Đề cương ôn tập Học kì II môn GDCD Lớp 12 trường THPT Tôn Thất Tùng

doc 19 trang Mạnh Hào 14/01/2025 310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn GDCD Lớp 12 trường THPT Tôn Thất Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn GDCD Lớp 12 trường THPT Tôn Thất Tùng

Đề cương ôn tập Học kì II môn GDCD Lớp 12 trường THPT Tôn Thất Tùng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐẴNG
TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 12. HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2017-2018
I. NỘI DUNG CƠ BẢN
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
* Thế nào là quyền BKXP về chỗ ở của CD.
- Được ghi nhận ở điều 73 HP 1992 (sđ)
- KN: - Khái niệm
+ Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng.
+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
+ Trường hợp được khám xét chỗ ở của người khác: Được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc khám xét phải tuân theo quy trình của pháp luật
.* Nội dung quyền BKXP về chỗ ở của CD.
Về nguyên tắc không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. Chỗ ở của mọi người được pháp luật bảo vệ.
+ Được khám xét trong trường hợp:
+ Trường hợp 1: 
 Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám.
 Lý do: Có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoăc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
 Trường hợp 2: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám.
 Lý do: khám xét chỗ ở khi cần bắt người đang truy nã hoặc người phạm tội lẩn trốn ở đó.
- Trình tự khám xét (cả 2 trường hợp)
+ Phải đọc lệnh khám, đưa cho đương sự đọc và giải thích cho đương sự
+ Khi khám phải có mặt người chủ hoặc người thành niên trong gia đình và đại diện chính quyền địa phương (xã)
+ Không được khám vào ban đêm (nếu khám phải ghi biên bản)
+ Khi khám chỗ làm việc thì phải có mặt người đó (nếu không thể trì hoãn thì phải ghi biên bản)
* Ý nghĩa quyền BKXP về chỗ ở của CD. (đọc thêm)
- Đảm bảo cuộ sống tự do của công dân.
- Cán bộ, công chức NN không lạm dụng được quyền.
- Quyền của CD được tôn trọng và bảo vệ
d. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Khái niệm
 	+ Thư tín điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
 	+ Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân phải có quy định của pháp luật và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nội dung
 	+ Không ai được được tùy tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác. Đây thuộc bí mật đời tư cá nhân được luật bảo vệ.
 	+ Chỉ những người có thẩm quyền và trong trường hợp thật cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Chú ý; BLHS 1999: điều 125 QĐ: người vi phạm: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 đến 5 triệu hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo đời sống tư của mỗi người
+ Công dân có đời sống TT thoả mái.
e. Quyền tự do ngôn luận.
- Khái niệm
Công dân có quyền được tự do phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
- Hình thức
+ Trực tiếp Trình bày trong các cuộc họp, hội nghị, ở cơ quan, trường học, tổ dân phố
VD: Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp, cơ quan; tình hình của lớp
+ Gián tiếp: Thông qua người đại diện cho mình (đại biểu quốc hội, HĐND các cấp); bằng việc viết đơn, viết báo, đóng góp ý kiến, kiến nghị 
VD: Viết bài gửi báo ca ngợi thành tích dạy và học của trường..
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự của công dân.
+ Là điều kiện để công dân tham gia quản lí NN và XH.
2. Trách nhiệm của NN và CD trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền TD cơ bản của công dân.
b. Trách nhiệm của công dân.
- CD cần học tập và tìm hiểu PL
- CD có trách nhiệm phê phán đấu tranh, tố cáo các hành vi VP quyền TD cơ bản của CD
- Giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành các quy định
- CD coi trọng PL và các quyền TD cơ bản của CD 
BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
1. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử.
- Khái niệm: SGK
- Là quyền dân chủ cơ bản của côn dân trong lĩnh vực chính trị.
- Thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
- Quyền này được ghi nhận ở Điều 6 HP 92 (sđ)
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
- Người có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.
+ Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp.
+ Quyền bầu cử, ứng cử là quyền chính trị quan trọng, không phân biệt đối xử, bình đẳng (Điều 54 HP 1992 (sđ))
- Những trường hợp không được bầu cử:
+ Người mất năng lực hành vi dân sự
+ Người VPPL bị phát hiện và bị tước quyền bầu cử
- Những trường hợp không được quyền ứng cử.
+ Những trường hợp không được bầu cử.
+ Người đang chấp hành các loại bản án hình sự
+ Người chấp hành xong bản án nhưng chưa được xoá án.
+ Người bị giáo dục tại địa phương, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của CD
- Quyền bầu cử: được thực hiện theo nguyên tắc.
+ Phổ thông: không phân biệt nam-nữ...
+ Bình đẳng: mọi lá phiếu đều có giá trị như nhau.
+ Trực tiếp: trực tiếp đi bầu
+ Bỏ phiếu kín: không để lại tên trên phiếu
- Quyền ứng cử:
+ Tự ứng cử: (có năng lực và được tín nhiệm)
+ Được giới thiệu ứng cử: (được MT TQ VN giới thiệu)
* Cách thức thực hiện quyền lực NN thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực NN-cơ quan đại biểu của nhân dân.
- Các ĐBND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri
+ Tiếp xúc cử tri
+ Thu thập ý kiến, nguyện vọng của ND
- Các ĐBND chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.
+ Báo cáo với cử tri
+ Trả lời kiến nghị của cử tri
c. Ý nghĩa của quyền BC và UC của CD
- Thể hiện ý chí và nguyện vộng của ND
- Thể hiện BC NN dân chủ và tiến bộ
- Thể hiện sự BĐ trong đời sống chính trị
- Đảm bảo bảo quyền CD và quyền con người.
2. Quyền tham gia quản lí NN và XH.
a. Khái niệm quyền tham gia quản lí NN và XH.
- KN: - Là quyền công dân tham gia thảo luận vào các vấn đề chung của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực trong phạm vi từng địa phương và phạm vi cả nước.
- Là quyền công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
 Đây thực chất là quyền dân chủ trực tiếp của công dân.
b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước vàxã hội.
- Ở phạm vi cả nước: 
+ Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng như: Hiến pháp, luật đất đai
+ Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
- Ở phạm vi cơ sở:
+ Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện: Chính sách, pháp luật.
+ Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết: Chủ trương đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi.
+ Những việc nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền địa phương quyết định: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
+ Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra: Phẩm chất, hoạt động của cán bộ xã, thu chi các loại quỹ
VD: Quy hoạch đất, xây dựng các công trình phúc lợi...
+ Những việc nhân dân ở xã giám sát kiểm tra.
VD: việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngân sách xã, các loại phí và lệ phí...
c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Động viên và phát huy sức mạnh toàn dân.
- Huy động mọi lực lượng toàn dân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Được ghi nhận ở điều 74 HP 1992 (sđ)
- Luật KN-TC có hiệu lực 01-10-2004.
a. Khái niệm quyền KN-TC của công dân.
- Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
- Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi có chứng cứ khẳng định quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hộ pháp của công dân.
- Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai gây thiệt hại, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân.
- Mục đích:
+ Khiếu nại: Nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại.
+ Tố cáo: Phát hiện, ngăn chặn hành vi của cá nhân xâm hại đến quyền và lợi ích của nhà nước, công dân.
b. Nội dung quyền KN-TC của công dân.
- Người khiếu nại, tố cáo:
+ Người có quyền khiếu nại: Tổ chức, cá nhân.
+ Người có quyền tố cáo: Chỉ có cá nhân.
- Người giải quyết khiếu nại: là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo luật.
+ Người đứng đầu cơ quan hành chính ra quyết định hành chính hoặc cán bộ cấp dưới có hành vi hành chính. 
+ Người đứng dầu cấp trên trực tiếp của người ra quyết định hành chính bị khiếu nại.
+ Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Người giải quyết tố cáo: Là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.
+ Người đứng đầu cấp trên của cơ quan có người bị tố cáo.
+ Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm hình sự thì cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án giải quyết.
- Quy trình giải quyết khiếu nại:
Bước 1: Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan ra Quyết định hành chính.
Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết. Nội dung giải quyết là giữ nguyên, hủy một phần hay hủy toàn bộ quyết định hành chính.
Bước 3: nếu người đề nghị khiếu nại đồng ý, quyết định có hiệu lực. nếu người khiếu nạo không đồng ý thì có 2 phương án: Gửi đơn khiếu nại lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan ra Quyết định hoặc khởi kiện ra Tòa án Hành chính thuộc Tòa án Nhân dân, khi đó được giải quyết theo tòa án.
Bước 4: Giải quyết khiếu nại lần 2. Ra quyết định giữ nguyên hoặc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định bị khiếu nại, chấm dứt hành vi khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có).
Nếu người khiếu nại không đồng ý thì có thể khởi kiện ra tòa án hành chính. Thẩm quyền thuộc tòa án hành chính.
- Quy trình giải quyết tố cáo:
Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Bước 2: Người có thẩm quyền xác minh và ra quyết định về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của cơ quan có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
Nếu xét thấy hành vi có biểu hiện vi phạm hình sự thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan tố tụng theo thẩm quyền.
Bước 3: Người tố cáo nếu xét thấy người giải quyết chưa đúng hoặc quá thời hạn mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo trên cơ quan cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết lần 2 có trách nhiệm giải quyết trong tời hạn luật định
c. Ý nghĩa của quyền KN-TC của công dân.
- Phát huy vai trò của công dân nhằm tạo cơ sở pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Nhà nước tăng cường vai trò của mình đối với công dân.
4. Trách nhiệm của NN và CD trong việc thực hiện các quyền DC của CD.
a. Trách nhiệm của NN.
- Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp hoạt động đồng bộ, tạo cơ chế dân chủ rộng rãi để phát huy quyền làm chủ thực sự trên thực tế.
- Xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
b. Trách nhiệm của công dân.
- Sử dụng đúng các quyền dân chủ của mình.
- Không lạm dụng quyền dân chủ của mình để làm trái pháp luật.
BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
a. Quyền học tập của công dân.
- Quyền học tập được ghi nhận ở điều 59 của Hiến pháp 1992 (sđ)
- Khái niệm:
 	+ Công dân có quyền học từ thấp đến cao.
 	+ Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.
 	+ Công dân có thể học bằng nhiều hình thức, học thường xuyên, suốt đời.
- Nội dung:
 	+ Công dân có quyền học từ thấp đến cao: Từ Mầm non đến Tiểu học, THCS, THPT, Đại học...
 	+ Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào: Kỹ tuật, y, báo chí, luật, kinh tế, tài chính, công nghệ,... phù hợp khả năng, nhu cầu, điều kiện.
 	+ Công dân có thể học bằng nhiều hình thức, học thường xuyên, suốt đời: chính quy, tập trung, vừa làm vừa học, từ xa.
 	+ Công dân được bình đẳng về cơ hội học tập, không phân biệt đối xử.
b. Quyền sáng tạo của công dân.
- Quyền sáng tạo được ghi nhận ở điều 60 Hiến pháp 1992 (sđ)
- Khái niệm: 
 	+ Quyền tự do của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học.
 	+ Quyền sáng tạo văn học nghệ thuật.
- Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ
- Nội dung: 
* Quyền sáng tạo có 2 nội dung:
 	+ Quyền tự do của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học: Quyển sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ; kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa.
 	+ Quyền sáng tạo văn học nghệ thuật: Quyền tác giả văn học, báo chí.
- Pháp luật nước ta:
+ Khuyến khích sáng tạo, ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ.
+ Bảo vệ quyền sáng tạo của công dân.(xử lý hành vi vi phạm bản quyền).
c. Quyền được phát triển của công dân.
- Khái niệm
+ Quyền được hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
+ Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển toàn diện.
- Nội dung
+ Hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ: Nhà nước đẩy mạnh phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của nhân, xây dựng các công trình phúc lợi để hưởng chung; tạo mọi điều kiện để mọi người hưởng thụ, sáng tạo, đánh giá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học.
+ Khuyến khích và bảo vệ quyền sáng tạo của công dân. Người có năng khiếu được ưu đãi, khuyến khích phát triển tài năng. Các công trình sáng tạo được nhà nước ưu đãi, khen thưởng.
2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
- Là quyền cơ bản của công dân
- Là điều kiện để con người phát triển toàn diện
- Là điều kiện đảm bảo sự bình đẳng
- Những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập và nghiên cứu
3. Trách nhiệm của NN và CD trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát tiển của công dân.
a. Trách nhiệm của nhà nước.
- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.
- Nhà nước thực hiện công bằng trong GD
- NN khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
- NN đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
b. Trách nhiệm của công dân.
- Có ý thức học tập
- Có ý chí phấn đấu đi lên trong học tập lao động sản xuất
- Tích cực vào việc nâng cao dântrí.. .
BÀI 9:PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC 
1. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước
1.1. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế
1.1.1. Quyền tự do kinh doanh của công dân
- Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh.
- Pháp luật bảo đảm cho tất cả công dân được tự do lựa chọn ngành nghề, địa điểm, hình thức kinh doanh phù hợp khả năng, điều kiện của mình. 
- Pháp luật cũng tạo môi trường thuận lợi để công dân hợp tác, cạnh tranh trong môi trường lành mạnh, khuyến khích các doanh nghiệp làm tốt, hỗ trợ doanh nghiệp còn khó khăn.
1.1.2. Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh
- Nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng theo quy định của pháp luật.
- Thông thường, nghĩa vụ sau:
+ Kinh doanh đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh và những ngành nghề pháp luật không cấm.
+ Nộp thuế đầy đủ cho nhà nước.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Tuân thủ các quy định về quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trong đó, nghĩa vụ nộp thuế là quan trọng nhất.
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa (đọc thêm)
- Pháp luật bản đảm cho công dân hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần.
- Pháp luật xử lý nghiêm hành vi truyền bá tư tưởng văn hóa phản động.
1.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển lĩnh vực xã hội
 	Pháp luật quy định phát triển xã hội: 
 	- Xóa đói giảm nghèo: Pháp luật có chính sách hỗ trợ vùng khó khăn để mở rộng sản xuất kinh doanh
 	- Kiềm chế gia tăng dân số: Quy định trách nhiệm trong việc kiềm chế tăng dân số
 	- Chăm sức sức khỏe nhân dân: Có chính sách mở rộng dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe nhân dân.
 	- Phòng chống tệ nạn xã hội: Quy định và đẩy mạnh các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội.
1.4. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Pháp luật có một hệ thống luật về bảo vệ môi trường: Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật dầu khí, Luật Khoáng sản, Luật tài nguyên nước, Luật du lịch
- Nội dung bảo vệ môi trường: Bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh; bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác; quản lý chất thải; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
- Pháp luật nghiêm cấm hành vi phá hoại, khai thác trái phép rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; các hành vi khai thác đánh bắt các nguồn tài nguyên bằng phương tiện hủy diệt; khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm; chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định; thải chất thải chưa được xử lý, các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại vào đất, nguồn nước.
- Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý theo pháp luật.
- Trách nhiệm: Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm thuộc về nhà nước, cá nhân, tổ chức.
II. DẠNG ĐỀ THAM KHẢO
Câu 1: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bầu cử của công dân?
A. Có trong danh sách bầu cử nhưng không đi bầu cử.
B. Nhờ người khác bỏ phiếu thay mình.
C. Dùng tiền để mua chuộc người khác bỏ phiếu cho mình.
D. Nhờ người khác viết phiếu vì không biết chữ nhưng trực tiếp đi bỏ phiếu.
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để
A. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước.
B. thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các đại biểu đại diện cho nhân dân.
C. công nhận quyền lực của các cơ quan nhà nước đã được bầu ra.
D. đảm bảo quyền dân chủ cho mỗi công dân.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quyền tố cáo?
A. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.
B. Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tich của người tố cáo.
C. Từ chối giải quyết đơn tố cáo không ghi rõ họ, tên của người viết đơn.
D. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.
Câu 4: Gia đình ông A nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất ở của gia đình để làm đường giao thông. Gia đình ông A không đồng ý và không biết phải làm gì. Em sẽ lựa chọn cách làm phù hợp với pháp luật nào dưới đây để giúp gia đình ông A?
A. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
B. Phải chấp nhận vì đó là quyết định của xã, không thể thay đổi.
C. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
D. Thuê luật sư để giải quyết.
Câu 5: Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.	B. Văn hóa	C. Kinh tế.	D. Xã hội.
Câu 6: Để bảo đảm và thực hiện quyền học tập của công dân, nhà nước cần phải
A. đảm bảo những điều kiện để bồi dưỡng và phát hiện nhân tài cho đất nước.
B. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
C. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả.
Câu 7: Ngày 22/5/2016, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016-2021. Theo luật định, công dân đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là
A. 21/4/2000	B. 21/5/1999.	C. 21/5/2001	D. 21/5/1998
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Tự ý bóc, mở thư của người khác.
B. Nhờ người chuyển thư giúp.
C. Cố ý giao nhầm thư của người này cho người khác.
D. Tự ý tiêu hủy thư của người khác.
Câu 9: Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Đảm bảo quyền dân chủ cho mỗi công dân.
B. Hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội.
C. Phát huy sức mạnh của toàn dân.
D. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.
Câu 10: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân có nghĩa là
A. công dân trực tiếp giải quyết các công việc chung của đất nước.
B. công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước.
C. chỉ cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận các công việc chung của đất nước.
D. mọi công dân đều có quyền quyết định các công việc chung của đất nước.
Câu 11: Kết thúc học kì 1 và cuối năm học, trường THPT N thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Điều này thể hiện trường THPT N đã bảo đảm
A. quyền sáng tạo của công dân.	B. quyền học tập của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân.	D. quyền tự do của công dân.
Câu 12: Theo Luật Bầu cử, việc công dân nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ là vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 13: Hiến pháp năm 2013 quy định
A. công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
B. công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
C. công dân từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
D. công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
Câu 14: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
A. xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
B. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
C. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
D. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
Câu 15: Đọc xong thư của mẹ, A đã cất và khóc một mình. Để mọi người không lo lắng, B đã tìm cách đọc thư của A, sau đó kể lại chuyện để các bạn trong phòng an tâm. Theo em, hành vi này của B có vi phạm pháp luật không?
A. B vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. B đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
C. B không có lỗi vì mục đích đọc thư là để biết lí do vì sao A khóc.
D. B không có lỗi vì B muốn giải tỏa nỗi lo cho bạn bè trong phòng.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Khuyến khích để phát triển tài năng.
B. Học tập suốt đời.
C. Được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe.
D. Tự do nghiên cứu khoa học.
Câu 17: Anh B viết bài báo trích dẫn một số nội dung của tác giả C mà không ghi chú thích. Hành vi này của anh B vi phạm
A. quyền sáng tạo của công dân. B. quyền được phát triển của công dân.
C. quyền tự do của công dân.	D. quyền học tập của công dân.
Câu 18: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Cho bạn bè đọc tin nhắn người khác gửi cho mình.
B. Cung cấp cho người khác số điện thoại của người thân, bạn bè mình.
C. Đọc trộm tin nhắn của người khác nhưng không nói cho ai biết.
D. Nhờ người khác viết thư hộ.
Câu 19: Chị L là kế toán của xã H. Nhiều lần chị phát hiện ông Chủ tịch xã có hành vi khai khống, gian lận trong chi tiêu tài chính của xã. Chị đã khuyên can nhưng ông Chủ tịch dọa sẽ đuổi việc chị. Hãy giúp chị L lựa chọn cách làm phù hợp với quy định của pháp luật trong số những cách làm dưới đây?
A. Nói cho mọi người trong cơ quan biết về hành vi của ông chủ tịch xã.
B. Lờ đi coi như không biết hành vi đó của ông chủ tịch xã.
C. Viết đơn tố cáo ông chủ tịch xã và gửi lên huyện.
D. Báo cáo hành vi của ông chủ tịch xã với công an huyện.
Câu 20: Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào dưới đây?
A. Thảo luận, góp ý kiến và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
B. Trực tiếp bàn bạc, giải quyết các vấn đề quan trọng.
C. Trực tiếp kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan chức năng.
D. Trực tiếp thực hiện các công việc trọng đại.
Câu 21: Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì họ có thể làm cách nào trong các cách dưới đây?
A. Tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu.
B. Rút đơn khiếu nại.
C. Tiếp tục gửi đơn yêu cầu người giải quyết khiếu nại giải quyết lại.
D. Tiếp tục gửi đơn yêu cầu người giải quyết khiếu nại hủy quyết định giải quyết lần đầu.
Câu 22: Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở
A. phạm vi cả nước.B. phạm vi trung ương.C. phạm vi cơ sở.D. mọi phạm vi.
Câu 23: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp.	B. Dân chủ tập trung.	C. Dân chủ gián tiếp.	D. Dân chủ công khai.
Câu 24: Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là
A. không ai được phép can thiệp tới phát ngôn của người khác.
B. công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
C. mọi người có quyền tự do nói những gì mà mình thích.
D. không ai có quyền bác bỏ ý kiến của người khác.
Câu 25: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là
A. không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
C. không tổ chức nào có thẩm quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được dảm bảo an toàn và bí mật.
Câu 26: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là
A. mọi người được tự do vào chỗ ở của người khác.
B. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
C. mọi người đều có quyền vào chỗ ở của người khác khi thấy cần thiết.
D. không ai được tự ý thay đổi chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Câu 27: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
B. Công dân có quyền học không hạn chế.
C. Công dân có quyền học suốt đời.
D. Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 28: Việc khám xét chỗ ở của người khác chỉ được thực hiện khi
A. được người đó đồng ý.
B. được người thân của người đó đồng ý.
C. được mọi người đồng ý.
D. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 29: Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền
A. dân chủ của công dân.	B. sáng tạo của công dân.
C. phát triển của công dân.	D. học tập của công dân
Câu 30: Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại
A. sự phát triển toàn diện của công dân.	B. sự công bằng, bình đẳng.
C. cơ hội việc làm.	D. cơ hội phát triển.
Câu 31: Trường hợp nào dưới đây không được phép khám xét chỗ ở của công dân?
A. có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án.
B. có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người nào đó có công cụ để thực hiện tội phạm.
C. khi cần bắt người dang bị truy nã hoặc phạm tội đang lẫn trốn.
D. nghi ngờ chỗ ở của người đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án.
Câu 32: Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là thể hiện
A. quyền học tập của công dân.	B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân.	D. quyền tự do của công dân.
Câu 33: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Công an khám nhà dân vì có căn cứ khẳng định chỗ ở đó có chứa tang vật liên quan đến vụ án.
B. Công an khám nhà dân vì phát hiện có tội phạm đang bị truy nã lẫn trốn trong đó.
C. Công an khám nhà dân vào ban đêm và không lập biên bản.
D. Công an khám nhà ông A vì phát hiện ông A cất giữ súng dùng để gây án tại nhà.
Câu 34: Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm
A. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học.
B. quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
C. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
D. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
Câu 35: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào dưới đây trong bầu cử?
A. Bình đẳng.	B. Phổ thông.	C. Bỏ phiếu kín.	D. Trực tiếp.
Câu 36: Trường hợp nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Khám chỗ ở khi trong nhà chỉ có trẻ em nhưng có sự chứng kiến của người hàng xóm.
B. Khám chỗ ở vào ban đêm nhưng có ghi rõ lí do vào biên bản.
C. Khám chỗ ở khi không có mặt chủ nhà nhưng có sự chứng kiến của đại diện chính quyền.
D. Khám chỗ ở khi không có chủ nhà nhưng có sự chứng kiến của chính quyền địa phương và một người hàng xóm.
Câu 37: Chị A sáng tác nhiều bài thơ và đưa lên facebook. Hành vi của chị A thể hiện quyền
A. học tập của công dân.	B. sáng tạo của công dân.
C. phát triển của công dân.	D. tự do của công dân
Câu 38: Giải quyết khiếu nại là
A. xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết.B. chấp nhận yêu cầu khiếu nại.
C. phê chuẩn yêu cầu khiếu nại.D. điều chỉnh theo đề nghị trong đơn khiếu nại.
Câu 39: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền tự do ngôn luận?
A. Công dân có quyền tự do lập hội, biểu tình dưới bất kì hình thức nào.
B. Công dân có quyền gửi bài đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
C. Công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
D. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Câu 40: Ở phạm vi cơ sở, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây?
A. Tập trung dân chủ.	B. Quyền lực tối cao.
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.	D. Dân chủ công khai.
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A
B
C
D

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_gdcd_lop_12_truong_thpt_ton_th.doc