Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD Lớp 11
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD Lớp 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP 11. NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Nội dung ôn tập ( bài: 2, 3, 4, 6, 7, 8) Tự luận 20% và trắc nghiệm 80% TÓM TẮT CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường. 1. Hàng hoá a. Hàng hoá là gì? Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán. b. Hai thuộc tính của hàng hoá - Giá trị sử dụng của hàng hoá: + Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người - Giá trị của hàng hoá: + Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Giá trị hàng hoá là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Như vậy hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hoá 2. Tiền tệ a. Nguồn gốc và, bản chất của tiền tệ - Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện khi vật ngang giá chung được cố định ở vàng và bạc. - Bản chất: Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hoá. b. Chức năng của tiền tệ 5 chức năng cơ bản của tiền tệ: - Thước đo giá trị - Phương tiện lưu thông - Phương tiện cất trữ - Phương tiện thanh toán - Tiền tệ thế giới à Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. 3. Thị trường a. Thị trường là gì? Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ - Chủ thể kinh tế của thị trường bao gồm: người bán, người mua, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước...tham gia vào mua bán, trao đổi trên thị trường. + Thị trường giản đơn (hữu hình) gắn với không gian xã định như: Các chợ, siêu thị, cửa hàng... + Thị trường hiện đại (vô hình): Việc trao đổi HH, dịch vụ diễn ra linh hoạt thông qua hình thức môi giới trung gian, quảng cáo, tiếp thị...để khai thông quan hệ mua – bán và kí kết các hợp đồng kinh tế. - Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. Từ đó hình thành quan hệ: hàng hoá - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hoá. b. Các chức năng cơ bản của thị trường - Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá Hàng hóa bán được người sản xuất sẽ có lãi, có tiền tái sản xuất, đời sống được nâng cao. Ngược lại sẽ dấn đến thua lỗ, phá sản, kéo theo sản xuất xh đình đốn. - Chức năng thông tin Thị trường cung cấp thông tin cho các chủ thể ktế về quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu chủng loại, đk mua – bán... các HH, dịch vụ giúp họ điều chỉnh sao cho phù hợp với lợi ích ktế của mình. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng + Sự biến động của cung - cầu, giá cả thị trường đã điều tiết các yếu tố sx từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển HH từ nơi này sang nơi khác. + Khi giá cả một HH tăng sẽ kích thích xã hội sản xuất nhiều HH hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về HH đó hạn chế. Ngược lại, khi giá cả một HH giảm sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất HH đó. VD: Thịt giá cao thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua cá hoặc rau; thịt gà rẻ hơn thịt heo thì người ta chuyển qua mua thịt gà... Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1. Nội dung quy luật giá trị SX và lưu thông hàng hóa phải dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. * Nội dung quy luật giá trị được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hóa: + Trong sản xuất: QL giá trị yêu cầu người sx phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt (TGLĐCB) để sx HH phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT) để sản xuất ra từng hàng hóa đó. Tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó. + Trong lưu thông: QL giá trị yêu cầu việc trao đổi giữa hai HH A và B phải dựa trên TGLĐXHCT (phải theo nguyên tắc ngang giá). - Đối với 1 hàng hoá: (Sơ đồ 2) Giá cả hh có thể bán cao, thấp so với giá trị của nó trong sản xuất do ảnh hưởng của cạnh tranh, cung cầu, nhưng bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay xung quanh trục giá trị hàng hóa. - Đối với tổng hàng hóa trên toàn xh: Quy luật giá trị y/cầu: Tổng giá cả hh sau khi bán = tổng giá trị hh trong sx... KL: Yêu cầu này là đk đảm bảo cho nền KT hh vận động và phát triển cân đối. Khi xem xét không phải 1 hàng hoá mà tổng hàng hoá và trên phạm vi toàn xh, ql giá trị y/c tổng giá cả HH sau khi bán bằng tổng giá trị HH trong quá trình sx. (nếu không thực hiện đúng sẽ vi phạm ql giá trị, làm cho nền kinh tế mất cân đối). 2. Tác động đối với quy luật giá trị a) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá Phân phối lại các yếu tố TLSX và sức LĐ từ ngành này sang ngành khác, nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác... theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá cả HH trên thị trường. b) Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao động tăng lên: - Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, hợp lý hoá sx, thực hành tiết kiệm...làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. - Việc cải tiến kĩ thuật làm cho LLSX và năng xuất LĐ xh được nâng cao. (VD sgk tr30) - NSLĐ tăng làm cho số lượng HH tăng, giá trị 1 HH giảm và lợi nhuận tăng. c) Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá - Do đk sx, khoa hoc và công nghệ, khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường khác nhau; nên giá trị cá biệt từng người khác nhau – ql giá trị đối xử như nhau. - Một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hơn hoặc bằng so với giá trị xã hội của HH nên có lãi, mua sắm TLSX, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sx. Và ngược lại, một số người thua lỗ, phá sản; dẫn đến sự phân hoá giàu – nghèo. * Sự tác động của quy luật giá trị có 2 mặt: - Tích cực: Thúc đẩy LLSX phát triển, nâng cao năng suất lao động –> kinh tế hàng hóa phát triển - Tiêu cực: + Có sự phân hóa giàu nghèo. + Kìm hãm, cản trở sự phát triển của kinh tế hàng hóa 3. Vận dụng quy luật giá trị a) Về phía Nhà nước - Xây dựng và phát triển KTTT định hướng XHCN. - Điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. b) Về phía công dân - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng cho phù hợp với nhu cầu. - Đổi mới KT – CNo, hợp lý hoá sx, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng HH. - Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1. Khái niệm Cung - Cầu Mục đích của sản xuất là để tiêu dùng và để bán. a. Khái niệm Cầu - Khái niệm: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. - Yếu tố tác động đến cầu: Thu nhập, giá cả, thị hiếu, lãi suất, sức mua của đồng tiềntrong đó giá cả là yếu tố quan trọng nhất. - Các loại nhu cầu: nhu cầu cho sx và cầu cho tiêu dùng nhưng nhu cầu phải có khả năng thanh toán b. Khái niệm Cung - Khái niệm: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. - Yếu tố tác động đến cung: Khả năng SX, NSLĐ, chi phí SX, giá cả, các yếu tố SX được sử dụng, sản lượng và chất lượng các nguồn lựcTrong đó giá cả là yếu tố trọng tâm. 2. Mối quan hệ Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. a, Nội dung của quan hệ cung – cầu : Q P : Giá cả Q : Số lượng cung – cầu I : Điểm cân bằng cung – cầu - Quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. * Ba biểu hiện của qua hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa : - Cung – Cầu tác động lẫn nhau: + Khi cầu tăng => mở rộng SX => cung tăng + Khi cầu giảm => SX giảm => cung giảm - Cung – Cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị + Khi Cung giá trị - Giá cả ảnh hưởng đến Cung – Cầu + Khi giá cả tăng => mở rộng SX => cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng + Khi giá cả giảm => sản xuất giảm => cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng. b, Vai trò của quan hệ cung – cầu (đọc sgk) 3. Vận dụng quan hệ Cung- Cầu - Đối với nhà nước Điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp VD: Trên thị trường có lúc: vàng, xi măng, sắt, thép, gạo.. cung < cầu. Nhà nước có thể mua ở nước ngoài các hàng hóa trên và bán trên thị trường nhằm lập lại sự cân đối cung- cầu, ổn định giá cả. - Đối với người SX - KD Ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung – cầu VD: Hàng hóa như quạt điện cung >cầu (do hàng TQ và các nhà sx trong nước).Nhiều nhà sx, kinh doanh chuyển hàng quạt sang bóng điện, các loại đèn tích điện... - Đối với người tiêu dùng Ra quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung cầu để có lợi. VD: Những ngày sau tết, thịt lợn, thịt gà khan hiếm giá cả đắt ta chuyển sang mua tôm, cá, đậu phụ Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. . Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước a. Khái niệm CNH, HĐH - CNH: là chuyển từ hoạt động sản xuất thủ công là chính sang sử dụng phổ biến SLĐ dựa trên sự phát triển của CN cơ khí. - HĐH: là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu KHCN vào quá trình SXKD và quản lí KTXH - CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. - Là Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện. - Nội dung: Hoạt động KT và quản lí KT, XH. - Phương pháp : Sử dụng lao động thủ công sang công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại. - Mục đích : Đạt năng suất lao động cao. b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước * Tính tất yếu khách quan của quá trình CNH, HĐH - Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. - Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kĩ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới - Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của CNXH. * Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH - Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển KT – XH - Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ SX XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước và mối QH giữa công nhân – nông dân – trí thức - Tạo tiền đề phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Xây dựng nền KT độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập KT Qtế và tăng cường tiềm lực QP, AN 2. Nội dung cơ bản của CNH,HĐH ở nước ta. a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. + Chuyển từ nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công sang kĩ thuật cơ khí + Áp dụng thành tựu KHCN vào các ngành kinh tế quốc dân. + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và có hiệu quả. - Cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành KT: CN-NN-DV Cơ cấu thành phần kinh tế (5TPKT) Cơ cấu 7 vùng KT theo l.thổ (7 vùng) * Xu hướng chuyển dịch cc ngành KT: - Xu hướng chuyển dịch ngành KT từ cơ cấu NN sang cơ cấu CN sang cơ cấu CN-NN-DV hiện đại. * Tỉ trọng phát triển cơ cấu ngành kinh tế trong GDP. + Tỉ trọng công nghiệp và DV ngày càng tăng + Tỉ trọng nông nghiệp ngày càng giảm * Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Tỉ trọng LĐ NN giảm Tỉ trọng LĐ CN, DV tăng;trong đó DV>CN Ongooo trong Tỉ trọng LĐ chân tay giảm; LĐ trí óc tăng 3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Có nhận thức đúng về CNH, HĐH - Có lựa chọn trong sản xuất – kinh doanh - Tiếp thu thành tựu khoa học – công nghệ - Ra sức học tập và rèn luyện. BÀI 7- THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. - Khái niệm: là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức Sở hữu nhất định về TLSX. - Khái niệm được xem xét. + Pháp lí: quyền sở hữu về TLSX như: chi phối, quản lí, sử dụng, thừa kế, chuyển nhượng + KT: gắn với mục đích và hiệu quả kinh tế của sở hữu TLSX. - Các hình thức sở hữu: + Sở hữu nhà nước + Sở hữu tập thể + Sở hữu tư nhân - Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành ở nước ta. + Về mặt lí luận: trong thời kì quá độ đi lên CNXH của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. + Về mặt thực tiễn: số lượng thành phần KT tuỳ từng nước, từng thời kì. b. Các thành phần KT ở nước ta. - Thành phần kinh tế nhà nước. + Bản chất: Sở hữu Nhà nước về TLSX + Vai trò: chủ đạo trong nền KT + Hình thức: TNTN, ngân sách, NH NN, quỹ dự trữ, DN NN - Thành phần kinh tế tập thể. + Bản chất: Sở hữu tập thể về TLSX + Vai trò: nền tảng trong nền KT + Hình thức: HTX là nòng cốt - Thành phần kinh tế tư nhân. + Bản chất: Sở hữu tư nhân về TLSX và sử dụng lao động làm thuê. + Vai trò: phát huy nhanh và có hiệu quả SLĐ, tay nghề, thời gian LĐ + Hình thức: KT hộ GĐ, KT trang trại, DN tư nhân - Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. + Bản chất: Sở hữu hỗn hợp về vốn giữa KT Nhà nước với TBTN trong và ngoài nước. + Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, + Hình thức: liên doanh giữa NN với TB trong và ngoài nước - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. + Bản chất: Sở hữu 100% vốn nước ngoài + Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, SX-KD + Hình thức: công ty, doanh nghiệp có 100% vốn của nước ngoài SX-KD ở VN c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. - Tin tưởng, chấp hành đường lối phát triển nền KT nhiều TP. - Tham gia LĐ SX ở gia đình - Vận động người thân vào SX-KD - Tổ chức SX-KD theo đúng PL - Chủ động tìm kiếm việc làm BÀI 8 - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 8 đặc trưng cơ bản của CNXH ở nước ta - Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh - Do nhân dân lao động làm chủ - Có nền KT phát triển cao, LLSX hiện đại, công hữu về TLSX - Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột - Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng - Nhà nước của dân, do dân, vì dân - Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới B. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM Một số câu hỏi tự luận Câu 1: Chức năng của thị trường? Nêu VD về sự vận dụng chức năng của thị trường đối với người sx và người tiêu dùng? Bản thân em cần phải làm gì đối với sự phát triển KT thị trường ở nước ta hiện nay? Câu 2: Nêu tác động của ql giá trị? Cho VD minh hoạ? Theo em Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực, hạn chế tác động phân hoá giàu - nghèo của ql giá trị? Câu 3: CNH, HĐH là gì? Tại sao ở nước ta CNH phải gắn liền với HĐH? Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH ở nước Ta? Câu 4: Phân tích nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta? Trách nhiệm của em cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? Một số câu hỏi trắc nghiệm Câu 1:Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, trên thị trường mối quan hệ giữa giá cả và giá trị hàng hóa là: A. Giá cả hàng hóa luôn cao hơn giá trị của nó B. Giá cả hàng hóa lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó C. Giá cả hàng hóa bằng với giá trị của nó D. Giá cả hàng hóa luôn thấp hơn giá trị của nó Câu 2: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở: A. Hao phí thời gian lao động cá biệt B. Hao phí thời gian lao động của người sản xuất giỏi nhất C. Hao phí thời gian lao động của người sản xuất kém nhất D. Hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 3: Tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa là gì A. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và tăng năng suất lao động xã hội D. Cả A, B và C Câu 4: Sự phân hoá giàu nghèo diễn ra trong xã hội do: A. Năng lực quản lý kinh doanh của người sản xuất khác nhau B. Tác động của quy luật giá trị C. Khả năng đổi mới khoa học và công nghệ của người sản xuất D. Khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường khác nhau Câu 5 Những vật phẩm nào sau đây không phải là hàng hóa ? A. Nước khoáng (đóng chai ) B. Đất đai tự nhiên C. Thịt, trứng, sữa, rau, cũ D. Quần, áo, mùng, mền Câu 6: Trong các cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào quan trọng nhất ? A. Cơ cấu ngành B. Cơ cấu thành phần C. Cơ cấu vùng D. Cơ cấu khu vực Câu 7: Hiện đại hóa là quá trình: A. Trang bị kinh tế tri thức cho nền kinh tế thủ công nghiệp B. Chuyển từ công nghệ truyền thống sang công nghệ phi truyền thống C. Chuyển từ lao động thủ công đơn thuần sang lao động thủ công với những phương pháp tiên tiến, hiện đại D. Ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất Câu 8: Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả. C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX XHCN D. Cả A,B, C đúng Câu 9: CNH, HĐH có tác dụng: A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển B.Tạo điều kiện để p.triển LLSX và tăng năng suất LĐ xã hội C.Tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế D. Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế Câu 10: Vì sao phải tiến hành CNH, HĐH đất nước? A. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho CNXH. B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỉ thuật, công nghệ, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao. C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho CNXH, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao. D. Cả A, B đúng. Câu 11: Khi là người bán hàng trên thị trường để có lợi, em chọn phương án nào? a) cung = cầu; b) cung > cầu; c) cung < cầu. (phương án: c) Câu 12: Khi là người mua hàng trên thị trường để có lợi, em chọn phương án nào? a) cung = cầu; b) cung > cầu; c) cung < cầu. (phương án: b) Câu 13: Khi nước ta là thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hoá và việc làm sẽ diễn ra như thế nào? a) thuận lợi; b) khó khăn; c) vừa thuận lợi, vừa khó khăn. Tại sao chọn phương án đó? (Phương án c, vì vừa đón nhận nhiều cơ hội, vừa có nhiều thách thức) Câu 14. Về cơ bản, nước ta sẽ thực hiện thắng lợi CNH, HĐH vào năm a) 2050 b) 2030. c) 2020 d, 2015 (phương án: c) Dạng đề tham khảo Câu 1: Nền kinh tế nước ta hiện nay có mấy thành phần kinh tế? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 2: Trong nền kinh tế Việt Nam, thành phần kinh tế nào hình thành trên hình thức sở hữu tập thể? A. Kinh tế nhà nước. B. Kinh tế tư bản nhà nước. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế tập thể. Câu 3: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu cơ bản về A. tư liệu sản xuất. B. tư liệu lao động. C. lực lượng sản xuất. D. công cụ lao động. Câu 4: Tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là gì? A. Do lực lượng sản xuất còn thấp kém nên tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. B. Do kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể còn yếu. C. Để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. D. Do nhu cầu khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đất nước. Câu 5: Nhu cầu và cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa khác nhau như thế nào? A. Nhu cầu là mong muốn chủ quan. Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. B. Nhu cầu có thể khác nhau ở mỗi người. Ngược lại, cầu của các cá nhân là một. C. Nhu cầu là khái niệm có phạm vi rộng. Ngược lại, cầu là khái niệm có phạm vi hẹp. D. Nhu cầu và cầu là một, chỉ khác nhau về cách gọi. Câu 6: Theo Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, mô hình xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng có mấy đặc trưng? A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 7: Lê nin cho rằng: Tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách A. dễ dàng, thuận tiện. B. hoàn toàn khác nhau. C. hoàn toàn giống nhau. D. khó khăn. Câu 8: Trong một thời gian nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định, cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà A. người tiêu dùng cần mua. B. người bán hàng đáp ứng được. C. thị trường đáp ứng được. D. người sản xuất cần bán. Câu 9: Trong nền kinh tế Việt Nam, thành phần kinh tế nào hình thành trên hình thức sở hữu nhà nước? A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tư bản nhà nước. C. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế nhà nước. Câu 10: Với số lượng hiện có tại tổng kho là 5 triệu thùng, cùng với đó là khả năng sản xuất đạt 20.000 chai/ngày, Công ty Bia Huế cam kết sẽ có đủ hàng hóa phục vụ người tiêu dùng trong tết nguyên đán 2017. Thông tin này nói lên mặt gì trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Cung. B. Cầu. C. Quan hệ cung – cầu. D. Hàng hóa. Câu 11: Chế độ cộng sản chủ nghĩa sẽ bắt đầu từ khi A. thời kì quá độ. B. Đảng cộng sản ra đời. C. xây dựng xong chủ nghĩa xã hội. D. cuộc cách mạng vô sản thành công. Câu 12: Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là: A. Do yêu cầu phải phát triển công nghiệp. B. Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu. C. Do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp. D. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Câu 13: “Nếu giữ mức giá 5 triệu đồng/cái, lại ở trong thời điểm vụ đông xuân 2016 vừa được mùa, mùa hè 2016 này sẽ có trên 5 triệu Tivi LCD màn hình phẳng 41’’ sẽ được mua để xem bóng đá”. Thông tin này nói lên mặt gì trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Cung. B. Cầu. C. Quan hệ cung – cầu. D. Hàng hóa. Câu 14: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí KT-XH được gọi là: A. Hiện đại hóa. B. Kỹ thuật hóa. C. Công nghiệp hóa. D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 15: Trong trường hợp Cung < Cầu, người được lợi là A. người bán hàng. B. người mua hàng. C. không ai được lợi. D. cả người bán và người mua. Câu 16: Trong nền kinh tế Việt Nam, thành phần kinh tế nào hình thành trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài? A. Kinh tế tư bản nhà nước B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 17: Có mấy hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội? A. Bốn. B. Hai. C. Ba. D. Một. Câu 18: Trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định, cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ A. chuẩn bị đưa ra thị trường. B. người sản xuất mong muốn. C. hiện có và chuẩn bị đưa ra thị trường. D. hiện có trên thị trường. Câu 19: Trong nền kinh tế Việt Nam, thành phần giữ vai trò chủ đạo là: A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế nhà nước. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế tư bản nhà nước. Câu 20: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng: A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. B. Tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất lao động xã hội. C. Tạo điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế. D. Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Câu 21: Nếu căn cứ tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành kinh tế, ở nước phát triển, ngành nào có tỷ trọng cao nhất? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Công nghiệp và dịch vụ. Câu 22: Trong các cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào quan trọng nhất ? A. Cơ cấu ngành B. Cơ cấu thành phần C. Cơ cấu vùng D. Cơ cấu khu vực Câu 23: Trong trường hợp Cung > Cầu, người được lợi là A. người bán hàng. B. không ai được lợi. C. người mua hàng. D. cả người bán và người mua. Câu 24: Nguyên nhân của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là: A. Sự khác nhau về điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể, B. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu. C. Tính hấp dẫn của lợi nhuận. D. Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu khác nhau với lợi ích kinh tế khác nhau. Câu 25: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là A. giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. B. giành ưu thế về khoa học công nghệ C. giành các hợp đồng kinh tế và đơn đặt hàng. D. giành lợi nhuận nhiều nhất về phía mình. Câu 26: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa A. các ông chủ sản xuất. B. những người sản xuất và người tiêu dùng. C. các chủ thể kinh tế. D. ngành này với ngành khác. Câu 27: Liên doanh dầu khí Việt-Xô là ví dụ tiêu biểu cho thành phần kinh tế nào? A. Kinh tế tư bản nhà nước. B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. C. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế nhà nước. Câu 28: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh là A. kẻ thù nguy hiểm. B. thủ đoạn bất lương. C. điều cần xóa bỏ. D. động lực kinh tế. Câu 29: Trong nền kinh tế Việt Nam, thành phần kinh tế nào có quan hệ khăng khít với kinh tế nhà nước để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế theo đúng hướng XHCN? A. Kinh tế nhà nước. B. Kinh tế tập thể. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế tư bản nhà nước. Câu 30: Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân là các bộ phận cấu thành của thành phần kinh tế nào? A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. Kinh tế tập thể. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế tư bản nhà nước Câu 31: Để có thể bán được nhiều sản phẩm, các hãng bột giặt (OMO, Tide, Viso) phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp như: quảng cáo, hạ giá, khuyến mại Sở dĩ phải làm như vậy vì sản phẩm của họ không giống nhau về A. chất lượng. B. kiểu dáng. C. mẫu mã, chất lượng. D. hiệu quả. Câu 32: Sự liên doanh giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tập đoàn bia Carlsberg (Đan Mạch) đã làm nên thương hiệu bia Huda. Đây là ví dụ tiêu biểu cho hình thức sở hữu A. nhà nước. B. tập thể. C. hỗn hợp. D. tư nhân. Câu 33: Khi cầu tăng lên, sản xuất kinh doanh sẽ: A. Thu hẹp. B. Mở rộng. C. Thay đổi. D. Không đổi. Câu 34: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội A. chiếm hữu nô lệ. B. phong kiến. C. tư bản chủ nghĩa. D. cộng sản chủ nghĩa. Câu 35: Trong thời đại ngày nay, một nước (kể cả Việt Nam) muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển thì phải tiến hành A. công nghiệp hóa. B. công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. C. tự động hóa. D. hiện đại hóa. Câu 36: Nhận định nào đúng nhất về cạnh tranh? Để hạn chế các tác động tiêu cực của cạnh tranh, Nhà nước cần: A. Thủ tiêu các đối thủ không cạnh tranh lành mạnh. B. Cho các chủ thể kinh tế cạnh tranh tự do. C. Gom tất cả các cơ sở sản xuất thành một tập đoàn để chỉ còn một chủ sở hữu. D. Can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách và các công cụ quản lí kinh tế khác. Câu 37: Việt Nam quá độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ A. Chiếm hữu nô lệ. B. Tư bản chủ nghĩa. C. Phong kiến. D. Cộng sản nguyên thủy. Câu 38: Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện từ cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên A. lao động cơ khí. B. lao động chân tay. C. lao động trí thức. D. lao động công nghiệp. Câu 39: Khi cung lớn hơn cầu, nhà sản xuất sẽ làm gì? A. Tiếp tục duy trì mức sản xuất như hiện tại. B. Thu hẹp quy mô sản xuất và chuyển sang mặt hàng khác. C. Mở rộng quy mô sản xuất. D. Xác định hàng hóa bán ra trên thị trường. Câu 40: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là: A. Công nghiệp hóa. B. Hiện đại hóa. C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Kỹ thuật hóa. HẾT
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_gdcd_lop_11.doc