao.
C. Prôtêin của chúng được tổng hợp mạnh ở nhiệt độ ấm.
D. Enzim và prôtêin của chúng thích ứng với nhiệt độ cao.
Câu 7: Việc sử dụng yếu tố vật lý nhằm mục đích
A. sản xuất chế phẩm sinh học nhờ vi sinh vật.	
B. tiêu diệt vi sinh vật.
C. kiểm soát vi sinh vật.
D. kích thích sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 8: Đặc điểm " vi khuẩn thích nghi với môi trường " là ở pha nào?
A. Pha lũy thừa (pha log).	B. Pha tiềm phát (pha lag).
C. Pha cân bằng.	D. Pha suy vong.
Câu 9: Đặc điểm " Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi " là ở pha nào?
A. Pha lũy thừa (pha log).	B. Pha tiềm phát (pha lag).
C. Pha cân bằng. D. Pha suy vong.
Câu 10: Vi khuẩn E.Coli, ký sinh trong hệ tiêu hoá của người, chúng thuộc nhóm vi sinh vật
A. ưa ấm. B. ưa nhiệt. C. ưa lạnh. D. ưa kiềm.
Câu 11: Các hợp chất nào sau đây không được dùng để diệt khuẩn trong bệnh viện
A. kháng sinh. B. cồn. C. iốt.	 D. các hợp chất kim loại nặng.
Câu 12: Trong quá trình muối dưa có những hiện tượng xảy ra là:
(1) hiện tượng co nguyên sinh.
(2) chất dinh dưỡng từ trong rau quả khuếch tán ra ngoài.
(3) độ pH tăng.
(4) độ pH giảm.
A. (1), (2) và (4).	B. (1), (2) và (3).
C. (2), (3) và (4).	D. (1), (3) và (4).
Câu 13: Hệ thống ống tiêu hóa của người là hệ thống nuôi cấy liên tục do
A. các vi sinh vật không ngừng tăng số lượng.
B. không tạo ra các chất độc hại cho đời sống các vi sinh vật.
C. chất dinh dưỡng thường được cung cấp và chất thải được loại bỏ.
D. môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật sinh trưởng.
Câu 14: Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì
A. nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B. nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
C. trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
Câu 15: Yếu tố vật lý ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả là
A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. độ pH.
Câu 16: Virut là:
A. Thực thể chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ.
B. Có lớp vỏ bọc để bảo vệ lõi được cấu tạo là glicoprotein.
C. Phần lõi chứa hệ gen là ADN và ARN.
D. Sinh sống tự do hoặc kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 17: Hình thức sống của virut là:
A. kí sinh nội bào bắt buộc. B. hoại sinh. C. cộng sinh. D. kí sinh bắt buộc. 
Câu 18: Cấu tạo của virut gồm 2 thành phần cơ bản là:
A. vỏ là protein, lõi là axit nucleic. 	B. vỏ là licoprotein, lõi là axit nucleic.
C. vỏ là axit nucleic, lõi là protein.	D. vỏ là lipit, lõi là nucleotit.
Câu 19: Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình xâm nhập vào tế bào chủ của virut là: 
A. Lắp axit nuclêic vào prôtêin để tạo virut.	
B. Tổng hợp axit nuclêic cho virut.
C. Tổng hợp prôtêin cho virut.	
D. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ. 
Câu 20:Virut được tạo ra, rời khỏi tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn phóng thích. 	B. Giai đoạn tổng hợp. 
C. Giai đoạn lắp ráp. 	D. Giai đoạn xâm nhập. 
Câu 21:Virut bám được vào tế bào chủ nhờ gai glycôprôtein của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào chủ. Đây là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virut?
A. Giai đoạn hấp phụ.	B. Giai đoạn lắp ráp.
C. Giai đoạn xâm nhập. 	 D. Giai đoạn phóng thích.
Câu 22:Các giai đoạn nhân lên của phagơ?
A. Hấp phụ→ xâm nhập → sinh tổng hợp→ lắp ráp→ phóng thích.
B. Xâm nhập→ hấp phụ → sinh tổng hợp→ phóng thích→ láp ráp.
C. Sinh tổng hợp → phóng thích→ lắp ráp→ xâm nhập→ hấp phụ.
D. Hấp phụ→ sinh tổng hợp→ phóng thích→ xâm nhập→ lắp ráp.
Câu 23: “Phagơ tiết enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài”. Là giai đoạn nào của chu trình nhân lên của virut?
A. Xâm nhập.	B. Hấp phụ.	C. Sinh tổng hợp.	D. Lắp ráp.
Câu 24: Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào chủ?
A. Giai đoạn hấp phụ.	B. Giai đoạn sinh tổng hợp.	
C. Giai đoạn xâm nhập.	D. Giai đoạn phóng thích. 
Câu 25: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn tổng hợp.	B. Giai đoạn xâm nhập. 
C. Giai đoạn hấp phụ. 	D. Giai đoạn phóng thích. 
Câu 26: Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn nào?
A. Hấp phụ.	B. Xâm nhập.	C. Tổng hợp.	D. Lắp ráp.
Câu 27: Sự hình thành axit nucleic và các thành phần của phagơ được thực hiện ở giai đoạn:
A. tổng hợp.	B. xâm nhập	C. hấp phụ.	D. lắp ráp
Câu 28: Khi nói về virut, có bao nhiêu ý sau đây đúng?
(1) Thực thể chưa có cấu tạo tế bào.
(2) Có kích thức siêu nhỏ, đo bằng nanômet.
(3) Cấu tạo bao gồm ADN và ARN.
(4) Kí sinh nội bào bắt buộc.
A. 3.	 	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 29: Khi nói về virut, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.	B. Kích thước siêu nhỏ, đo bằng nanômet.
C. Cấu tạo đơn giản, chỉ 1 loại axit nucleic.	D. Kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 30: Virut là:
(1) Thực thể chưa có cấu tạo tế bào.
(2) Kích thước siêu nhỏ, đo bằng nanômet.
(3) Sống kí sinh ở trên cơ thể động vật, thực vật và vi sinh vật.
(4) Cấu tạo đơn giản, có vỏ là protein, lõi gồm một loại axit nucleic.
Đáp án đúng:
A. (1), (2) và (4)	B. (2), (3) và (4)	
C. (1), (2) và (3)	D. (1), (3) và (4)
Câu 31: Điều sau đây đúng khi nói về virut là:
(1) là dạng sống đơn giản nhất. 
(2) dạng sống không có cấu tạo tế bào. 
(3) cấu tạo từ hai thành phần cơ bản là prôtêin và một loại axit nuclêic.
(4) sống tự do hoặc kí sinh nội bào.
Đáp án đúng:
A. (1), (2) và (3)	B. (2), (3) và (4)	
C. (1), (2) và (4)	D. (1), (3) và (4)
Câu 32: Khi nói về virut, có bao nhiêu ý sau đây đúng?
(1) Cơ thể chưa có cấu tạo tế bào.
(2) Có kích thức siêu nhỏ, chỉ quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
(3) Cấu tạo bao gồm ADN và ARN.
(4) Kí sinh nội bào bắt buộc.
A. 2.	 	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu 33: Cấu tạo của virut gồm 2 thành phần cơ bản là:
A. lõi là một trong 2 loại axit nucleic và vỏ protein.
B. vỏ ngoài là glicoprotein và vỏ trong là protein.
C. tế bào chất và nhân là một trong 2 loại axit nucleic.
D. lõi là một trong 4 loại nucleotit và vỏ protein .
Câu 34: Cấu tạo virut gồm những thành phần cơ bản sau:
(1) lipit.	(2) axit nucleic.	(3) protein.	(4) nucleotit.
Câu đúng là: 
A. (2), (3)	B. (1), (2)	C. (3), (4)	D. (1), (4)
Câu 35: Dựa vào hình thái ngoài, virut chia thành các dạng cấu trúc nào?
(1) Xoắn.	(2) Khối.	(3) Que.	(4) Hỗn hợp.
A. (1), (2) và (4). 	 B. (2), (3) và (4).	
C. (1), (2) và (3).	D. (1), (3) và (4).
Câu 36: Có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về virut?
(1) Cơ thể có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào bậc thấp.
(2) Sống kí sinh ở trên cơ thể động vật, thực vật và vi sinh vật.
(3) Cấu tạo đơn giản, có vỏ là protein, lõi gồm một loại axit nucleic.
(4) Kích thước siêu nhỏ, đo bằng nanômet.
A. 2	B. 3	C. 1	D. 4 
Câu 37: Đặc điểm nào của virut khác với cơ thể sống khác?
(1) Kí sinh nội bào bắt buộc.
(2) Cơ thể có cấu tạo đơn bào nhân sơ.
(3) Trong tế bào vật chủ hoạt động như một cơ thể sống.
(4) Ngoài tế bào vật chủ chúng lại như một thể vô sinh.
A. (1), (3) và (4)	B. (2), (3) và (4)	
C. (1), (2) và (4)	D. (1), (2) và (3)
Câu 38: Đặc điểm nào của virut khác với cơ thể sống khác?
(1) Kí sinh nội bào bắt buộc.
(2) Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
(3) Cấu tạo đơn giản, có vỏ là protein.
(4) Phần lõi chứa ADN và ARN.
A. (1), (2) và (3)	B. (2), (3) và (4)	
C. (1), (2) và (4)	D. (1), (3) và (4)
Câu 39: Bao nhiêu ý sai khi nói về virut?
(1) Cơ thể có cấu tạo tế bào đơn giản.
(2) Có kích thức siêu nhỏ, chỉ quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
(3) Cấu tạo phần lõi là ADN hoặc ARN.
(4) Cấu tạo phần vỏ là protein.
A. 1.	 	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 40: Điều nào sau đây là đúng với sự sinh tổng hợp của virut?
Virut sử dụng enzim của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình.
Virut sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình.
Virut sử dụng nguyên liệu của mình để nhân lên trong tế bào chủ.
Một số virut có enzim riêng tham gia vào quá trình nhân lên của mình.
A. (1), (2), (4)	B. (1), (3), (4)	C. (2), (3), (4)	D. (1), (2), (3)
Câu 41: Người ta dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản đối với virut vì:
(1) virut không phải là sinh vật.
(2) virut chưa có cấu tạo tế bào.
(3) chưa có thuốc đặc trị bệnh do virut gây ra.
(4) virut chỉ nhân lên trong tế bào chủ.
Đáp án đúng là:
A. (1), (2), (4)	B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4)	D. (1), (2), (3)
Câu 42: Nếu trộn axit nucleic của virut chủng B với một nửa vỏ protein của vi rut chủng A và một nửa vỏ protein của vi rut chủng B thì chủng lai sẽ có dạng:
A. giống chủng B.	B. giống chủng A.
C. vỏ giống A và B, lõi giống B.	D. vỏ giống A, lõi giống B.
Câu 43: Thuật ngữ nucleocapsit là để chỉ:
A. phức hợp gồm axit nucleic và vỏ capsit.	B. đơn vị protein cấu tạo nên vỏ capsit.
C. các gai được cấu tạo từ glicoprotein.	D. phức hợp gồm axit nucleic và capsome.
Câu 44: Virut trần là virut:
A. không có lớp vỏ ngoài.	B. không có gai glicoprotein.
C. có nhiều lớp vỏ protein bao bọc.	D. có lớp vỏ trong và cả lớp vỏ ngoài.
Câu 45: Dựa vào đâu để phân loại virut thành 2 nhóm lớn là virut ADN và virut ARN?
A. axit nucleic.	B. cấu trúc vỏ capsit.
C. kí sinh vật chủ.	D. có hay không có lớp vỏ ngoài.
Câu 46: Thành phần cấu tạo vỏ ngoài của virut là:
A. lớp lipit kép và protein.	B. protein và glicoprotein.
C. lipit và glicoprotein.	D. protein và axit nucleic.
Câu 47: Trên lớp vỏ ngoài của virut có yếu tố nào sau đây?
A. Kháng nguyên.	B. Bộ gen.	C. Phân tử ADN.	D. Phân tử ARN.
Câu 48: Hình thức sống của virut là:
A. kí sinh nội bào bắt buộc. 	B. hoại sinh.	C. cộng sinh. 	D. kí sinh bắt buộc.
Câu 49: Thuật ngữ capsit là để chỉ:
A. lớp vỏ cấu tạo bằng protein.	B. lớp vỏ ngoài cấu tạo bởi lớp lipit kép và protein.
C. lớp vỏ ngoài cấu tạo từ glicoprotein.	D. phức hợp gồm axit nucleic và capsome.
Câu 50: Virut là:
A. Thực thể chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ.
B. Có lớp vỏ bọc để bảo vệ lõi được cấu tạo là glicoprotein.
C. Phần lõi chứa hệ gen là ADN và ARN.
D. Sinh sống tự do hoặc kí sinh nội bào bắt buộc.
--- Hết ---

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2019_2.docx