Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11 năm học 2020- 2021 trường THPT Ngô Quyền
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11 năm học 2020- 2021 trường THPT Ngô Quyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11 năm học 2020- 2021 trường THPT Ngô Quyền
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ QUYỀN TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 Học kì I - Năm học 2020-2021 Tiếng Việt: 1. Thực hành về thành ngữ, điển cố 2. Ngữ cảnh là gì? Các nhân tố của ngữ cảnh? Vai trò của ngữ cảnh? 3. Thế nào là ngôn ngữ báo chí? Các thể loại báo chí? Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? 4. Thực hành về lựa chon trật tự các bộ phận trong câu. 5. Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản. II. Làm văn: 1. Thao tập luận phân tích. 2. Thao tập luận so sánh III. Văn học: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình (II). Vẻ đẹp của cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện vào đêm khuya? Ý nghĩa và tư tưởng của tác phẩm? Hãy phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?. Phân tích cảnh tượng đêm Huấn Cao cho chữ quản ngục? Vì sao nói đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng? Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo? Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền người của Chí Phèo, Chí Phèo của Nam Cao? -------Hết------- NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 Học kì I - Năm học 2019 -2020 I. Tiếng Việt 1. Thực hành về thành ngữ, điển cố - Thành ngữ: là ngữ cố định được dùng quen thuộc, lặp đi lặp lại trong giao tiếp. Thành ngữ mang tính khái quát, tính trừu tượng và tính hình tượng cao. Ví dụ: Một duyên hai nợ, Năm nắng mười mưa, Cá chậu chim lồng, Đầu trâu mặt ngựa - Điển cố: là những sự việc, sự kiện trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra để nói về những việc tương tự. Nó có đặc điểm là ngắn gọn, hàm súc và thâm thúy. Ví dụ: Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Ghét đời U, Lệ đa đoan, Ghét đời Ngũ bá phân vân 2. Ngữ cảnh là gì? Các nhân tố của ngữ cảnh? Vai trò của ngữ cảnh? - Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. - Các nhân tố của ngữ cảnh: + Nhân vật giao tiếp. + Bối cảnh ngoài ngôn ngữ. + Văn cảnh. - Vai trò của ngữ cảnh: tạo lập câu nói và lĩnh hội câu nói. 3. Thế nào là ngôn ngữ báo chí? Các thể loại báo chí ? Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí ? - Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. - Các thể loại báo chí: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo. - Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: + Tính thông tin thời sự. + Tính ngắn gọn. + Tính sinh động hấp dẫn. 4. Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu. - Trật tự trong câu đơn: TN, CN – VN, BN. Vị trí của các thành phần trạng ngữ, bổ ngữ trong câu đơn nhằm biểu đạt nội dung, ý nghĩa của câu nói. - Trật tự trong câu ghép: Câu ghép chính phụ, câu ghép nguyên nhân – kết quả. Vị trí của các vế trong câu ghép nhằm đạt nội dung, ý nghĩa của câu nói. 5. Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản. - Dùng kiểu câu bị động - Dùng kiểu câu có khởi ngữ - Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống II. Làm văn 1.Thao tác lập luận phân tích. Lập luận phân tích là thao tác chia nhỏ các đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng. 2.Thao tác lập luận so sánh: Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục. III. Văn học 1. Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình (II) a. Hai câu đề: Nỗi cô đơn, bẽ bàng - Hình ảnh một con người cô đơn ngồi một mình trong đêm khuya, cộng vào đó là tiếng trống canh báo hiệu sự trôi chảy của thời gian. - Cách dùng từ: Cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình. - Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Cái hồng nhan ấy không được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non. àHai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình. b. Hai câu thực: Thực trạng buồn tủi, tuyệt vọng -“ Say lại tỉnh” + Chứa đầy sự chán chường, niềm vô vọng, sự cô đơn tột cùng +Tự thấy cái vòng quẩn quanh, bế tắc, càng cảm nhận nỗi đau thân phận, “vầng trăng bóng xế” + Dở dang, muộn màng, hạnh phúc không trọn vẹn + Sự tương quan giữa vầng trăng và thân phận. à Hai câu thơ đối thanh nghịch ý thể hiện thực tại đau đớn phủ phàng như giễu cợt nhà thơ khi đối diện với chính mình. c. Hai câu luận: khát vọng mãnh liệt - Sử dụng phép đảo ngữ + Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc + phép đối à Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống - Thể hiện sự phẫn uất, quẫy đạp như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương. => Sức sống dữ dội, mãnh liệt cả trong tình huống bi thương. d. Hai câu kết: Kiếp làm lẽ - Ngán nỗi: Tiếng thở dài ngao ngán chua xót. - Xuân đi xuân lại lại: Ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn. - Mảnh tình: Cách dùng từ độc đáo, giàu hình ảnh. -Tình cảm ít ỏi, mong manh - Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình - san sẻ - tí - con con: Trở nên nhỏ bé đến vô cùng à Lời than thầm kín và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của người phụ nữ có thân phận lẽ mọn. => Với cách sử dụng từ ngữ sáng tạo giàu sức biểu cảm, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật: đảo từ, đối, động từ mạnh, xây dựng hình ảnh độc đáoBài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ: vừa đau buồn, vừa phẫn uất cho duyên phận hẫm hiu, bẽ bàng nhưng vẫn không thôi khát vọng hạnh phúc 2. Cảnh thu và tình thu trong bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu) a. Cảnh thu - Điểm nhìn từ trên thuyền câu à nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời à nhìn tới ngõ vắng à trở về với ao thu (khác với Thu vịnh ) - Cảnh thu được đón nhận từ gần à cao xa à gần. Cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động. - Hình ảnh thu: ao thu, thuyền câu, ngõ trúc, à Hình ảnh mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc Bộ. - Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt, lá vàng à gam màu chủ yếu là màu lạnh kết hợp hài hòa - Đường nét, chuyển động: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng à uyển chuyển, nhẹ nhàng. - Không gian: lạnh lẽo, vắng teo à không gian tĩnh lặng. - Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo à Thủ pháp lấy động nói tĩnh. => Bức tranh mùa thu đẹp mà đượm buồn mang những đặc trưng của mùa thu ở làng quê vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. b. Tình thu - Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. + Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần + Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được. + Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động.. - Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân. à Nguyễn khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc. => Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẽ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh; vận dụng tài tình nghệ thuật đối. Cảnh thu đẹp nhưng buồn và tĩnh lặng. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và tâm sự thời thế của tác giả. 3. Hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện vào đêm khuya và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm “Hai đứa trẻ” a. Hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện vào đêm khuya - Trong cả chuỗi ngày lam lũ và buồn tẻ thì chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên và những con người nơi phố huyện. - Đoàn tàu đem đến nơi phố huyện luồng ánh sáng rực rỡ: ánh sáng từ ngọn đèn pha, từ những toa khách sang trọng, màu đồng, kền lấp lánh..tất cả đều bắt ánh sáng xuống mặt đường. - Đoàn tàu mang đến những âm thanh náo nhiệt: Tiếng còi xe lửa rít lên, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng dồn dập, tiếng cười nói trên những toa tàu, tiếng người lên xuống nhộn nhịp. - Ánh sáng và âm thanh mà con tàu mang tới đã xua tan thực tại tối tăm và tĩnh lặng nơi phố huyện dù chỉ một vài phút ngắn ngủi. - Giúp chị em Liên ngược trở về quá khứ với những kỉ niệm hạnh phúc khi còn sống ở Hà Nội. - Con tàu mang đến cho chị em Liên và những con người nỏi phố huyện một thế giới mới lạ. => Hình ảnh chuyến tàu đến rồi đi nhanh tạo những hy vọng và mơ ước tốt đẹp cho người dân nơi phố huyện. Họ khát khao cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống tẻ nhạt trọng hiện tại. b. Ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm - Truyện ngắn thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ. - Truyện ngắn “Hai Đứa trẻ” vừa mang giá trị hiện thực vừa chứa tư tưởng nhân đạo sâu sắc. * Chú ý một số đặc điểm ngệ thuật trong tác phẩm: Cốt truyện đơn giản, bút pháp tương phản, đối lập. Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. 4. Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao, Cảnh cho chữ - đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có a.Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao * Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa - Nghệ thuật viết thư pháp + Chữ viết đẹp lắm, vuông lắm. + Có được chữ Huấn Cao mà treo là có cả một vật báu trên đời. + Chữ đẹp của Huấn Cao lan truyền khắp thiên hạ. - Nói Huấn Cao có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp nghĩa là ông có vốn hiểu biết sâu rộng. Vì chữ Hán là một thứ chữ hình tượng, dùng hình tượng để biểu đạt ý nghĩa. Vì vậy mỗi chữ đều hàm chứa ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Không có vốn hiểu biết sâu rộng không thể viết chữ Hán nhanh và đẹp * Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang, bất khuất, khinh bạc: - Có những hành động chọc trời, khuấy nước chống lại triều đình nhà Nguyễn. - Dỗ gông một cách ngang ngược bất chấp sự mỉa mai của những tên lính áp giải. - Thản nhiên nhận sự biệt đãi của viên quản ngục - Đuổi viên quản ngục ra khỏi phòng của mình. - Coi thường quyền lực, coi thường cái chết. * Huấn Cao là một người có thiên lương cao cả: - Không vì vàng bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối. - Khi chưa hiểu Viên Quản ngục thì xua đuổi, hiểu rồi thì ân hận cảm tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” - Cho chữ và khuyên nhủ chân thành. => Huấn Cao là một người văn võ song toàn, vừa có tâm vừa có tài. Nhân vật Huấn Cao được xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật lí tưởng hóa nhân vật đồng thời thể hiện lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn Nguyên Tuân. b. Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có * Cảnh vật - Thời gian: đêm đã khuya - Không gian: Trong căn buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, mùi phân chuột, phân gián >< bó đuốc sáng rực chói lòa, tấm lụa trắng, mùi thơm của mực. => Ngọn lửa chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tăm tối, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám dơ bẩn. * Con người - Người cho chữ: Tử tù, chân tay bị xiềng, viết nét chữ tung hoành, phong thái uy phong, lẫm liệt, với lời khuyên nhủ chân thành. - Người nhận chữ: Quản ngục, khúm núm, Viên Thơ Lại run run, vái lạy, xin bái lĩnh lời khuyên nhủ. => Trật tự xã hội bị đảo lộn, ánh sáng thắng bóng tối cái đẹp chiến thắng sự xấu xa nhơ bẩn, thiên lương thắng tội ác. Cái đẹp, cái cao cả, cái thiện luôn được tôn vinh với chức năng cảm hóa cái xấu. ( chú ý cảnh cho chữ được tác giả sử dụng bút pháp lãng mạn và thủ pháp nghệ thuật đối lập) * Ý nghĩa của lời khuyên đối với Viên Quản Ngục - Cái đẹp nảy sinh nơi đất chết nhưng không thể chung sống với sự tàn bạo, cái xấu. - Cái đẹp tạo nên sức mạnh cảm hóa con người. - Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm tin vào con người và đưa ra tuyên ngôn: Cái đẹp phải gắn với cái thiện, người nghệ sĩ trước hết phải có thiên lương. 5. Nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” Nghệ thuật trào phúng được thể hiện qua các khía cạnh sau: Nhan đề, hình tượng, nhân vật, hành vi, ngôn ngữ. a.Nhan đề - Hạnh phúc: vui vẻ, sung sướng - Tang gia: buồn đau, mất mát. => Tang gia hạnh phúc là một nghịch lí, nhan đề gây ra tiếng cười có ý nghĩa châm biếm, đả kích sâu cay. b. Hình tượng trào phúng - Cảnh đi báo tin buồn mà tưng bừng, tấp nập như mời đi dự hội. - Cảnh đám tang bên ngoài nhìn thành kính, trang nghiêm nhưng nhìn sâu thì đó là đám rước, đám quảng cáo. - Cảnh hạ huyệt là giây phút đau buồn nhất thì trở thành trường quay, sân khấu dưới tay nhà đạo diễn kiêm nhiếp ảnh Tú Tân. c. Nhân vật trào phúng * Niềm vui chung: Thực thi di chúc của cụ tổ, quyền lợi vật chất của mọi người được thõa mãn. * Niềm vui riêng: - Cụ cố Hồng: Diễn trò già nua ốm yếu, muốn thiên hạ khen đám ma to à háo danh. - Ông Văn Minh: Sung sướng vì cái chúc thư được thực hành, mặt đăm đăm, chiêu chiêu à giả tạo, toan tính, coi đồng tiền hơn tình thân. - Bà Văn Minh: sốt ruột, la ó, vui mừng vì đây là dịp để lăng xê những kiểu áo tang à Chạy theo lối văn minh rởm, lố lăng - Cậu Tú Tân: Điên người lên, Sung sướng vì được trổ tài chụp ảnhà Chỉ lo thú vui cá nhân - Ông Phán mọc sừng: Vui mừng vì giá trị của đôi sừng vô hình trên đầu à ham tiền vô liêm sĩ. - Cô Tuyết: Buồn vì không thấy Xuân, cơ hội mặc đồ ngây thơ à hư hỏng, lẳng lơ. => Bằng giọng văn hài hước tác giả đã xây dựng một gia đình đại bất hiếu, đồi bại về đạo đức. d. Hành vi trào phúng - Hành vi của ông Phán mọc sừng: khóc hứt! hứt!hứt suýt ngất nhưng thực chất là để ngả người về phía Xuân dúi cho Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư à đỉnh điểm của sự giả dối. - Ngôn ngữ của các nhân vật mang tính hài hước. Ngay từ tên gọi của nhân vật cũng làm bật lên tiếng cười trào phúng: Ông lang vi, ông lang phế, họa sĩ TPYN, Xuân tóc đỏ,.. - Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả thật nhẹ nhàng mà hóm hĩnh, sâu cay. Nhà văn sử dụng lối nói ngược nghĩa “thật là đám ma to tát, xứng đáng là đám ma gương mẫu” 6. Quá trình tha hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo a. Quá trình tha hóa của Chí Phèo * Xuât thân: - Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi. - Bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ rồi bị trao đi bán lại cho nhiều người. à Chí cô độc, đáng thương * Năm hai mươi tuổi : - Chí là một thanh niên khoẻ mạnh có ước mơ giản dị, chân chất. - Chí là người nông dân nghèo hiền lành, lương thiện, có lòng tự trọng. - Chí làm canh điền cho Lí Kiến chỉ vì một cơn ghen tuông Lí Kiến đẩy Chí vào tù. * Chí ra tù : - 7,8 năm ở tù Chí trở thành một tên lưu manh côn đồ. Bị tàn phá về nhân hình và nhân tính. - Nhân hình : Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. - Nhân tính : Say triền miên, làm nghề rạch mặt, ăn vạ, tay sai cho Bá Kiến, làm đổ máu và nước mắt không biết bao gia đình.Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn, thậm chí không ai chửi nhau với hắn. Bị loại ra khỏi xã hội loài người. à Nhà tù thực dân và Bá Kiến đã tiếp tay nhau đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh hóa. Chí trở thành con Quỷ của làng Vũ Đại b. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. - Trong một cơn say, dưới đêm trăng ngoài bãi vắng, tình yêu đã đến với Chí Phèo và Thị Nở. - Thị Nở đến với Chí bằng bát cháo hành nhân đạo và sự ân cần, chăm sóc ấm áp của tình người - Điều đó đã làm thức tỉnh bản chất lương thiện ở Chí. + Chí cảm nhận được những điều bình dị của cuộc sống thường ngày. + Chí đối diện với chính mình. + Chí nhớ lại quá khứ, buồn tủi cho thân phận hiện tại, Chí lo lắng cho tương lai. + Chí muốn làm hòa với mọi người và muốn làm người lương thiện. => Thị Nở đã đánh thức, khơi dậy bản tính lương thiện bấy lâu bị dập tắt ở Chí Phèo. - Sau chuỗi ngày yêu đương với Chí, Thị Nở đã cự tuyệt Chí. + Vì Thị là người phụ nữ đần độn, không định đoạt được số phận của mình. + Vì Bà Cô của Thị ngăn cản, lời của Bà cô cũng chính là định kiến của xã hội lúc bấy giờ. - Chí Phèo khi bị cự tuyệt + Chí ngẩn người ra. + Thoáng thấy mùi cháo hành. + Chí cố gắng đuổi theo, nắm lấy tay Thị nhưng mọi cố gắng dường như bất lực. + Chí tìm đến rượu, càng uống lại càng tỉnh, tỉnh ra lại càng đau đớn, Chí lại thoáng thấy mùi cháo hành, chí ôm mặt khóc rưng rức. + Trong giây phút tuyệt vọng chí xách dao đâm chết Bá Kiến, cắt cổ tự sát à Tất yếu, bế tắc à Khát vọng sống lương thiện mãnh liệt hơn cái chết. Phần người trong Chí đã chiến thắng phần con. à Mâu thuẫn giai cấp gay gắt không thể xoa dịu được nữa. => Chí Phèo - bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người. Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa, phong kiến tàn bạo, cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện, đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã biến thành quỷ dữ. ---------------------------------------
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_202.doc