Đề cương ôn tập Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2019- 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2019- 2020
Đề cương ôn tập học kì 2 năm học 2019 – 2020 Môn giáo dục công dân 11 NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1. Mục tiêu chính sách dân số và phương hướng thực hiện chính sách dân số: * Mục tiêu + Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. + Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý. + Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. * Phương hướng: + Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở. Ví dụ: - Nhằm tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở Nhà nước đã thành lập một Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình (UBQG DS & KHHGD). UBQG DS & KHHGD có chức năng tổ chức thực hiện công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước. Thực hiện nhiệm vụ: Giúp Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo về công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch, chủ trì việc phối hợp giữa các cơ quan, các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước. - Hàng năm , ngày 1/4 cả nước tiến hành điều tra dân số. Các cơ quan y tế, dân số - SKSS, dân số - KHHGĐ, cơ quan truyền thông báo chí có sự phối hợp với nhau trong công tác dân số. + Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục: tuyên truyền các nội dung thích hợp, hình thức đa dạng (tờ rơi, báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet, )nhằm phổ biến rộng rãi các chủ trương, biện pháp kế hoạch hóa gia đình (các biện pháp phòng tránh thai, lây nhiễm các bệnh tình dục, cải thiện chất lượng dân số: ăn uống vệ sinh, sống lành mạnh,.) + Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình (Luật Hôn nhân và gia đình), bình đẳng giới (Luật bình đẳng giới), sức khỏe sinh sản,nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. + Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực.: tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước; thực hiện xã hội hóa công tác dân số, tạo điều kiện thuận lợi để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số 2. Chính sách việc làm * Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta là vấn đề rất bức xúc ở cả nông thôn và thành thị * Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm. - Mục tiêu: + Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn. + Phát triển nguồn nhân lực. + Mở rộng thị trường lao động. + Giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. - Phương hướng: + Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ:. + Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển nghề truyền thống:.. + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề:.. + Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động:.. 3. Trách nhiệm của công dân trong thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm - Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số: không tảo hôn, không chọn giới tính thai nhi,. - Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động - Động viên mọi người cùng chấp hành - Vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật. -------------------------o0o---------------------------- BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Mục tiêu, phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường * Mục tiêu: - Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường. - Bảo tồn đa dạng sinh học, - Từng bước nâng cao chất lượng môi trường à góp phần phát triển KT- XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. * Phương hướng cơ bản: + Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước:. + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ TN, MT cho toàn dân:.. + Coi trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực:.. + Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên: + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm TN, TN:. + Áp dụng công nghệ hiện đại:. 2. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Chấp hành chính sách, PL về bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Vận động mọi người cùng thực hiện; chống lại các hành vi vi phạm PL về tài nguyên và bảo vệ môi trường --------------------------o0o---------------------------- BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA 1. Chính sách giáo dục và đào tạo a) Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo * Tầm quan trọng của giáo dục – đào tạo - Giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người. - Đảng Nhà nước ta xác định giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cho phát triển. * Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo là: - Nâng cao dân trí, - đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài Mục đích: nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao. b) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo - Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; vì đây là đòi hỏi khách quan của đất nước. Muốn vậy, phải giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, có cs đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. - Mở rộng qui mô giáo dục; vì trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển KT- XH, Nhà nước phải mở rộng qui mô giáo dục từ gd mầm non đến gd đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp. - Ưu tiên đầu tư cho giáo dục; Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực để phát triển gd - đt, xd cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi đk để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng. - Xã hội hoá giáo dục; vì phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó cần đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục, xd xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân. - Phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; phải tiếp cận những chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp yêu cầu phát triển nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới. 2. Chính sách khoa học và công nghệ a) Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ: Đảng và Nhà nước ta coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển của đất nước. * Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ: + Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. + Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. + Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền KT quốc dân. + Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. b) Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ cần phát triển theo 4 phương hướng cơ bản: - Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm: + Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận. + Đầu tư ngân sách vào các trương trình thế giới. + Huy động nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến. - Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ nhằm: + Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ + Đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài. - Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ nhằm: + Tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. + Nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học. + Tăng cường cơ sở vc-kt, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KH- CNo. - Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nhằm: + Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội. + Ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. 3. Chính sách văn hoá a) Nhiệm vụ của văn hoá -Văn hoá là toàn bộ những giá trị do con người tạo ra, bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần. - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xh, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT- XH, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Văn hóa khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của con người, tạo sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật chất và tinh thần. - Nhiệm vụ văn hóa: + Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. + Nền VH tiên tiến: Không chỉ ở nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải về nội dung. Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ, nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; vì hạnh phúc con người... + Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: Bởi vì “gốc của Văn hóa là dân tộc” xu hướng toàn cầu hoá đang tác động, thì ý thức về cội nguồn dt, về độc lập, tự chủ phải được coi trọng; mới bảo đảm hội nhập mà không hoà tan, mất đi bản sắc dân tộc. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động... b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc * Làm cho CN M- LN và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. + CN M- LN giúp ta nhận thức đúng đắn các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xh mới. + Tư tưởng HCM là sự vận dụng sáng tạo CN M- LN vào đk cụ thể nước ta và trở thành những giá trị tinh thần, tài sản quí báu của dân tộc ta. Những giá trị ấy đã và đang cổ vũ dân tộc ta trong công cuộc xd, bảo vệ Tổ quốc và xd nền VH mới. * Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống VH của dân tộc. + Phải kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, vh, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc. + Phải coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản vh và danh lam thắng cảnh của đất nước. * Tiếp thu tinh hoa VH nhân loại. + Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tựu của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người VN. + Ngăn chặn sự xâm nhập của vh độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lí, các giá trị nhân văn, kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan. * Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ VH, phát huy tiềm năng sáng tạo VH của nhân dân. + Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn. + Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới. Thực hiện những phương hướng cơ bản trên, chúng ta sẽ từng bước xd được nền vh tiên tiến, bảo vệ và phát huy bản sức dân tộc trong thời kì CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. 4. Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá: Nội dung kiến thức sách giáo khoa, học sinh tự liên hệ bản thân. --------------------o0o------------------------- BÀI 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI 3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại. - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. VN là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. - Củng cố tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền. - Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân TG, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người. Sẵn sàng đối thoại với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của VN. - Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại - Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. - Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của ta trên trường quốc tế. - Chuẩn bị những đk cần thiết để tham gia vào các công việc có liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hoá và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ - Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống VH dân tộc, có thái độ hữu nghị, đoàn kết, lịch sự, tế nhị.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_gdcd_lop_11_nam_hoc_2019_2020.docx