Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10 năm học 2020- 2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10 năm học 2020- 2021
1 TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ NGỮ VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ninh Kiều, ngày 28 tháng 11 năm 2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10 PHẦN I: ĐỌC HIỂU 1. Xác định thể thơ - Căn cứ vào số tiếng trong dòng thơ, số câu trong bài thơ. - Căn cứ vào luật thơ (về hiệp vần, phối thanh,...) - Các thể thơ hiện đại: + Thơ tự do: Không giới hạn số câu trong một bài và số tiếng trong một dòng. + Thơ 5 chữ : Mỗi dòng có 5 tiếng, không giới hạn số câu trong một bài, không bắt buộc theo luật bằng – trắc, phối thanh, hiệp vần. + Thơ 5 chữ : Mỗi dòng có 6 tiếng, Không giới hạn số câu trong một bài, không bắt buộc theo luật bằng – trắc, phối thanh, hiệp vần. + Thơ 7 chữ : Mỗi dòng có 7 tiếng, không giới hạn số câu trong một bài, không bắt buộc theo luật bằng – trắc, phối thanh, hiệp vần.... 2. Nhận biết một vấn đề theo quan điểm của tác giả: HS cần dựa vào ngữ liệu đọc hiểu để tìm ý trả lời cho câu hỏi. 3. Nhận biết đề tài của văn bản Để xác định đề tài của văn bản, ta có thể dựa vào các yếu tố sau : - Tên văn bản - Tiêu đề trong nội bộ văn bản (Câu chủ đề) - Hệ thống từ ngữ chủ đề của văn bản (những từ ngữ được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn bản). 4. Xác định nội dung chính của đoạn văn - Xác định nội dung chính của đoạn văn có câu chủ đề: dựa vào câu chủ đề, bởi câu chủ đề nêu nội dung khái quát, gần với ý chính của đoạn văn. - Xác định nội dung chính của đoạn văn không có câu chủ đề : ta cần tìm ý bộ phận của từng câu rồi khái quát thành ý chung nhất bằng cách dồn nén thông tin vào trong một câu. 5. Xác định văn bản theo phương thức biểu đạt KIỂU VĂN BẢN ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Miêu tả Dùng chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm nổi bật của sự việc, sự vật, con người.làm cho những đối tượng được nói đến như hiện ra ngay trước mặt người đọc. Tự sự Trình bày một chuỗi sự việc liên quan với nhausự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có kết thúc nhằm giải thích sự việc. Biểu cảm Bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ, của người viết đối với đối tượng được nói tới. 2 6. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CÁC THỂ LOẠI VĂN BẢN ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN NGÔN NGỮ PCNN sinh hoạt - Dạng nói : đối thoại, đọc thoại. - Dạng viết : thư, nhật ký.. - Dạng lời nói tái hiện : tác phẩm văn học. -Tính cụ thể -Tính cảm xúc - Tính cá thể Sinh hoạt 7. Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của các biện pháp tu từ đó a. Biện pháp điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp, điệp âm, điệp vần Ðiệp là biện pháp lặp đi lặp lại có ý thức những từ, ngữ nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc. b. Biện pháp so sánh: Các từ so sánh thường gặp: là, như là, tựa như là, y như, hệt như, giống như, tựa như, bao nhiêu... bấy nhiêu... ) Hình thức : BPTT so sánh bao giờ cũng công khai phô bày 2 vế : + Vế so sánh + Vế được so sánh c. Biện pháp nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,bằng những từ ngữ vốn được gọi hoặc tả con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người. d. Biện pháp ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc cho sự diễn đạt. e. Biện pháp hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt. g. Biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh: dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chyển nhằm lảng tránh cảm giác đau buồn, thô tục, thiếu văn hóa. h. Biện pháp tương phản( đối) : là cách dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập cùng xuất hiện trong một văn cảnh làm rõ được đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Lưu ý: - Phải xác định được đúng biện pháp tu từ (hình ảnh, từ, câu sử dụng biện pháp tu từ). Thuyết minh Trình bày, giới thiệu, giải thíchnhằm làm rõ đặc điểm của đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội. Nghị luận Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người nghe về một tư tưởng, quan điểm. Hành chính - công vụ Truyền đạt nội dung yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ ý kiến nguyện vọng của cá nhân tới cơ quan hoặc người có quyền để giải quyết. 3 - Nêu được hiệu quả về mặt nội dung và hiệu quả về mặt nghệ thuật 8. Thông điệp của văn bản (là những nội dung thông tin mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc) 9. Giải thích một vấn đề đặt ra từ văn bản: Khi giải thích một vấn đề được gợi ra từ văn bản cần lưu ý nên đặt vấn đề đó trong mối quan hệ với văn bản. 10. Có đồng ý với ý kiến của tác giả không, lý giải. HS cần phải đưa ra lựa chọn đồng tình/ không đồng tình và đưa ra lý giải một cách thuyết phục theo quan điểm đã chọn. 11. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng về cảm nhận... PHẦN II: LÀM VĂN A. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Viết đoạn văn 150 chữ 1. Nghị luận về hiện tượng đời sống - Phân loại : + Các hiện tượng tích cực trong đời sống: tương thân tương ái, tự học thành tài + Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, gian lận trong thi cử + Các hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, du học rồi ở lại nước ngoài, mạng xã hội - Cấu trúc chung của đoạn văn: + Mở đoạn: Dẫn dắt vào hiện tượng. Nêu thái độ đánh giá về hiện tượng. + Thân đoạn: Thực – Nguyên – Thái – Biện – Liên. Bước 1: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng trong đời sống (Nó như thế nào?) Bước 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Nguyên nhân khách quan và chủ quan; nuyên nhân sâu xa và trực tiếp). Bước 3: Nêu thái độ đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, biểu dương – phê phán. Bước 4: Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. (Cần phải làm gì?) Bước 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình. + Kết đoạn: Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho tất cả mọi người. 2. Nghị luận về tư tưởng đạo lí – Đề bài thường trích một câu trong đọc hiểu để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận. Để nắm vững phần này, HS nên ôn tập theo chủ đề. Các vấn đề từ câu nói thường yêu cầu bàn luận như: + Nhận thức: lí tưởng, khát vọng, niềm đam mê, mục đích sống + Phẩm chất: lòng yêu nước, tính trung thực, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn, sự tự học, lòng ham hiểu biết, sự cầu thị + Quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình anh em + Quan hệ xã hội: tình bạn, tình thầy trò, tình đồng bào + Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống: lòng nhân ái, thái độ hòa nhã, sự vị tha 4 + Các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực: ích kỉ, thực dụng, dối trá, hèn nhát - Cấu trúc chung của đoạn văn: + Mở đoạn: (khoảng 2 dòng) Dẫn dắt vào vấn đề Trích dẫn câu nói. + Thân đoạn: Giải – Phân – Minh – Luận – Dụng Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề. Yêu cầu: Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói. Nên dựa vào nôi dung phần Đọc hiểu để giải thích ý nghĩa, tránh suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với nghĩa trong văn cảnh. Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận. Bước 2: Phân tích, nêu quan điểm của cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lý giải quan điểm đó (Vì sao đúng? Vì sao sai?) Yêu cầu: + Phân tách các vế của câu nói để xem xét cặn kẽ, thấu đáo. + Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan. Bước 3: Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể (Biểu hiện như thế nào?) Yêu cầu: Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc bàn luận. Nên kết hợp dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – ngoài nước, người nổi tiếng – người bình thường sao cho phong phú và có sức thuyết phục. + Có 4 cách nêu dẫn chứng: Cách 1: nêu số liệu (Ví dụ: số liệu về người mắc ung thư do thực phẩm bẩn). Cách 2: nêu hiện tượng hiển nhiên, không thể chối cãi (Ví dụ: thủng tầng ô-zôn khiến bầu khí quyển bị ảnh hưởng) Cách 3: nêu tấm gương điển hình, nổi tiếng (Ví dụ: Walt Disney, Bill Gate) Cách 4: nêu lời nói của một người nổi tiếng (Ví dụ: Nhà văn Mark Twain từng nói: “Không có gì buồn hơn tiếng thở dài của người còn trẻ mà đã bi quan”. Bước 4: Luận bàn mở rộng vấn đề: Phê phán điểm hạn chế, phân tích mặt tích cực. Bước 5: Áp dụng tư tưởng đạo lí vào trong thực tế: Nêu bài học nhận thức và hành động (Cần phải làm gì?) Yêu cầu: Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu bàn luận. Bài học cần chân thành, giản dị, hướng tới tuổi trẻ, không sáo rỗng, hình thức. Nên rút ra hai bài học, một bài học về nhận thức, một bài học về hành động. + Kết đoạn: Đưa ra một thông điệp hay một lời khuyên cho mọi người. Lưu ý : Có những dạng “đề nổi” , xác định rõ phạm vi nội dung bài viết. Các em cần xác định rõ đâu là luận điểm chính, đâu là luận điểm phụ, không phải tất cả các bước đều triển khai dung lượng như nhau. B. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ 1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 5 Dạng bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ thường có các nội dung sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, vấn đề nghị luận (bài thơ, đoạn thơ). - Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. - Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. 2. Yêu cầu - Đọc kĩ một bài thơ, đoạn thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí, - Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt. - Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào? 3. Các bước tiến hành a. Tìm hiểu đề - Đọc kĩ đề, xác định vấn đề nghị luận - Các thao tác lập luận để thực hiện bài viết. - Phạm vi dẫn chứng. b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý: * Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm, * Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào? c. Lập dàn ý: * Mở bài - Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (nhà thơ, phong cách, quan điểm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, vị trí,) - Dẫn bài thơ, đoạn thơ * Thân bài - Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý). - Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ * Kết bài - Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. 4. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão - Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi - Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du * KIẾN THỨC CƠ BẢN: Bài 1: TỎ LÒNG (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) 1. Tìm hiểu chung 6 a) Tác giả - Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược Mông - Nguyên. - Là nhân vật lịch sử được liệt vào hạng văn võ toàn tài. b) Tác phẩm Hoàn cảnh ra đời và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (SGK). 2. Đọc - hiểu văn bản a) Nội dung - Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần hiện ra với vóc dáng hùng dũng Hình ảnh tránh sĩ: hiện lên qua tư thế "cầm ngang ngọn giáo" (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. + Hình ảnh "ba quân": hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng. + Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh "ba quân" mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - "hào khí Đông A". - Khát vọng anh hùng của tác giả Khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc" - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A. b) Nghệ thuật - Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. - Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. c) Ý nghĩa văn bản Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. Bài 2: CẢNH NGÀY HÈ (Bảo kính cảnh giới, bài 43 – Nguyễn Trãi ) 1. Tìm hiểu chung - Xuất xứ : là bài số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập. - Chủ đề: bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả 2. Đọc - hiểu văn bản a) Nội dung - Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên ngày hè + Mọi hình ảnh đều sống động: hoè lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. + Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng. - Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nập; chốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản đàn. 7 => Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát khao cuộc sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế giàu chất nghệ sĩ của tác giả. - Niềm khát khao cao đẹp. + Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gãy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hoà để "Dân giàu đủ khắp đòi phương". + Lấy Nghiêu, Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. b) Nghệ thuật - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hàn và điển tích. - Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,... c) Ý nghĩa văn bản Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi - tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân - được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè. Bài 3: NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm) 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, "chí để ở nhàn dật". b) Tác phẩm: Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế. 2. Đọc - hiểu văn bản a) Nội dung - Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. - Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về "nơi vắng vẻ", sống hoà nhập với thiên nhiên để "di dưỡng tinh thần". - Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. - Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. Từ đó, cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã. b) Nghệ thuật - Sử dụng phép đối, điển cố. - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. c) Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống. 8 Bài 4: ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du) 1. Tìm hiểu chung Bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du. 2. Đọc - hiểu văn bản a) Nội dung - Hai câu đề: Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ "biến thiên dâu bể" của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua "nhất chỉ thư". - Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không buông tha. - Hai câu luận: Niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã "tài mệnh tương đố", "hồng nhan bạc phận" và tự nhận thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa. - Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du "trông người lại nghĩ đến ta" và hướng về hậu thế tỏ bày nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời. b) Nghệ thuật - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ. - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí. c) Ý nghĩa văn bản Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. - Anh (chị) hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du được gửi gắm trong bài thơ này?
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_202.pdf