Đề cương ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ HỌC KÌ II – LỚP 10 Năm học 2019-2020 NỘI DUNG KIẾN THỨC: TỪ BÀI 25, 29, 30, 31 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế ,văn hóa dưới triều Nguyễn ( nửa đầu TK XIX ). Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh. Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: GỒM 2 PHẦN Phần trắc nghiệm: 26 câu (8đ) Phần tự luận: 1 câu (2 điểm) Câu hỏi tự luận là dạng câu hỏi so sánh, nêu đặc điểm, phân tích. KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài 25 : TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (Nửa đầu thế kỷ XIX) 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao. - Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế), tên nước là Việt Nam sau đổi thành Đại Nam. * Tổ chức bộ máy Nhà nước. - Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. - Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản. - Năm 1831 – 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình. - Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử. - Luật pháp: ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc. - Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, vũ khí thô sơ. * Ngoại giao: - Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc) - Bắt Lào, Campuchia thần phục. - Với phương Tây “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ. 2. Tình hình văn hoá – giáo dục Các lĩnh vực Thành tựu - Giáo dục - Tôn giáo - Văn học - Sử học - Giáo dục Nho học được củng cố (không bằng thế kỉ trước) - Độc tôn Nho giáo, - Văn học chữ Nôm phát triển. (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.) - Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí BÀI 29: CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH. 1. Tình hình nước Anh trước cách mạng: - Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, nền KT nước Anh phát triển nhất châu Âu: + Công trường thủ công chiếm ưu thế. + Ngoại thương phát triển + Sự thâm nhập của phương thức sản xuất TBCN vào nông nghiệp hiện tượng “rào đất cướp ruộng”. - Chính trị: + Chế độ phong kiến bảo thủ kìm hãm sự phát triển của sản xuất TBCN. - Xã hội: + Sự hình thành tầng lớp quý tộc mới, tư sản giàu có Mâu thuẫn xã hội gay gắt. (tư sản, quý tộc mới >< phong kiến phản động) 2. Diễn biến chính của cách mạng: - Tháng 4/1640, vua Sác-lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế, quý tộc mới và tư sản phản đối - Tháng 8/1642 Sác – lơ I tuyên chiến với quốc hội Nội chiến bùng nổ - Đần năm 1649: vua Saclo I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà đứng đầu là CrômOen → cách mạng đạt đến đỉnh cao. - CrômOen lập nền độc tài quân sự(1653) - Năm 1658 Crôm Oen chết, Quốc hội chính biến, đưa Vinhem Oranggio lên làm vua, thiết lập nền quân chủ lập hiến. 3. Ý nghĩa: - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển. - Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. - Tư sản, quý tộc mới lãnh đạo, nhưng quần chúng đóng vai trò hết sức quan trọng Bài 30. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. 1. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh: - Đến giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở đây phát triển mạnh: - Chính phủ Anh ra sức kìm hãm sự phát triển của Bắc Mĩ . → mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ với chính quyền thực dân Anh gay gắt => Nguyên nhân sâu xa - Nguyên nhân trực tiếp: Sự kiện chè Boxton (12/1773) 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ: - 4//7/1776: Đại hội tại Phi-la-đen-phi-a thông qua Tuyên ngôn độc lập thành lập Hợp chúng quốc Mĩ (U.S.A) 3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập: a. Kết quả: - 9-1783: Hoà ước Vecxai, Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. - 1787: Thông qua hiến pháp quy định nước Mĩ là chế độ cộng hòa Liên bang. b. Tính chất - Ý nghĩa: - Mang tính chất một cuộc CMTS - Giải phóng Bắc Mĩ khỏi khỏi sự thống trị của thực dân Anh, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. - Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh. BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII. I. TÌNH HÌNH NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1. Tình hình kinh tế, xã hội. a. Kinh tế: - Là nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân bị bóc lột nặng nề. - Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. b. Chính trị- Xã hội: - Chế độ chuyên chế phản động. - Xã hội chia thành 3 đẳng cấp: + Tăng lữ và Quý tộc: có nhiều đặc quyền, không phải nộp thuế. + Đẳng cấp thứ ba: (tư sản, nông dân và bình dân) bị 2 đẳng cấp trên bóc lột nặng nề è mâu thuẫn xã hội gay gắt. 2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng: - Cuối thế kỷ XVIII, ở Pháp xuất hiện trào lưu “Triết học Ánh sáng” + Nội dung: phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển. - Tác dụng: Trào lưu Triết học Ánh sáng → dọn đường cho cách mạng bùng nổ. II. Diễn biến - 14/7/1789 quần chúng nhân dân đã tấn công vào ngục Baxti mở đầu cách mạng. - 26/8/1789, Quốc hội lập hiến thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. - Nền chuyên chính Giacôbanh đỉnh cao của cách mạng + Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân. + Thông qua hiến pháp mới (6/1793) tiến bộ: tự do dân chủ, xóa bỏ đẳng cấp... + Xoá nạn đầu cơ tích trữ ... + Ra sắc lệnh tổng động viên. => phái Giacobanh đã hoàn thành nhiện vụ chống thù trong giặc ngoài đưa cách mạng đến đỉnh cao. III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII - Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, triệt để nhất thời cận đại: + Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó. + Thành lập chuyên chính cách mạng + Thực hiện nhiều chính sách tiến bộ + Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng. Báo hiệu sự suy vong của chế độ phong kiến châu Âu, sự thắng thế của CNTB trên phạm vi thế giới. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ - lớp 10 Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Tổng số điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TN TN Tình hình kinh tế-chính trị-văn hóa dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX 4 câu - Củng cố chính quyền - Ngoại giao - Văn học - Tôn giáo 1 câu - Ngoại giao - Củng cố chính quyền 1 câu - Ngoại giao 1.86 Lịch sử địa phương 2 câu - Đà Nẵng trở thành một bộ phận lãnh thổ của Đại Việt - Quần đảo Hoàng Sa-lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc 0.62 Cách mạng tư sản Anh 5 câu - Nguyên nhân - Nét chính diễn biến - Ý nghĩa 1 câu - Ý nghĩa 1.86 Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ 3 câu - Nguyên nhân - Ý nghĩa 2 câu - Sự thành lập hợp chúng quốc Mĩ - Ý nghĩa 1 câu - Sự thành lập hợp chúng quốc Mĩ 1.86 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII 3 câu - Tình hình nước Pháp trước cách mạng - Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền - Ý nghĩa cách mạng Pháp 2 câu - Nền chuyên chính Gia cobanh - Ý nghĩa cách mạng Pháp 1 câu - Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền - Ý nghĩa cách mạng Pháp 1.86 Tổng số câu Tỷ lệ 17 65.5 % 6 23% 3 11.5% 26 câu =8đ 100%
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2019_20.doc