Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11 năm học 2020- 2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11 năm học 2020- 2021
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ NGỮ VĂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ninh Kiều, ngày 28 tháng 11 năm 2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11 PHẦN 1. NỘI DUNG ÔN TẬP A. PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Kiến thức về từ - Nắm vững các loại từ cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, thán từ, từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, từ thuần Việt, từ Hán Việt. - Hiểu được các loại nghĩa của từ: từ có một nghĩa. Từ nhiều nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Từ đồng âm khác nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,... - Trường từ vựng: Tập hợp những từ có chung ít nhất một nét nghĩa. 2. Kiến thức về câu - Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, - Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cảm thán, câu tỉnh lược, câu khẳng định, câu phủ định, 3. Dấu câu - Dấu chấm - Dấu chấm hỏi - Dấu chấm than - Dấu hai chấm - Dấu chấm lửng - Dấu chấm phẩy - Dấu phẩy - Dấu gạch ngang - Dấu ngoặc đơn - Dấu ngoặc kép 4. Kiến thức về các biện pháp tu từ - Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh. Tác dụng: tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,... - Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng, điệp từ, điệp ngữ, - Tu từ về câu: lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, phép đối, 5. Một số thể thơ - Ngũ ngôn (mỗi câu thơ có năm tiếng) - Thất ngôn (mỗi câu thơ có bảy tiếng) - Lục bát (một câu sáu tiếng, một câu tám tiếng tạo thành một cặp); Lục bát biến thể (thường biến thể ở câu tám có thể biến thể thành 9 đến 13 tiếng) 2 - Song thất lục bát (hai câu 7 tiếng và một cặp lục bát) - Tự do (số tiếng trong mỗi dòng thơ không đều nhau) 6. Phong cách ngôn ngữ - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 7. Phương thức biểu đạt - Phương thức biểu đạt miêu tả - Phương thức biểu đạt tự sự - Phương thức biểu đạt biểu cảm - Phương thức biểu đạt hành chính - công vụ - Phương thức biểu đạt thuyết minh - Phương thức biểu đạt nghị luận 8. Các thao tác lập luận - Thao tác giải thích - Thao tác chứng minh - Thao tác phân tích - Thao tác so sánh - Thao tác bình luận - Thao tác lập luận bác bỏ 9. Đặt nhan đề cho văn bản 10. Ý nghĩa, nội dung văn bản 11. Có đồng ý với ý kiến của tác giả không, lý giải: HS cần phải đưa ra lựa chọn đồng tình/ không đồng tình và đưa ra lý giải một cách thuyết phục theo quan điểm đã chọn. 12. Thông điệp của văn bản (là những nội dung thông tin mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc) 13. Giải thích một vấn đề đặt ra từ văn bản: Khi giải thích một vấn đề được gợi ra từ văn bản cần lưu ý nên đặt vấn đề đó trong mối quan hệ với văn bản. 14. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng cảm nhận về .................... B. PHẦN LÀM VĂN I. Viết đoạn văn từ 150 - 200 chữ 1. Nghị luận về hiện tượng đời sống - Phân loại : + Các hiện tượng tích cực trong đời sống: tương thân tương ái, tự học thành tài, + Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, gian lận trong thi cử, bạo lực học đường 3 + Các hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, du học rồi ở lại nước ngoài, mạng xã hội - Cấu trúc chung của đoạn văn: + Mở đoạn: Dẫn dắt vào hiện tượng. Nêu thái độ đánh giá về hiện tượng. + Thân đoạn: Thực – Nguyên – Thái – Biện – Liên. Bước 1: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng trong đời sống (Nó như thế nào?) Bước 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Nguyên nhân khách quan và chủ quan; nuyên nhân sâu xa và trực tiếp). Bước 3: Nêu thái độ đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, biểu dương – phê phán. Bước 4: Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. (Cần phải làm gì?) Bước 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình. + Kết đoạn: Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho tất cả mọi người. 2. Nghị luận về tư tưởng đạo lí – Đề bài thường trích một câu trong đọc hiểu để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận. Để nắm vững phần này, HS nên ôn tập theo chủ đề. Các vấn đề từ câu nói thường yêu cầu bàn luận như: + Nhận thức: lí tưởng, khát vọng, niềm đam mê, mục đích sống + Phẩm chất: lòng yêu nước, tính trung thực, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn, sự tự học, lòng ham hiểu biết, sự cầu thị + Quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình anh em + Quan hệ xã hội: tình bạn, tình thầy trò, tình đồng bào + Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống: lòng nhân ái, thái độ hòa nhã, sự vị tha + Các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực: ích kỉ, thực dụng, dối trá, hèn nhát - Cấu trúc chung của đoạn văn: + Mở đoạn: (khoảng 2 dòng) Dẫn dắt vào vấn đề Trích dẫn câu nói. + Thân đoạn: Giải – Phân – Minh – Luận – Dụng Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề. Yêu cầu: Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói. Nên dựa vào nôi dung phần Đọc hiểu để giải thích ý nghĩa, tránh 4 suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với nghĩa trong văn cảnh. Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận. Bước 2: Phân tích, nêu quan điểm của cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lý giải quan điểm đó (Vì sao đúng? Vì sao sai?) Yêu cầu: + Phân tách các vế của câu nói để xem xét cặn kẽ, thấu đáo. + Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan. Bước 3: Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể (Biểu hiện như thế nào?) Yêu cầu: Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc bàn luận. Nên kết hợp dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – ngoài nước, người nổi tiếng – người bình thường sao cho phong phú và có sức thuyết phục. + Có 4 cách nêu dẫn chứng: Cách 1: nêu số liệu (Ví dụ: số liệu về người mắc ung thư do thực phẩm bẩn). Cách 2: nêu hiện tượng hiển nhiên, không thể chối cãi (Ví dụ: thủng tầng ô-zôn khiến bầu khí quyển bị ảnh hưởng) Cách 3: nêu tấm gương điển hình, nổi tiếng (Ví dụ: Walt Disney, Bill Gate) Cách 4: nêu lời nói của một người nổi tiếng (Ví dụ: Nhà văn Mark Twain từng nói: “Không có gì buồn hơn tiếng thở dài của người còn trẻ mà đã bi quan”. Bước 4: Luận bàn mở rộng vấn đề: Phê phán điểm hạn chế, phân tích mặt tích cực. Bước 5: Áp dụng tư tưởng đạo lí vào trong thực tế: Nêu bài học nhận thức và hành động (Cần phải làm gì?) Yêu cầu: Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu bàn luận. Bài học cần chân thành, giản dị, hướng tới tuổi trẻ, không sáo rỗng, hình thức. Nên rút ra hai bài học, một bài học về nhận thức, một bài học về hành động. + Kết đoạn: Đưa ra một thông điệp hay một lời khuyên cho mọi người. Lưu ý: Có những dạng “đề nổi”, xác định rõ phạm vi nội dung bài viết. Các em cần xác định rõ đâu là luận điểm chính, đâu là luận điểm phụ, không phải tất cả các bước đều triển khai dung lượng như nhau. Ví dụ: Bàn về vai trò của lòng khoan dung Với đề bài này, sau khi giải thích khái niệm, biểu hiện, các em cần làm rõ vai trò của lòng khoan dung trong cuộc sống. Đây là luận điểm chính, then chốt của bài viết. II. Nghị luận văn học 1. Các dạng đề cơ bản - Phân tích một bài thơ, đoạn thơ, giá trị nội dung và nghệ thuật - Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi (Một nhân vật, một nhóm nhân vật) 5 - Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi (Chi tiết, tình huống, ...) 2. Kiến thức cơ bản ôn thi học kì 1 2.1. HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) - Tác giả: Thạch Lam(1910-1942) là người đôn hậu và rất tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn. Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình - Tác phẩm: Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn-1938) là một trong những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam. + Nội dung: Phố huyện lúc chiều tàn: Đó là cảnh chiều tàn, chợ tan và những kiếp người tàn tạ. Nó gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp. Phố huyện lúc đêm khuya - Khung cảnh thiên nhiên và con người: Ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở khe cửa, quầng sáng quanh ngọn đèn chị Tí; Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa Bác Phở Siêu, từng hột sáng lọt qua phên nứa). - Nhịp sống của mọi người dân lặp đi lặp lại môt cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”. - Tâm trạng của Liên: Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội; buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ. Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: Sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi chìm vào bóng tối. Chị em Liên hân hoan, hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua. Con tàu mang theo mơ ước về một thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm: Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện. + Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. Bút pháp tương phản, đối lập. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. + Ý nghĩa văn bản: Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước CM tháng Tám 1945 và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ. 2.2. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) - Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác. -Tác phẩm: 6 + Chữ người tử tù rút ra từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”(Vũ Ngọc Phan). + Nội dung: Nhân vật Huấn Cao - Mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; sáng ngời vẻ đẹp trong sáng của người có thiên lương, - Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người đã chiến thắng, tỏa sáng. => Qua hình tuợng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. Nhân vật quản ngục: Có sở thích cao quý, biết say mê và quý trọng cái đẹp, biết cảm phục tài năng, nhân cách và biệt nhỡn liên tài. Qua nhân vật này, nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất, nhân cách. Cảnh cho chữ + Nghệ thuật: Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc. Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản. Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao - con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. + Ý nghĩa văn bản: Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. 2.3. HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng - Kiến thức về tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912-1939) + Là nhà văn xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực 1930- 1945. Ông được mệnh danh là “Ông vua phóng sự của Bắc Kì”. Quan điểm sáng tác của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong lời nhận định: “Các ông cho tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những người cùng chí hướng với tôi cho tiểu thuyết là sự thực ở đời”. + Ông căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đây là cơ sở để tạo nên nhiều tác phẩm hấp dẫn của nhà văn. + Sự nghiệp văn chương (ông là nhà văn lao động sáng tạo không ngừng. Ông cũng là người bình dị, “người của khuôn phép nền nếp” (Lưu Trọng Lư). ++ Nổi tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự; ++ Để lại nhiều kiệt tác như : Số đỏ, Giông tố; Vỡ đê, Cơm thầy cơm cô... - Kiến thức về tác phẩm: a. Tiểu thuyêt Số đỏ (1936) gồm 20 chương kể về cuộc đời gặp toàn may nắm của Xuân Tóc Đỏ một kẻ vô học, ma ca bông bỗng chốc nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ. Số đỏ được coi như là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của VHVN, “có thể làm vinh dự cho mọi nền VH” (Nguyễn Khải). 7 b. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc Chương XV của tiểu thuyết này. * Nội dung: - Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia: chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kích thích trí tò mò của độc giả vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn. - Những chân dung biếm họa: + Những người trong gia đình: Cụ cố Hồng mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, được khen “già”; Văn Minh tranh thủ quảng cáo kiếm tiền; cô Tuyết tranh thủ trưng diện; cụ tú Tân muốn chứng tỏ tài chụp ảnh; Phán mọc sừng kiếm món lợi lớn;...riêng Xuân Tóc đỏ, danh giá và uy tín càng cao thêm. + Những người ngoài gia đình: Hai cảnh sát Min Đơ và Min Toa có việc làm; bạn cụ cố Hồng được dịp khoe huân chương và râu ria các loại; những “giai thanh gái lịch”được dịp hẹn hò, tán tỉnh...đều vui vẻ, hạnh phúc. - Quang cảnh đám tang: + Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thật chất chẳng khác gì đám rước, nhố nhăng, lố bịch có đủ “kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây kèn ta, vòng hoa câu đối...”; giai thanh gái lịch thản nhiên nói chuyện, bình phẩm, cười tình... + Đỉnh điểm của sự giả dối diễn ra lúc hạ huyệt, khi cậu tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài và nhất là màn kịch siêu hạng của ông Phán mọc sừng. * Nghệ thuật: - Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác; - Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tốn tại trong một con người, sự vật, sự việc...; - Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa...được sử dụng một cách linh hoạt; - Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết. * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của XH thượng lưu thành thị trước CM tháng Tám 2.4. CHÍ PHÈO (Nam Cao) - Tác giả: Nam Cao là một trong những cây bút viết truyện ngắn rất thành công của dòng văn học hiện thực phê phán thời kì trước Cách mạng. Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm thì rất phong phú. Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những con người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ. - Tác phẩm + Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn Chí Phèo lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ. Khi in thành sách lần đầu (1941), Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946, khi in trong tập Luống cày, tác giả đặt lại tên là Chí Phèo. a) Nội dung 8 - Hình tượng nhân vật Chí Phèo: + Chí Phèo – người nông dân lương thiện, có một hoàn cảnh riêng đặc biêt nhưng vẫn có những nét chung của những người nông dân lao động (chăm chỉ, trong sáng, giàu lòng tự trọng và có ước mơ thật giản dị,). + Chí Phèo – thằng lưu manh, “con quỷ dữ”: vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành một thằng lưu manh, một con quỷ dữ ở làng Vũ Đại (sự biến đổi nhân hình, nhân tính của Chí Phèo,). + Chí Phèo – bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người: cuộc gặp gỡ với thị Nở và sự yêu thương chăm sóc chân thành của thị đã đánh thức dậy tính người trong Chí. Hắn muốn làm người lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Bị thị Nở từ chối, Chí rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đến đường cùng. Trong cơn phẫn uất tuyệt vọng, Chí Phèo đã giết Bá Kiến rồi tự sát. Cái chết ấy cho thấy niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của Chí Phèo và sức tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa phong kiến. Nó cũng chứng tỏ cảm quan hiện thực sâu sắc của Nam Cao. - Giá trị của tác phẩm: phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương (hiện thực); cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục; phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng họ đã biến thành thú dữ; niềm tin vào bản chất lương thiện của con người (lương thiện). b) Nghệ thuật - Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. - Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lô gích. - Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính. - Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi, tự nhiên; giọng điệu đan xen,biến hóa, trần thuật linh hoạt. c) Ý nghĩa văn bản Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện, đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã biến thành quỷ dữ.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_202.pdf