Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 12 năm học 2018- 2019
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 12 năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 12 năm học 2018- 2019

Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Đà Nẵng Tổ Ngữ Văn Trường THPT Tôn Thất Tùng Năm học : 2018-2019 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM) Ở phần này, các em cần nắm những kiến thức như sau: 1/ Các phong cách ngôn ngữ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: tính cá thể; tính sinh động, cụ thể; tính cảm xúc. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: tính thẩm mỹ; tính đa nghĩa; dấu ấn riêng của tác giả. Phong cách ngôn ngữ báo chí: tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn. Phong cách ngôn ngữ chính luận: tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị; tính chặt chẽ trong lập luận; tính truyền cảm mạnh mẽ. Phong cách ngôn ngữ khoa học: tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể. Phong cách ngôn ngữ hành chính: Tính khuôn mẫu; tính minh xác; tính công vụ 2/ Các thao tác lập luận Thao tác lập luận so sánh Thao tác lập luận phân tích Thao tác lập luận bình luận Thao tác lập luận bác bỏ Thao tác lập luận chứng minh Thao tác lập luận giải thích 3/ Một số biện pháp tu từ thường gặp So sánh, nhân hóa, đảo ngữ, câu hỏi tu từ Ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ (thậm xưng, cường điệu, phóng đại, nói quá) Phép điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (điệp cú pháp) Nói giảm nói tránh, liệt kê 4/ Các phương thức biểu đạt (kiểu văn bản) Tự sự Miêu tả Biểu cảm Nghị luận Thuyết minh Điều hành 5/ Một số kiến thức khác Ngoài ra, học sinh cần phải nắm thêm kiến thức về các thể thơ, các kiểu câu, các từ loại trong tiếng Việt. BÀI TẬP THỰC HÀNH: BÀI 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này) “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. (Trích “Lời khuyên cuộc sống”) [Nguồn: radiovietnam.vn//xa/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan] Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điềm) Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? (0,25 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’? (0,5 điểm) Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của người viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trà lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các cầu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Đêm sao sáng Đêm hiện dần lên những chấm sao Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh Ai biết cầu Ô ở chỗ nào? () Chòm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi Lộng lẫy uy nghi một góc trời Em ở bên kia bờ vĩ tuyến Nhìn sao thao thức mấy năm rồi! Sao đặc trời cao sáng suốt đêm Sao đêm chung sáng chẳng chia miền Trời còn có bữa sao quên mọc Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em. Nguyễn Bính, Tháng 12 – 1957. Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính cùa đoạn thơ? (0,25 điểm) Câu 6. Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào? (0,25 điểm) Câu 7. Nêu tác dụng nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng ở 2 câu cuối của đoạn thơ (0,5 điểm) Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong đoạn thơ trích? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng ( 0,5 điểm) BÀI 2: Làm phần đọc hiểu của đề sau: BÀI 3: Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân) Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm) Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu. (0,25 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu: Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Trích Tự hát - Xuân Quỳnh) Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm) Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm) Câu 8. Điều giãi bày nào trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh/chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm) BÀI 4: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài khoảng 9 km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được một tòa nhà 40 tầng. Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng không phải theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác. Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc - Nam, chính trục đứt gãy này tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”. (Theo dulich.dantri.com.vn ngày 17/05/2015) Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,25 điểm) Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh thắng thiên nhiên của đất nước. (0,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: ... Hạt gạo làng ta Có bão tháng Bảy Có mưa tháng Ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng Sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy... (Trích Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa) Câu 5. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm) Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị nào của “hạt gạo làng ta”? (0,25 điểm) Câu 7. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ. (0,5 điểm) Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm) BÀI 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3: Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé. (Báo: Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? ( 0.25đ) Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì? (0.25đ) Câu 3. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh chị về hình ảnh chiếc phao trong văn bản trên khoảng 5 -7 dòng? (0.5đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về (Đất Nước - Nguyễn Đình Thi) Câu 4. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? (0.25đ) Câu 5. Xác định và nêu giá trị của 2 biện pháp tu từ xuất hiện trong 2 khổ đầu (0.5đ) Câu 6. Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì? Từ đó, phân tích ý nghĩa cả câu thơ trên ? (0,5đ) Câu 7. Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ? (0.5 điểm) Câu 8. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên. (0.25 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN (7 ĐIỂM) CÂU 1: DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3 ĐIỂM) 1/ Nghị luận tư tưởng đạo lí: a/ Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận mà HS suy ra được từ một câu nói, câu danh ngôn, ngạn ngữ nào đó xuất hiện trong đề bài Giới thiệu được câu trích dẫn có trong đề bài b/ Thân bài: Giải thích Bình luận Mở rộng vấn đề Rút ra bài học c/ Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của mình về câu nói trên Nhấn mạnh lại ý nghĩa hoặc tác dụng của câu nói có trong đề bài 2/ Nghị luận hiện tượng xã hội: a/ Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng xã hội đã nhắc đến trong đề bài b/ Thân bài: Giải thích (nếu có) Thực trạng (tình hình hiện tượng) Nguyên nhân (khách quan + chủ quan) Hậu quả/kết quả Giải pháp (chú trọng đến giải pháp của bản thân đối với hiện tượng xã hội) c/ Kết bài: Nhấn mạnh lại tầm ảnh hưởng quan trọng của hiện tượng đó đối với xã hội. Khẳng định lại ý thức của bản thân đối với việc ngăn chặn hoặc phát huy hiện tượng xã hội đó. CÂU 2: DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (4 ĐIỂM) I. Ôn tập một số kiểu viết bài nghị luận Bài 1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ cần phân tích, bình giảng, bàn luận... - Phân tích, bình giảng, bàn luận... dựa vào mạch vận động của cảm xúc, suy tư - Khái quát, đánh giá những giá trị nổi bật về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ Chú ý: Cần phối hợp các thao tác lập luận như: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... Cần diễn đạt một cách ngắn gọn, trong sáng, nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân. Bài 2. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học + Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận + Phân tích, bình giảng, bàn luận... những vấn đề nêu trong đề bài; mở rộng vấn đề liên quan + Nêu ý nghĩa và rút ra những giá trị cơ bản có tầm tư tưởng và học thuật Chú ý: Cần phối hợp các thao tác lập luận như: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... Cần diễn đạt một cách ngắn gọn, trong sáng, nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân. Bài 3. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích, nhận vật + Giới thiệu khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích cần nghị luận; nhân vật cần phân tích... + Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề bài + Khái quát, đánh giá những giá trị nổi bật về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm hay đoạn trích nghị luận Chú ý: Cần phối hợp các thao tác lập luận như: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... Cần diễn đạt một cách ngắn gọn, trong sáng, nêu bật những nhận xét, đánh giá riêng của bản thân. Bài 4. Nghị luận về sự liên kết giữa các tác phẩm a. Ví dụ: Đề: Cảm nhận và so sánh của anh/chị về hai đoạn văn bản sau: Dốc lên khúc khuỷu đốc thăm thẳm Heo hút côn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Tây Tiến - Quang Dũng Đoạn 2: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới.Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lênnhư tiếng một ngàn con trâu mộng đang lộng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân b. Cách làm: lí giải từng nhân vật theo yêu cầu để ra như cách làm bài NLVH bình thường; sau đó so sánh hai nhân vật ( Giống và khác nhau) → Kết bài theo bố cục bài viết Bài 5. Nghị luận về sự kết hợp NLVH với NLXH a. Ví dụ Đề: Phân tích đoạn thơ trong bài Tây tiến của Quang Dũng (Từ câu Tây tiến đoàn binh không mọc tóc đến câu Sông Mã gầm lên khúc độc hành). Từ ý nghĩa của câu Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh anh/chị hãy nêu cảm nghĩ của mình về lí tưởng của lớp trẻ ngày nay. b. Cách viết: Bài viết có hai phần * Phần đầu viết một bài văn NLVH theo đúng yêu cầu. * Phần tiếp theo viết một bài văn NLXH theo yêu cầu * Mở bài và kết bài là chung của cả hai phần; câu văn dẫn từ NLVH sang NLXH là mở bài của phần NLXH II. Cách viết một văn bản nghị luận về Văn học: 1. Bố cục bài viết a. Mở bài: + Giới thiệu ngắn gọn và sinh động, hấp dẫn về tác giả và tác phẩm cần nghị luận + Nêu vấn đề nghị luận (nội dung chính của tác phẩm, hoặc đoạn tác phẩm cần nghị luận) + Dẫn lại nguyên văn nhận xét có ở đề bài (nếu có) b. Thân bài: + Lí giải nhan đề, lời đề từ; những khái niệm xuất hiện trong đề (nếu có); trình bày khát quát những nét về nghệ thuật và nội dung chính cần nghị luận trong bài viết. + Chia tách vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ; dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ từng luận cứ và tổng hợp, nhận xét, đánh giá từng luận điểm + Tổng hợp, nêu nhận xét; bài học c. Kết bài: Đánh giá giá trị nghệ thuật và nội dung của vấn đề đã nghị luận và nâng cao . 2. Bài viết luôn luôn phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản: a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết bài văn nghị luận văn học; bố cục chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đạt các nội dung theo yêu cầu đề ra. III. Kiến thức trọng tâm chương trình Ngữ Văn học kì I 1/ Những văn bản thơ: BÀI 1: TÂY TIẾN – QUANG DŨNG I. Tác giả: - Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp - Là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng - Con người hào hoa, lãng tử khiến tác phẩm đậm chất men say lãng mạn II. Hoàn cảnh ra đời: - 1947 binh đoàn được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN. - Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình tây tiến về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. - Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ, lúc đầu có tên “Nhớ Tây Tiến” .Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được in lại trong tập “Rừng biển quê hương” và đổi tên “Tây Tiến” III. Nội dung trọng tâm: 1/ Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi” - Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình. - Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ. - Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo. - Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn. 2/ Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng: - Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn; - Vẻ đẹp bi tráng. 3/ Nghệ thuật: * Cảm hứng và bút pháp lãng mạn. * Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt * Kết hợp chất nhạc và chất họa. 4/ Ý nghĩa văn bản: Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta. BÀI 2: VIỆT BẮC – TỐ HỮU I. Tác giả: - Quê ở Huế, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng - Là lá cờ đầu của thơ ca CM Việt Nam, con đường thơ gắn liền với những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước - Mang phong cách trữ tình – chính trị, với giọng văn tâm tình ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc. II. Hoàn cảnh ra đời: - Việt Bắc là quê hương cách mạng là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, Miền Bắc nước ta được giải phóng. - Tháng 10-1954 các cơ quan trung ương của Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội - Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc. - Bài thơ đựoc trích trong tập Việt bắc (1947-1954). III. Nội dung trong tâm 1/ Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. + Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại. + Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. 2/ Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm.. - Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến. - Bảy mươi câu đáp: + Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. + Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc, trong đó: bốn câu đầu đoạn khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắc; hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; đặc biệt chú ý: sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong bộ tranh tứ bình hai mươi tám câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng: sự góp sức của thiên nhiên Việt Bắc + cảnh chiến đấu và chiến thắng của quân dân Việt Bắc. 3/ Nghệ thuật: Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi 4/ Ý nghĩa văn bản: Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. BÀI 3: ĐẤT NƯỚC – MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG, NGUYỄN KHOA ĐIỀM I. Tác giả: - Trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ nên tiếng thơ đầy tươi mới, sôi nổi, nóng bỏng nhiệt thành yêu nước của một thế hệ trẻ. - Có phong cách thơ trữ tình – chính luận nên thơ đậm chất suy tư, dồn nén, chiêm nghiệm. II. Hoàn cảnh ra đời: - “Mặt đường khát vọng” là tập trường ca Nguyễn Khoa Điềm hình thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu 1974. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam: nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ; hướng về nhân dân về đất nước; ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấucủa toàn dân tộc. - Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. III.Nội dung trọng tâm: 1/ Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước. - Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người. - Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc. - Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước. 2/ Phần 2: tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước. + Từ không gian địa lí; + Từ thời gian lịch sử; + Từ bản sắc văn hóa. Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước. 3/ Nghệ thuật: *Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi. * Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt. * Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình. 4/ Ý nghĩa văn bản: Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. BÀI 4: SÓNG – XUÂN QUỲNH I. Tác giả: - Có tuổi thơ chịu nhiều thiệt thòi nên luôn khát khao tình yêu, khát khao mái ấm gia đình và tình mẫu tử. - Hồn thơ của Xuân Quỳnh dung dị, hồn nhiên tươi tắn cùng trái tim đa cảm, gắn bó thiết tha với cuộc đời, với con người, vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu suy tư. II. Hoàn cảnh ra đời: Trong chuyến đi công tác tại vùng biển Diêm Điền, Thái Bình năm 1967, thi sĩ đã sáng tác bài thơ. Tác phẩm được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968), là một trong những bài thơ tình hay nhất của thơ ca hiện đại Việt Nam. III. Nội dung trọng tâm: 1/ Phần 1: Sóng và em – những nét tương đồng: + Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí (khổ 1) + Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường. (khổ 1) + Tồn tại vĩnh hằng (khổ 2) + Luôn trăn trở đi tìm nguồn gội, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung với niềm tin son sắt (khổ 3, 4, 5, 6, 7) 2/ Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu: + Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc (khổ 8) + Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu. (khổ 9) 3/ Nghệ thuật: * Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp theo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng. * Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết. 4/ Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người. BÀI 5: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA - THANH THẢO I. Tác giả: - Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ mang đậm chất suy tư của một trí thức có trách nhiệm với thời cuộc, với đất nước. Là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. - Là nhà thơ có nhiều nỗ lực cách tân, tìm tòi đổi mới không ngừng về nội dung và hình thức - Giàu chất suy tư và triết lí và phóng khoáng về cách biểu đạt. II. Hoàn cảnh ra đời: - In trong tập Khối vuông ru bích (1985), tiêu biểu cho lối viết giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng và có màu sắc tượng trưng, siêu thực của Thanh Thảo. III.Nội dung trọng tâm: - Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn => Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập gềnh xa thẳm. - Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca. Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn-linh hồn của người nghệ sĩ-vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau Lời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt. - Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN trở thành bất tử trong chính cuộc giả từ này. 3/ Nghệ thuật: Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi. 4/ Ý nghĩa văn bản: Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX. 2. Những văn bản văn xuôi BÀI 1: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH I. Tác giả: - Xem văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng => nhà văn phải là chiến sĩ trên mặt trận vưn hóa nghệ thuật. - Luôn đặt ra 4 câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? trước khi sáng tác II. Hoàn cảnh ra đời: - Xem lại sgk (lưu ý ngày tháng) - Lưu ý: “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách: + từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ; + từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. + lúc này thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải trở lại với người Pháp. III. Giá trị lịch sử và giá trị văn học: - Xem lại nội dung trong vở kết hợp với SGK IV. Nội dung trọng tâm: 1/ Cơ sở pháp lí: - Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc qua việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp. - Tác dụng của 2 bản tuyên ngôn: + khéo léo tôn trọng, đề cao giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại. + cương quyết tạo hàng rào pháp lí để không ai chối cãi được + tự hào đặt 3 bản tuyên ngôn, 3 cuộc cách mạng ngang hàng nhau. - Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Bác suy rộng ra quyền tự do, bình đẳng của các dân tộc và khẳng định đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. → đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại 2/ Cơ sở thực tiễn: - Tội ác của thực dân Pháp + vạch trần tội ác dã man, tàn bạo, thâm độc về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. + Ng.thuật: đối lập (thế mà); liệt kê, điệp từ chúng; từ ngữ giàu hình ảnh → bác bỏ công lao khai hóa của Pháp + Mùa thu/1940: Pháp quỳ gối đầu hàng Nhật. → hơn hai triệu người chết đói + 9/3/1945: Pháp bỏ chạy, đầu hàng khi Nhật tước khí giới → bán nước ta 2 lần cho Nhật → bác bỏ quyền bảo hộ của Pháp - Khẳng định thực tế đấu tranh của dân tộc để lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa. - 2 sự thật = bằng chứng hùng hồn → phản bác mạnh mẽ luận điệu xảo trá của kẻ thù trước dư luận thế giới 3/ Lời tuyên bố độc lập: - Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp - Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp - Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của nước VN. - Khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do đã giành được. 4/ Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa chính xác vừa gợi cảm. - Giọng văn linh hoạt 5/ Ý nghĩa văn bản: - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy. - Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. - Là một áng văn chính luận mẫu mực. BÀI 2: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN I. Tác giả: - Là người theo chủ nghĩa “xê dịch”, suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Sau 1945, với Nguyễn Tuân, cái đẹp không còn nằm ở quá khứ, cái đẹp hiện hữu ở cảnh sắc thiên nhiên và những con người lao động bình thường. - Có kiến thức uyên bác ở nhiều lĩnh vực và cách sử dụng ngôn từ đa dạng, phong phú. II. Hoàn cảnh ra đời: - Tùy bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân trên vùng núi Tây Bắc. – Người lái đò Sông Đà trích trong tập tùy bút này (1960) III. Nội dung trọng tâm: 1/ Hình tượng Sông Đà: - Hung bạo, dữ dằn: Cảnh đá dựng thành vách, những đoạn đá chẹt dòng sông như cái yết hầu; cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè; những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò; - Trữ tình và thơ mộng: Dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đạp riêng; cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích, vừa trù phú, tràn trề nhựa sống; è Qua hình tượng sông Đà, NT thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, NT đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới. 2/ Hình tượng người lái đò: + Là vị chỉ huy cái thuyền sáu bơi chèo trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc(sóng, nước, đá, gió). - Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò nắm lấy bờm sóng vượt qua trận thủy chiến ác liệt (đá nổi, đá chìm, ba phòng tuyến trùng vi vây bủa.) thuần phục dòng sông. - Ông nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương. - Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: Sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước. è Hình ảnh ông lái đò cho thấy NT đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, khong thuộc tầng lớp đài các vang bóng một thời mà là những người lao động bình thường-chất vàng mười của Tây Bắc. Qua đây, nhà văn mốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày. 3/ Nghệ thuật: - Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. - Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. - Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình 4/ Ý nghĩa văn bản: Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết the của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam. BÀI 3: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG I. Tác giả: - Quê ở Huế và là nhà văn chuyên về bút kí - Sáng tác có sự kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều cùng lối hành văn hướng nội. II. Hoàn cảnh ra đời: - Tác phẩm được viết tại Huế, ngày 4/1/1981, trích trong tập truyện cùng tên gồm 3 phần - Đoạn trích thuộc phần thứ nhất. III. Nội dung trọng tâm: 1/ Thủy trình của Hương giang: - Ở vùng thượng lưu: Sông Hương có vẻ đạp hoang dại, đầy cá tính, là bản trường ca của rừng già, là cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. - Đến ngoại vi TP Huế: + Sông Hương như người con gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức. + Thủy trình của SH khi bắt đầu về xuôi tựa một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. - Đến giữa TP Huế: + SH như tìm được chính mình vui hẳn lênmềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. + Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya - Trước khi từ biệt Huế: SH giống như người tình dịu dàng và chung thủy. Con sông như nàng Kiều trong đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa 2/ Dòng sông của lịch sử và thi ca: - Trong lịch sử, Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc. - Trong đời thường, Sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng của đất nước. - Sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. 3/ Nghệ thuật: - Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa; - Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu. - Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả. 4/ Ý nghĩa văn bản: Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương. ĐÁP ÁN BÀI 1: 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân tích 2. Nội dung chính của đoạn văn: bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống. 3. Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi vì đó là sự “cho” xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt. 4. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn mạnh được đó là quan điểm hoàn toàn đúng đắn, đúng với mọi người, mọi thời đại, như là một quy luật của cuộc sống, khuyên mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để được nhận lại nhiều hơn. 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 6. Đoạn thơ được viết theo thể thơ 7 chữ. 7. Hai biện pháp tu từ được sử dụng ở 2 câu cuối của đoạn thơ: Cấu trúc câu “chẳngchẳng” và nghệ thuật đối lập tương phản trong hai câu thơ: “Trời còn có bữa sao quên mọc Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.” Tác dụng: Khẳng định, nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ mà anh dành cho em là thường trực, đều đặn ngày này qua ngày khác, vượt qua cả hiện tượng thiên nhiên (sao có đêm không mọc nhưng nỗi nhớ mà anh dành cho em thì đêm nào cũng hiển hiện). 8. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn mạnh được tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong đoạn thơ trích đó là nỗi nhớ thương khắc khoải, khôn nguôi đối với người con gái trong xa cách. ĐÁP ÁN BÀI 2: ĐÁP ÁN BÀI 3: 1. Phương thức nghị luận 2. Câu “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm. 5. Biện pháp điệp từ “biết” [láy lại 3 lần] và ẩn dụ. 6. Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người minh yêu. 7. Những từ: khao khát, xúc động, yêu. 8. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;... Tùy vào cách trình bày, diễn đạt của học sinh để cho điểm. ĐÁP ÁN BÀI 4: Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí; phong cách ngôn ngữ khoa học; phong cách ngôn ngữ báo chí kết hợp phong cách ngôn ngữ khoa học . Câu 2. Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích là: “Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.” Câu 3. Phương thức biểu đạt chủ yếu: thuyết minh Câu 4. HS có thể có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, nhưng cần nêu bật được: Cảm xúc yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng cũng như những danh thắng thiên nhiên khác có trên đất nước. Từ đó, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và huy những vẻ đẹp đó; đồng thời, phải có những hành động thiết thực để bảo tồn cũng như quảng bá các di sản thiên nhiên của đất nước. Câu 5. Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ - Mẹ em xuống cấy Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. Câu 7. Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu. Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân. Câu 8. HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực: nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những sản phẩm ấy. ĐÁP ÁN BÀI 5: Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 2. Văn bản trên đưa tin về câu chuyện gia đình chị Thanh gặp nạn trên chuyến phà Sewol và hành động nhường chiếc phao để cứu con gái của vợ chồng chị. Câu 3. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng đảm bảo được chủ đề của đoạn văn: chiếc áo phao, biểu tượng của tình cảm gia đình. Câu 4. Thể thơ tự do Câu 5. a/ Nhân hóa: trời thu thay áo mới Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng. b/ Điệp cú pháp (điệp cấu trúc): Cụm danh từ + đây là + của chúng ta Những + cụm danh từ Tác dụng : nhấn mạnh tính chất sở hữu của nhân dân ta đối với các cảnh vật thiên nhiên của đất nước => niềm tự hào về đất nước Câu 6. - Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương. - Chữ “khuất” còn được hiểu là khuất phục. Vậy khẳng định tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc, đất nước ta. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù. Câu 7. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống. Câu 8. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2018_201.doc