Đề cương ôn tập Học kì II môn Địa lí Lớp 10 (cơ bản) năm học 2019- 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn Địa lí Lớp 10 (cơ bản) năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn Địa lí Lớp 10 (cơ bản) năm học 2019- 2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 10 BÀI 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ 1. Khái niệm Dịch vụ gồm tất cả những ngành không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất. Là ngành phục vụ cho các yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt. 2. Cơ cấu: Phức tạp, bao gồm: - Dịch vụ kinh doanh gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp, - Dịch vụ tiêu dùng gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục), - Dịch vụ công bao gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể, 3. Vai trò - Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. - Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm. - Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, thành tựu khoa học – kĩ thuật. 4. Đặc điểm - Số người hoạt động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng. - Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ có sự khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Nhân tố Ảnh hưởng - Trình độ phát triển kinh tế - Năng suất lao động xã hội Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ Đặc điểm dân cư - Quy mô, cơ cấu dân số Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ - Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ - Mức sống và thu nhập thực tế Sức mua, nhu cầu dịch vụ Sự phân bố dân cư, nhất là mạng lưới điểm quần cư Sự phân bố mạng lưới dịch vụ tiêu dùng Quá trình đô thị hóa, sự phát triển đô thị, thành phố Các thành phố là các trung tâm DV - Tài nguyên thiên nhiên - Di sản văn hóa, lịch sử - Cơ sở hạ tầng du lịch Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới. - Các nước phát triển có tỉ trọng DV trong GDP cao, chiếm > 60%. Các nước đang phát triển có tỉ trọng DV trong GDP thấp dưới 50% - Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: New York, London, Tokyo,... PHẦN II: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. Câu hỏi tự luận Câu 1: Phân tích vai trò của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống xã hội. Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Câu 3: Trình bày đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới. Câu 4: Tại sao các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn? Câu 5: Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014 Nước Khách du lịch đến (triệu lượt) Doanh thu (tỉ USD) Pháp 83,8 66,8 Tây Ban Nha 65,0 64,1 Hoa Kì 75,0 220,8 Trung Quốc 55,6 56,9 Anh 32,6 62,8 Mê-hi – cô 29,3 16,6 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của các nước trên. b. Nhận xét số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của các nước trên. II. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành mấy nhóm ? A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 nhóm. Câu 2: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành nào? A. Dịch vụ công. B. Dịch vụ tiêu dùng. C. Dịch vụ kinh doanh. D. Dịch vụ cá nhân. Câu 3: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm: A. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc. B. Các dịch vụ hành chính công. C. Tài chính, bảo hiểm. D. Bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao. Câu 4: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ? A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất. B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm. C. Tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội. D. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa, lịch sử, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. Câu 5: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là A. quy mô, cơ cấu dân số. B. mức sống và thu nhập thực tế. C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Câu 6: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến A. sự phân bố các mạng lưới dịch vụ. B. nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. C. đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. D. sức mua và nhu cầu dịch vụ. Câu 7: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến A. cơ cấu ngành dịch vụ. B. sức mua, nhu cầu dịch vụ. C. hình thành các điểm du lịch. D. mạng lưới ngành dịch vụ. Câu 8: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ? A. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. B. Di tích lịch sử văn hóa. C. Quy mô, cơ cấu dân số. D. Mức sống và thu nhập của người dân. Câu 9: Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng A. cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới. B. cao trong cơ cấu GDP của các nước phát triển. C. ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển. D. cao trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển. Câu 10: Nhân tố nào dưới đây là nhân tố quyết định sự phát triển của du lịch Việt Nam ? A. Lực lượng lao động dồi dào. B. Nhu cầu du lịch lớn. C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên. D. Cơ sở hạ tầng du lịch. Bài 36. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Vai trò và đặc điểm 1. Vai trò - Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.Đảm bảo cho các quá trình sản xuất xã hội được điễn ra liên tục và bình thường. - Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt được thuận tiện. - Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng miền và các quốc gia. - Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng. GTVT ví như mạch máu của nền kinh tế quốc dân. 2. Đặc điểm - Sản phẩm: Sự chuyên chở người và hàng hóa. Chất lượng được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa... - Chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải : + Khối lượng vận chuyển: hành khách (người) hoặc hàng hóa (tấn) + Khối lượng luân chuyển: hành khách (người.km) hoặc hàng hóa (tấn.km) + Cự li vận chuyển trung bình (km) II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT 1. Điều kiện tự nhiên - Qui định sự có mặt và vai trò của các loại hình vận tải. - Ảnh hưởng công tác thiết kế, thi công các công trình giao thông, khắc phục khó khăn do ĐKTN không thuận lợi. - Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng đến khả năng, thời gian hoạt động của các phương tiện vận tải. 2. Điều kiện kinh tế xã hội - Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải (Sơ đồ trang 140 SGK) - Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô, hình thành loại hình giao thông vận tải thành phố. PHẦN II: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. Câu hỏi tự luận Câu 1: Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước? Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Cho ví dụ. Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Cho ví dụ. Câu 4: Cho bảng số liệu KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2014 Loại hình Khối lượng hàng hóa vận chuyển (triệu tấn) Khối lượng hàng hóa luân chuyển (triệu tấn.km) Đường sắt 7,2 4 311,5 Đường bộ 821,7 48 189,8 Đường sông 190,6 40 099,9 Đường biển 58,9 130 015,5 Đường hàng không 0,2 534,4 Tổng số 1 078,6 22 3151,1 Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003. Nhận xét và giải thích. II. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Ý nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải? A. Tham gia cung ứng nguyên liệu, vật tư, kĩ thuật cho sản xuất. B. Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. C. Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng. D. Tạo ra khối lượng sản phẩm vật chất lớn. Câu 2: Tiêu chí nào không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải? A. Cước phí vận tải thu được. B. Khối lượng vận chuyển. C. Khối lượng luân chuyển. D. Cự li vận chuyển trung bình. Câu 3: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng A. Khối lượng luân chuyển. B. Sự an toàn cho hành khách và hàng hóa. C. Sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải. D. Khối lượng vận chuyển. Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ? A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển. B. Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải. C. Quy định mật độ, mạng lưới các tuyến đường giao thông. D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. Câu 5: Ở xứ lạnh, về mùa đông, loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được ? A. Đường sắt. B. Đường ô tô. C. Đường sông. D. Đường ống. Câu 6: Ở miền núi , ngành giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do A. địa hình hiểm trở. B. khí hậu khắc nghiệt. C. dân cư thưa thớt. D. nhu cầu đi lại ít. Câu 7: Tác động của các ngành kinh tế đến ngành giao thông vận tải dưới góc độ là khách hàng được biểu hiện ở A. sự có mặt của một số loại hình vận tải. B. yêu cầu về khối lượng, cự li, tốc độ vận chuyển. C. yêu cầu về thiết kế công trình giao thông vận tải. D. chi phí vận hành phương tiện lớn. Câu 8: Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến A. vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. B. môi trường và sự an toàn giao thông. C. giao thông vận tải đường bộ và đường sắt. D. cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Câu 9: Đường hàng không có khối lượng hàng hóa luân chuyển nhỏ nhất vì A. cự li vận chuyển nhỏ nhất. B. khối lượng vận chuyển rất nhỏ. C. sự phát triển còn hạn chế. D. xuất nhập khẩu hàng hóa qua hàng không chưa phát triển. Câu 10: Ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất là A. đường bộ. B. đường hàng không. C. đường sông. D. đường biển. Bài 37. ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN Đường sắt Đường ô tô Ưu điểm - Vận chuyển hàng nặng trên những tuyến đường xa. - Tốc độ nhanh, ổn định. - Giá rẻ. - Tiện lợi, cơ động, thích nghi với điều kiện địa hình. - Có hiệu quả cao trên quãng đường ngắn và trung bình - Phối hợp với các phương tiện khác. - Đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Nhược điểm - Chỉ hoạt động trên các tuyến đường cố định có đặt đường ray sẵn. Dễ gây ô nhiễm môi trường, ách tắc và tai nạn giao thông, Tình hình phát triển - Tốc độ, sức vận tải ngày càng tăng - Khổ đường ray thay thế bằng khổ rộng và khổ tiêu chuẩn. - Mức độ tiện nghi ngày càng cao. Phương tiện vận tải và hệ thống đường ngày càng phát triển. Phân bố - Phát triển mạnh ở các nước có nền công nghiệp phát triển: Đông Bắc Hoa Kì, châu Âu... Phát triển mạnh ở các nước Tây Âu, Hoa Kì, Nhật Bản,... Đường biển Đường hàng không Ưu điểm - Đảm đương chủ yếu việc GTVT trên các tuyến đường quốc tế - Khối lượng luân chuyển hàng hóa thế giới do đường dài (3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa trên thế giới) - Đảm bảo các mối giao lưu quốc tế, đặc biệt chuyên chở hành khách giữa các châu lục - Tốc độ nhanh, không phụ thuộc vào địa hình. Nhược điểm - Thời gian vận chuyển chậm - Đe dọa ô nhiễm môi trường biển - Trọng tải thấp, vốn đầu tư lớn→ cước phí cao - Khí thải gây thủng tầng ôdôn Tình hình phát triển - Xây dựng nhiều kênh đào: Xuy-ê, Pa-na-ma,... - Các đội tàu buôn trên thế giới không ngừng tăng lên - Phát triển mạnh các cảng container Ngày càng ứng dụng mạnh mẽ thành tựu KHKT với nhiều sân bay và máy bay hiện đại ra đời Phân bố - 2/3 số hải cảng nằm ở 2 bên bờ Đại Tây Dương - Hoạt động hàng hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ngày càng sầm uất. - Chủ yếu ở các nước phát triển (Hoa Kỳ, Tây Âu...) - Các tuyến sầm uất: tuyến xuyên Đại Tây Dương, tuyến Châu Á – Thái Bình Dương Đường sông, hồ Đường ống Ưu điểm - Rẻ, thích hợp với vận chuyển hàng hoá nặng cồng kềnh, không cần nhanh - Ít tốn mặt bằng xây dựng - Rất hiệu quả khi vận chuyển dầu mỏ, khí đốt. Nhược điểm - Tốc độ chậm - Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên - Khó khắc phục khi xảy ra sự cố. Tình hình phát triển - Nhiều sông ngòi được cải tạo, có nhiều kênh đào. - Tốc độ tàu vận tải tăng - Mới xây dựng trong thế kỉ XX - Chiều dài đường ống không ngừng tăng lên Phân bố - Phát triển mạnh ở Hoa Kỳ, LB Nga, Canada.. Trung Đông, Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Quốc PHẦN II: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. Câu hỏi tự luận Câu 1: Hãy nêu những ưu điểm và nhược điểm của các ngành giao thông vận tải đường biển và đường hàng không Câu 2: Hãy so ánh những ưu điểm và nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ô tô. II. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. B. các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. C. chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa. D. tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn. Câu 2: Ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do A. cự li dài. B. khối lượng vận chuyển lớn. C. tính an toàn cao. D. tính cơ động cao. Câu 3: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở A. ven bờ Ấn Độ Dương. B. ven bờ Địa Trung Hải. C. hai bờ đối diện Đại Tây Dương. D. hai bờ đối diện Thái Bình Dương. Câu 4: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải A. đường ô tô. B. đường sắt. C. đường sông. D. đường ống. Câu 5: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là A. các tuyến đường xuyên Á. B. đường Hồ Chí Minh. C. quốc lộ 1 D. các tuyến đường chạy từ Tây sang Đông. Câu 6: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước ta và châu lục ? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Du lịch. D. Thương mại. Câu 7: Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là A. đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray. B. đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga. C. chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. D. tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao. Câu 8: Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phường tiện ô tô là A. tắc nghẽn giao thông. B. gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường. C. gây thủng tần ôdôn. D. chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn. Câu 9: Vận tải đường ống là loại hình vận tải trẻ, các tuyến đường ống trên thế giới được xây dựng trong thế kỉ A. XIX. B. XXI. C. XX. D. XVI. Câu 10: Giao thông đường thủy nhìn chung có ưu điểm là A. cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh. B. tiện lợi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình. C. vận chuyển được hàng nặng trên đường xa, với tốc độ nhanh, ổn định. D. có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và trung bình. BÀI 40. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Khái niệm về thị trường 1. Khái niệm: - Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. Thị trường được hoạt động nhwof có sự trao đổi giữa người bán và người mua. - Vật đem ra trao đổi trên thị trường là hàng hoá. - Vật ngang giá hiện đại là tiền. 2. Hoạt động của thị trường Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu: khi cung > cầu: giá giảm, có lợi cho người mua, sản xuất có nguy cơ đình đốn; khi cung < cầu: giá tăng, kích thích sản xuất mở rộng; khi cung = cầu: giá cả ổn định II. Ngành thương mại 1. Vai trò - Khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Điều tiết sản xuất, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. - Hướng dẫn tiêu dùng, có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới. - Gồm 2 ngành: + Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước. + Ngoại thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia. 2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu a. Cán cân xuất nhập khẩu - CT : cán cân xuất nhập khẩu = kim ngạch xuất khẩu – kim ngạch nhập khẩu - Xuất khẩu > Nhập khẩu : Xuất siêu - Xuất khẩu < Nhập khẩu: Nhập siêu b. Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu. - Mặt hàng xuất khẩu: nguyên liệu chưa qua chế biến hay các sản phẩm đã chế biến. - Mặt hàng nhập khẩu: tư liệu sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng. III. Đặc điểm của thị trường thế giới . - Toàn cầu hóa là xu thế quan trọng. - Khối lượng buôn bán trên thị trường thế giới tăng liên tục. - Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới: Hoa kỳ, Tây Âu, Nhật - Các cường quốc xuất, nhập khẩu: Hoa kỳ, Đức, Nhật, PHẦN II: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. Câu hỏi tự luận Câu 1: Phân tích vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Câu 2: Phân tích quy luật cung và cầu của thị trường. Câu 3: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014 Quốc gia Giá trị xuất khẩu (tỉ USD) Giá trị nhập khẩu (tỉ USD) Hoa Kì 1 610 2 380 Ca-na – da 465 482 Trung Quốc 2 252 2 249 Ấn Độ 464 508 Nhật Bản 710 811 Thái Lan 232 219 Đức 1 547 1 319 Pháp 578 634 a. Hãy tính cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia năm 2014. Nhận xét. b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của các nước năm 2014. II. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Thị trường được hiểu là A. nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa. B. nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua. C. nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ. D. nơi có các chợ và siêu thị. Câu 2: Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là gì ? A. Tiền. B. Vàng. C. Dầu mỏ. D. Nông sản. Câu 3: Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả A. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn. B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn. C. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. D. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất. Câu 4: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả A. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn. B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn. C. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. D. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất. Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại? A. Điều tiết sản xuất. B. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa. C. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế. D. Hướng dẫn tiêu dùng. Câu 6: Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là A. Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu. B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản. C. Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á. D. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ. Câu 7: Nội thương phát triển góp phần A. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. B. gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế. C. làm tăng kim ngạch nhập khẩu. D. làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Câu 8: Xuất siêu là khi có A. hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu. B. hàng nhập khẩu nhỏ hơn giá trị hàng xuất khẩu. C. hàng nhập khẩu bằng giá trị hàng xuất khẩu. D. cán cân xuất nhập khẩu âm.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_10_co_ban_nam_hoc_2.docx