Đề cương ôn tập Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 10 năm học 2019- 2020 trường THPT Tôn Thất Tùng
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 10 năm học 2019- 2020 trường THPT Tôn Thất Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 10 năm học 2019- 2020 trường THPT Tôn Thất Tùng

SỞ GD & ĐT – TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG MÔN NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO NĂM HỌC 2019-2020 I/ ĐỌC – HIỂU : 1/ Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ/ điệp ngữ/ điệp cấu trúc, chơi chữ, phép đối, nói giảm/ nói tránh , nói quá/phóng đại/khoa trương/cường điệu, tương phản / đối lập, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, liệt kê, chêm xen. 2/ Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, thuyết minh, nghị luận. 3/ Thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận, chứng minh 4/ Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật. 5/ Thể thơ: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú Đường luật, tứ tuyệt, ngũ ngôn, thơ tự do 6/ Xác định câu chủ đề, nội dung chính của văn bản 7/ Viết đoạn văn( khoảng 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ (cảm nhận) về một vấn đề II/ TẬP LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1/ ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – NGUYỄN TRÃI Học sinh ôn tập hai nội dung trọng tâm sau: * Đoạn một: luận đề chính nghĩa. * Đoạn hai: vạch rõ tội ác kẻ thù. a/ Tác giả : - Tác giả: Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV ông là nhà quân sự đại tài, một nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. Dù cuộc đời gánh chịu nhiều oan khuất nhưng ông vẫn để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, có giá trị nhiều mặt. b. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: sau khi quân ta đánh tan giặc Minh xâm lược, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô để tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh và tuyên bố kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình. - Đại cáo bình Ngô được xem là áng thiên cổ hùng văn được viết theo thể văn đại cáo – thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp mang ý nghĩa trọng đại. Cáo là thể văn hùng biện nên yêu cầu lời lẽ phải đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. - Đại cáo bình Ngô có bố cục chia làm 4 phần: nêu luận đề chính nghĩa, vạch rõ tội ác kẻ thù, kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa, tuyên bố kết thúc chiến tranh và khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. Trong đó, ở phần một của tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu luận đề chính nghĩa làm cơ sở, tiền đề về lí luận để triển khai các phần tiếp theo ( ở phần hai tác giả vạch rõ tội ác của giặc Minh xâm lược). c/ Nội dung : *Đoạn 1 : Luận đề chính nghĩa được khẳng định qua tư tưởng về nhân nghĩa ( 3 câu đầu) Từng nghe Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo - Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược + Nho giáo : nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, chỉ đức của người quân tử ( nhân, nghĩa, lễ, trí , tín) + Nguyễn Trãi : nhân nghĩa : yêu nước, thương dân đánh đuổi bọn ngoại xâm bạo tàn. → Tác giả đã cụ thể hóa khái niệm nhân nghĩa thể hiện sự mới mẻ và tiến bộ → Lập luận chặt chẽ rõ ràng, đối chuẩn và giọng văn hùng hồn - Khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời + Cương vực lãnh thổ : núi sông, bờ cõi đã chia + Phong tục tập quán: Bắc – Nam cũng khác. + Nền văn hiến lâu đời : truyền thống văn hóa và nhân tài + Các triều đại : Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập + Hào kiệt đời nào cũng có → Hội tụ điều kiện thành 1 nước độc lập. Quan niệm hoàn chỉnh về đất nước, khẳng định vị thế dân tộc → Cách viết sóng đôi, liệt kê, giọng văn đầy tự hào khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ta -Phần sau: kết luận theo luật nhân quả: chính nghĩa sẽ chiến thắng, nhân nghĩa nhất định tiêu vong. + Dẫn chứng từ lịch sử vẻ vang của dân tộc và sự thất bại của quân giặc bao đời nay: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết ( tướng nhà Tống) tiêu vong ( thất bại dưới tay của Lí Thường Kiệt) + Toa Đô, Ô Mã ( tướng nhà Nguyên) bị bắt sống , bị giết tươi. -Phương thức lập luận: nhân - quả: sử dụng lối quy nạp: đi từ tiền đề lí luận dẫn đến kết cục từ bằng chứng hùng hồn, xác thực, điển hình. * Đoạn 2: Vạch rõ tội ác của kẻ thù: - Vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh : nhân - thừa cơ → âm mưu thôn tính từ lâu, bọn chúng giả dối giương cờ “ nhân nghĩa” nhưng thực chất là cướp nước ta - Chủ trương cai trị thâm độc và gây ra những tội ác tày trời: + Bóc lột: nộp thuế khóa – phu phen - dâng nạp của cải quý + Diệt sản xuất : nghề sản xuất truyền thống của dân tộc (tan tác cả nghề canh cửi ) + Tiêu diệt sự sống con người – hủy hoại môi trường sống + Khủng bố tàn sát dã man: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ (dân đen, con đỏ: chỉ người dân vô tội, người lao động ) → hai hình tượng vừa cụ thể vừa khái quát nó tố cáo tội ác dã man của giặc -Tổng kết tội ác của giặc Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Nhơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi → Tội ác chúng gây ra quá nhiều, quá man rợ không thể xóa không tể rửa sạch. Lời văn gan ruột, đanh thép, chứng cứ thuyết phục - Thái độ căm thù của tác giả khi xem giặc là bầy dã thú không phải là con người: thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán - Lên án tội ác của chúng trời không thể dung tha, thần và người không chấp nhận → Giọng văn đanh thép, thống thiết uất hận đứng trên lập trường nhân bản, trên quyền sống của con người. Lời tố cáo như bản tuyên ngôn nhân quyền. c/ Nghệ thuật Biện pháp so sánh, câu văn biền ngẫu sóng đôi cân xứng, cách nêu dẫn chứng từ sự thực lịch sử kết hợp với cách sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất khách quan hiển nhiên vốn có lâu đời của nền độc lập dân tộc (từ trước, vốn, đã chia, bao đời, đời nào ) tác giả đã làm nổi bật chân lí về chủ quyền của dân tộc đồng thời thể hiện niềm tự hào về chủ quyền đó. d/ Ý nghĩa văn bản Phần đầu có ý nghĩa như tiền đề về lí luận để triển khai phần tiếp có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai đã phần nào thể hiện được tầm vóc tư tưởng của Nguyễn Trãi và tài năng viết văn chính luận của một bậc thầy. 2/ TRAO DUYÊN ( TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU ) a/ Tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích - Tác giả : Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. - Tác phẩm: Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng bằng thơ lục bát được sáng tác dựa trên cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc và giá trị hiện thực cao cả. - Đoạn trích Trao Duyên : từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều: Thúy Kiều trao duyên cho em gái mình là Thúy Vân b/ Nội dung Đoạn 1 ( 18 câu đầu ) Thúy kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng - Kiều nhờ cậy Vân: từ cậy, chịu, lạy và thưa : lời xưng hô như nài ép, phù hợp để nói vấn đề tế nhị “ tình chị duyên em” - Kiều nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim : thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. - Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết tâm huyết trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này → Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo, tinh tế, có đức hi sinh, một con người hiếu thảo, trọng nghĩa tình. → 18 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên. Nghệ thuật sử dụng các điển tích, điển cố các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. Đoạn 2 ( còn lại ) Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên - Kiều nghĩ mình đã chết dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn Kiều. Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả ty thương và mong nhớ... + Ngày xưa : dĩ vãng xa xăm + Bây giờ : hiện thực đau đớn + Mai sau ,bao giờ : tương lai mờ mịt → Tâm trạng kiều có sự giằng co giữa khát vọng tình yêu mãnh liệt và hoàn cảnh phải vĩnh biệt tình yêu - Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu: + Trâm gãy bình tan + Tơ duyên ngắn ngủi + Phận bạc như vôi + Nước chảy hoa trôi - Thốt lên tiếng kêu xé lòng: Ôi Kim lang, hỡi Kim Lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây + Tên KTr nhắc hai lần cùng với các thán từ chỉ sự đau đớn, tuyệt vọng: ôi, hỡi... + Nhịp thơ 3/3, 2/4/2 như tiếng nấc -> Tiếng kêu thảng thốt cất lên một cách tuyệt vọng, đau đớn tột cùng - Tự nhận hết lỗi về mình -> cao thượng, giàu đức hi sinh và lòng vị tha => Từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình khóc cho mối tình đầu trong sáng đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ c. Nghệ thuật: - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sử dụng các thành ngữ dân gian “ thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối” - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động, tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ của Kiều. - Sử dụng các điển tích, điển cố. d. Ý nghĩa văn bản Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, sự phối hợp linh hoạt các hình thức ngôn ngữ đã diễn đạt tâm trạng , cảm xúc của Kiều khi trao duyên cho em. Đoạn trích cho thấy bi kịch tình yêu và bi kịch thân phận của người phụ nữ hồng nhân bạc mệnh. III. MA TRẬN ĐỀ MINH HỌA Mức độ Năng lực ĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu Ngữ liệu: loại văn bản nào? (nhật dụng hay văn học?) Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích hay văn bản hoàn chỉnh? Dài khoảng bao nhiêu chữ? Có độ khó như thế nào? Nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học Diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập và cuộc sống Số câu Số điểm Tỉ lệ 3 câu 3 điểm 30% II. Làm văn Nghị luận văn học (xác định kiểu bài, ví dụ: nghị luận về một ý kiến bàn về văn học/ nghị luận về một đoạn thơ.) Viết một bài văn 7 điểm Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 7 điểm 70 % Tổng cộng : I +II = 3 câu + 1 câu= 3 điểm +7 điểm = 10 điểm. IV. ĐỀ MINH HỌA SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG NĂM HỌC 2017-2018 MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian giao đề ) I.ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. (Trong lòng mẹ hát - Trương Nam Hương). Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Thời gian chạy qua tóc mẹ. (1.0 điểm) . Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản (1.0 điểm). Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 dòng) trình bày suy nghĩ của em về bổn phận của con cái đối với cha mẹ (1,5 điểm). II.LÀM VĂN (6.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. (Trao duyên trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2019_20.docx