Đề cương ôn tập Học kì I môn Địa lí Lớp 10 trường THPT An Khánh
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Địa lí Lớp 10 trường THPT An Khánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn Địa lí Lớp 10 trường THPT An Khánh
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI TỔ SỬ-ĐỊA-GDCD ĐỊA LÍ LỚP 10 I. TRẮC NGHIỆM BÀI 31: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP Câu 1. Dựa vào tính chất tác động tới đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chia thành những nhóm nào? A. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại. C. Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. D. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp mũi nhọn. Câu 2. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành những nhóm nào? A. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp mũi nhọn. B. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. C. Công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại. D. Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Câu 3. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp bao gồm mấy giai đoạn? A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn. Câu 4. Tính chất tập trung cao độ của công nghiệp được thể hiện ở A. tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. B. tập trung tư liệu sản xuất, vốn, nhân công. C. tập trung nhân công, sản phẩm, vốn. D. tập trung thị trường, nhân công, sản phẩm. Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp? A. Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn. B. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ. D. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Câu 6. Công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác là vì A. không một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp. B. tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. C. tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động. D. tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập. Câu 7. Nhân tố nào có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất? A. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. B. Dân cư và nguồn lao động. C. Đường lối chính sách. D. Thị trường. Câu 8. Nhân tố nào quyết định con đường và quá trình phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia? A. Dân cư và nguồn lao động. B. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. C. Đường lối chính sách. D. Tiến bộ khoa học-kĩ thuật. Câu 9. Vì sao các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất công nghiệp? A. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất hết sức chi tiết chặt chẽ. B. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ. C. Sản xuất công nghiệp không có mối liên kết giữa các ngành. D. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều giai đoạn. Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự khác biệt của đặc điểm sản xuất công nghiệp với nông nghiệp? A. Tư liệu sản xuất: máy móc, thiết bị kĩ thuật, công nghệ. B. Đối tương lao động: khoáng sản, các sản phẩm từ nông nghiệp. C. Có thể tiến hành sản xuất quanh năm, ít phụ thuộc diều kiện tự nhiên. D. Là ngành trực tiếp sản xuất và tạo ra hàng hóa. CHỦ ĐỀ. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Câu 1. Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp nào? A. Kĩ thuật điện, điện tử- tin học. B. Sành sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng. C. Xenlulô, giấy, hóa chất, phân bón. D. Dệt-may, giày-da, chế biến thực phẩm. Câu 2. Ngành công nghiệp nào là ngành công nghiệp quan trọng và cơ bản của mỗi quốc gia, là tiền đề của tiến bộ khoa học-kĩ thuật? A. Công nghiệp điện tử-tin học. B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. C. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp cơ khí, luyện kim. Câu 3. Những nước nào có trữ lượng than lớn? A. Ca-na-da, Ấn-Độ, Phi-lip-pin B. Trung Quốc, Hoa Kì, LB Nga. C. Bra-xin, Việt Nam, Trung Quốc. D. In-đô-nê-xi-a, Bra-xin, LB Nga. Câu 4. Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới? A. Trung Đông. B. Bắc Mĩ. C. Châu Phi. D. LB Nga. Câu 5. Ngành công nghiệp nào được xem là thước đo trình độ phát triển kinh tế-kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới? A. Công nghiệp luyện kim. B. Công nghiệp điện tử-tin học. C. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp cơ khí. Câu 6. Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử-tin học có thể phân thành mấy nhóm? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7. Linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạchlà sản phẩm của ngành nào? A. Máy tính B. Thiết bị điện tử C. Thiết bị viễn thông D. Điện tử tiêu dùng Câu 8. Sản phẩm của thiết bị viễn thông là A. đầu đĩa, đồ chơi điện tử. B. phần mềm, điện thoại. C. máy fax, điện thoại. D. thiết bị công nghệ, phần mềm. Câu 9. Những quốc gia nào đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ điện tử-tin học? A. LB Nga, Ấn Độ, Xingapo. B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. C. Bra-xin, Canada, Nhật Bản. D. Pháp, Nhật Bản, Mêhicô. Câu 10. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm mấy nhóm ngành? A. 2 ngành. B. 3 ngành. C. 4 ngành. D. 5 ngành. Câu 11. Trong cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ngành nào đóng vai trò chủ đạo? A. Da-giày. B. Dệt may. C. Nhựa. D. Sành-sứ-thủy tinh. Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của ngành điện tử-tin học? A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Tiêu thụ nhiều nguyên liệu. C. Không chiếm diện tích rộng. D. Yêu cầu lao động có trình độ cao. Câu 13. Thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất là A. Hàn Quốc, Ấn Độ, Mêhicô, Bra-xin. B. Hoa Kì, Bra-xin, In-đô-nê-xi-a. C. EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ, LB Nga và các nước Đông Âu. D. Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia. Câu 14. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của công nghiệp thực phẩm? A. Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người. B. Tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. C. Cung cấp mặt hàng xuất khẩu. D. Là thước đo trình độ phát triển kinh tế-kĩ thuật của các nước. Câu 15. Nhóm ngành nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp thực phẩm? A. Chế biến sản phẩm trồng trọt B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi. C. Chế biến thủy-hải sản. D. Sành-sứ-thủy tinh. Câu 16. Sản phẩm nào sau đây không thuộc nhóm ngành chế biến sản phẩm trồng trọt? A. Xúc xích. B. Rau quả sấy. C. Rượu, bia. D. Ngũ cốc. Câu 17. Than, dầu mỏ, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp nào? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp luyện kim. C. Công nghiệp hóa chất. D. Công nghiệp điện tử-tin học. Câu 18. Vì sao dầu mỏ được xem là “vàng đen” của nhiều quốc gia? A. Vì giá trị và khả năng sử dụng của dầu mỏ. B. Vì dầu mỏ quý như vàng. C. Vì dầu mỏ có màu đen. D. Vì dầu mỏ là nguyên liệu cho công nghiệp hóa học, dược phẩm. Câu 19. Xe ô tô, mô hình lắp ráp là sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử- tin học thuộc nhóm ngành nào? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng. D. Thiết bị viễn thông. Câu 20. Sữa tươi vinamilk là sản phẩm của ngành nào? A. Chế biến sản phẩm trồng trọt. B. Chế biến thủy, hải sản. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Chế biến sản phẩm chăn nuôi. BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Câu 1. Khu vực có ranh giới rõ ràng, tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao là đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ nào? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 2. Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi là đặc điểm của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. Khu công nghiệp tập trung. B. Điểm công nghiệp. C. Vùng công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp. Câu 3. Có các xí nghiệp nòng cốt là đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. Trung tâm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. C. Điểm công nghiệp. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 4. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa là đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. C. Khu công nghiệp tập trung. D. Điểm công nghiệp. Câu 5. Nhân tố nào làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp? A. Dân cư và nguồn lao động. B. Tiến bộ khoa học-kĩ thuật. C. Thị trường . D. Đường lối chính sách. Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng công nghiệp? A. Vùng lãnh thổ rộng lớn. B. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. C. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa. D. Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp, không có mối quan hệ giữa các xí nghiệp. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp tập trung? A. Gắn liền với một điểm dân cư. B. Khu vực có ranh giới rõ ràng. C. Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu. D. Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao. Câu 8. Đối với những nước đang phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò như thế nào? A. Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Sử dụng có hiệu quả nguồn vật chất. C. Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. D. Sử dụng hợp lí nguồn lao động. Câu 9. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ là điển hình của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. C. Trung tâm công nghiệp. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 10. Đông Nam Bộ là điển hình của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. Trung tâm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. C. Điểm công nghiệp. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 11. Cơ sở chế biến chè Mộc Châu (Sơn La) là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. Vùng công nghiệp. B. Điểm công nghiệp. C. Trung tâm công nghiệp. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 12. Cho bảng số liệu sau Tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới, thời kì 1950-2003 Đơn vị: % Năm Sản phẩm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143 161 207 186 291 Dầu mỏ 100 201 448 586 638 747 Điện 100 238 513 853 1224 1536 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới 1950-2003? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường. Câu 13. Cho bảng số liệu sau Chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp của Việt Nam, giai đoạn (2012-2015) Đơn vị: % Năm Ngành 2012 2013 2014 2015 Khai khoáng 105,0 99,4 102,4 107,1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 105,5 107,6 108,7 110,5 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước 111,5 108,4 112,5 111,4 Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp của Việt Nam, giai đoạn 2012-2015? A. Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tăng đều qua các năm. B. Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng liên tục qua các năm. C. Chỉ số sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm liên tục qua các năm. D. Chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo giảm liên tục qua các năm. Câu 14. Cho bảng số liệu sau Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2010-2014 Năm Sản phẩm 2010 2012 2013 2014 Than sạch (triệu tấn) 44,8 42,1 41,1 41,1 Dầu thô khai thác (triệu tấn) 15,0 16,7 16,7 17,4 Khí tự nhiên (triệu m3) 9402 9355 9751 10210 Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2010-2014? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường. Câu 15. Cho bảng số liệu sau Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2010-2014 Năm Sản phẩm 2010 2012 2013 2014 Than sạch (triệu tấn) 44,8 42,1 41,1 41,1 Dầu thô khai thác (triệu tấn) 15,0 16,7 16,7 17,4 Khí tự nhiên (triệu m3) 9402 9355 9751 10210 Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2010-2014? A. Sản phẩm than sạch giảm qua các năm. B. Sản phẩm dầu thô khai thác tăng qua các năm. C. Sản phẩm khí tự nhiện tăng nhưng không đều qua các năm. D. Sản phẩm than sạch tăng qua các năm. BÀI 35: VAI TRÒ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ Câu 1: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 nhóm. Câu 2: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành nào? A. Dịch vụ công. B. Dịch vụ tiêu dùng. C. Dịch vụ kinh doanh. D. Dịch vụ cá nhân. Câu 3: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm A. giao thông vận tải, thông tin liên lạc. B. các dịch vụ hành chính công. C. tài chính, bảo hiểm. D. bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao. Câu 4: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ? A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất. B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm. C. Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội. D. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa ,lịch sử. Câu 5: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là A. quy mô, cơ cấu dân số. B. mức sống và thu nhập thực tế. C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Câu 6: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến A. sự phân bố các mạng lưới dịch vụ. B. nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. C. đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. D. sức mua và nhu cầu dịch vụ. Câu 7: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến A. cơ cấu ngành dịch vụ. B. sức mua, nhu cầu dịch vụ. C. hình thành các điểm du lịch. D. mạng lưới ngành dịch vụ. Câu 8: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ ? A. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. B. Di tích lịch sử văn hóa. C. Quy mô, cơ cấu dân số. D. Mức sống và thu nhập của người dân. Câu 9: Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng như thế nào trong cơ cấu GDP của các nhóm nước? A. Cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới. B. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển. C. Thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển. D. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển. Câu 10: Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP ? A. Hoa Kì. B. Bra-xin. C. Trung Quốc. D. Thái Lan. Câu 11: Nhân tố nào dưới đây là nhân tố quyết định sự phát triển của du lịch Việt Nam ? A. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ cao. B. Nhu cầu du lịch lớn. C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên. D. Cơ sở hạ tầng du lịch. Câu 12. Ngành dịch vụ được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói” là A. bảo hiểm, ngân hàng B. thông tin liên lạc C. hoạt động đồn thể D. du lịch Cho bảng số liệu: (Trả lời câu hỏi 14, 15) GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á NĂM 2014 Quốc gia Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Ấn Độ 475 Trung Quốc 2342 Hàn Quốc 714 Nhật Bản 815 Câu 13. Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2014 của một số quốc gia? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 14. Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ gấp 3,5 lần của Hàn Quốc. B. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn thứ 2 trong bốn nước. C. Ấn Độ có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc. D. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không đáng kể. Câu 15: Cho bảng số liệu SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014 Nước Khách du lịch đến (triệu lượt người) Doanh thu (tỉ USD) Pháp 83,8 66,8 Tây Ban Nha 65,0 64,1 Hoa Kì 75,0 220,8 Trung Quốc 55,6 56,9 Anh 32,6 62,8 Mê-hi - cô 29,3 16,6 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịc của các nước trên ? A. Biểu đồ kết hợp cột và đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột ghép. D. Biểu đồ tròn. Câu 16: Cho số dân năm 2014 của Pháp là 64,1 triệu người, khách du lịch đến là 83,8 triệu người. Thì trung bình mỗi người dân Pháp đón bao nhiêu lượt khách du lịch trong năm ? A. 1,5 lượt khách. B. 1,3 lượt khách. C. 1,8 lượt khách. D. 2,0 lượt khách. Câu 17. Du lịch thuộc nhóm ngành dịch vụ nào? A. Dịch vụ kinh doanh. B. Dịch vụ tiêu dùng. C. Dịch vụ công. D. Dịch vụ du lịch. Câu 18. Giáo dục thuộc nhóm ngành dịch vụ nào? A. Dịch vụ kinh doanh. B. Dịch vụ tiêu dùng. C. Dịch vụ công. D. Dịch vụ du lịch. Câu 19. Thói quen đi mua sắm ở các siêu thị đã hình thành ở một bộ phận ngày càng đông thị dân của các thành phố lớn là do A. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. B. trình độ phát triển kinh tế. C. mức sống và thu nhập thực tế tăng. D. phân bố dân cư ở thành thị đông. Câu 20. Sự phân bố các cửa hàng ăn uống, các trường tiểu học, mẫu giáo dày đặc là do chịu tác động của nhân tố nào? A. Trình độ phát triển kinh tế. B. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. C. Năng suất lao động xã hội tăng. D. Tập trung nhiều các cơ sở hạ tầng. BÀI 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GTVT Câu 1: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. chất lượng của dịch vụ vận tải. B. khối lượng vận chuyển. C. khối lượng luân chuyển. D. sự chuyển chở người và hàng hóa. Câu 2: Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải? A. Cước phí vận tải thu được. B. Khối lượng vận chuyển. C. Khối lượng luân chuyển. D. Cự li vận chuyển trung bình. Câu 3: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng A. khối lượng luân chuyển. B. sự an toàn cho hành khách và hàng hóa. C. sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải. D. khối lượng vận chuyển. Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển. B. Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải. C. Quy định mật độ, mạng lưới các tuyến đường giao thông. D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải Câu 5: Ở miền núi , ngành giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do A. địa hình hiểm trở. B. khí hậu khắc nghiệt. C. dân cư thưa thớt. D. khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Câu 6: Tác động của các ngành kinh tế đến ngành giao thông vận tải dưới góc độ là khách hàng được biểu hiện ở A. sự có mặt của một số loại hình vận tải. B. yêu cầu về khối lượng, cư li ,tốc độ vận chuyển. C. yêu cầu về thiết kế công trình giao thông vận tải. D. cho phí vận hành phương tiện lớn. Câu 7: Sự phân bố dân cư , đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến A. vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. B. môi trường và sự an toàn giao thông. C. giao thông vận tải đường bộ và đường sắt. D. cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vạn tải. Câu 8: Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2014 Loại hình Khối lượng hàng hóa vận chuyển ( Triệu tấn ) Khối lượng hàng hóa luân chuyển ( Triệu tấn ) Đường sắt 7,2 4311,5 Đường bộ 821,7 48189,8 Đường song 190,6 40099,9 Đường biển 58,9 130015,5 Đường hàng không 0,2 534,4 Tổng số 1078,6 223151,1 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta 2014? A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ miền. Câu 9: Ở xứ lạnh, về mùa đông, loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được? A. Đường sắt. B. Đường ô tô. C. Đường sông. D. Đường hành không. Câu 10: Đường hàng không có khối lượng hàng hóa luân chuyển nhỏ nhất vì A. cự li vận chuyển nhỏ nhất. B. khối lượng vận chuyển rất nhỏ. C. sự phát triển còn hạn chế. D. xuất nhập khẩu đường hàng không chưa phát triển. Câu 11: Một xe khách chở 50 người xuất phát từ Cần Thơ đến Sóc trăng với quảng đường là 60km. Vậy khối lượng luân chuyển của xe khách là A. 50 người B. 60km C. 3000 (người.km) D. 300 (tấn,.km) Câu 12: Cự li vận chuyển trung bình được tính bằng A. tỉ số giữa khối lượng luân chuyển và khối lượng vận chuyển. B. tỉ số giữa khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển. C. hiệu số giữa khối lượng luân chuyển và khối lượng vận chuyển. D. tích số giữa khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển. Câu 13: Phương tiện vận tải thô sơ ở vùng hoang mạc là A. xe quệt. B. ô tô. C. lạc đà. D. trực thăng. Câu 14: Loại hình giao thông vận tải nào không phải là đặc trưng ở thành phố? A. Xe buýt. B. Taxi. C. Tàu điện ngầm. D. Xe ôtô địa hình. Câu 15. Số lượt khách vận chuyển bằng đường bộ của Việt Nam năm 2014 là 2863,5 triệu lượt người, số lượt khách luân chuyển là 98885,3 triệu lượt người.km. Hãy cho biết cự li vận chuyển trung bình của số lượt khách bằng đường bộ là bao nhiêu? A. 96021,8 km. B. 345 km. C. 34,5 km. D. 45,3 km. BÀI 37: ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Câu 1: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải A. đường ô tô. B. đường sắt. C. đường sông. D. đường ống. Câu 2: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước và châu lục? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Du lịch. Câu 3: Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là A. đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray. B. đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga. C. chỉ hoạt động được trên các tuyến đường ray cố định. D. tốc độ vận chuyển chậm, an toàn cao. Câu 4. Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. B. các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. C. chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa. D. tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn. Câu 5: Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển A. than. B. nước. C. dầu mỏ, khí đốt. D. quặng kim loại. Câu 6: Giao thông đường thủy có ưu điểm là A. cước phí vận tải rẻ, chở được hàng nặng, cồng kềnh. B. tiện lợi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình. C. vận chuyển được hàng nặng trên đường xa, với tốc độ nhanh. D. có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và trung bình. Câu 7: Ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do A. cự li dài, vận chuyển lớn. B. khối lượng vận chuyển lớn. C. tính an toàn cao. D. tính cơ động cao. Câu 8: Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là A. sản phẩm công nghiệp nặng. B. các loại nông sản. C. dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ. D. các loại hàng tiêu dùng. Câu 9: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở A. ven bờ Ấn Độ Dương. B. ven bờ Địa Trung Hải. C. hai bờ đối diện Đại Tây Dương. D. hai bờ đối diện Thái Bình Dương. Câu 10: Vận tài đường hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ là do A. tốc độ nhanh, thiếu an toàn. B. cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp. C. không cơ động, chi phí đầu tư lớn. D. chỉ vận chuyển được chất lỏng. Câu 11: Ngành đường sắt phân bố chủ yếu ở khu vực nào? A. Châu Á và Châu Mỹ. B. Châu Á và Châu Âu. C. Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì. D. Châu Âu và Tây Bắc Hoa Kỳ. Câu 12: Ngành GTVT nào đảm đương chủ yếu việc GTVT trên các truyến đường quốc tế? A. đường ô tô. B. đường biển C. đường sông. D. đường ống. Câu 13: Quốc gia nào có đội tàu buôn lớn nhất thế giới? A. Nhật Bản. B. Hy Lạp. C. Panama. D. Cộng hòa Síp. Câu 14: Các tuyến đường hàng không sầm uất nhất là A. tuyến nối Châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ. B. tuyến nối Châu Á với Bắc Mỹ và Nam Mỹ. C. tuyến nối Châu Âu vớ Châu Á. D. tuyến nối Châu Đại Dương và Châu Á. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành đường hàng không ? A. Có tốc độ vận chuyển nhanh. B. Đảm bảo các mối giao lưu quốc tế C. Có trọng tải người và hàng hóa lớn. D. Có cước phí vận chuyển đắt. BÀI 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI Câu 1: Thị trường được hiểu là A. nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa. B. nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua. C. nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ. D. nơi có các chợ và siêu thị. Câu 2: Theo quy luật cung-cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả A. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn. B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn. C. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. D. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất. Câu 3: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả A. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn. B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn. C. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. D. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất. Câu 4: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua A. việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua. B. việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. C. việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng. D. việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau. Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại? A. Điều tiết sản xuất. B. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa. C. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế. D. Hướng dẫn tiêu dùng. Câu 6: Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là A. Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu. B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản. C. Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á. D. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ. Câu 7: Châu lục hoặc khu vực nào có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới chiếm tỉ trọng cao nhất? A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Bắc Mĩ. D. Trung và Nam Mĩ. Câu 8: Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là A. Xuất siêu. B. Nhập siêu. C. Cán cân xuất nhập dương. D. Cán cân xuất nhập âm. Câu 9: Vào năm 2015, Trung Quốc có giá trị xuất khẩu là 2.280 tỉ USD, giá trị nhập khẩu là 1.680 tỉ USD. Vậy Trung Quốc là nước A. nhập siêu. B. xuất siêu. C. xuất khẩu. D. nhập khẩu. Câu 10: Giá trị xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 2014 là 11.050 triệu USD , giá trị nhập khẩu là 15.000 triệu USD. Hãy cho biết cán cân xuất nhập khẩu 2015 của Việt Nam là bao nhiêu? A. -3950 triệu USD. B. 3950 triệu USD. C. 26050 triệu USD. D. 1,36 triệu USD. II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy trình bày vai trò của ngành công nghiệp. Câu 2. Công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế nào? Cho ví dụ. Câu 3. Ngành công nghiệp năng lượng có vai trò như thế nào? Câu 4. Vì sao dầu được xem là “Vàng đen” của nhiều quốc gia? Câu 5. Kể tên 4 nhà máy thủy điện và nhiệt điện ở Việt Nam. Câu 6. Hãy trình bày vai trò ngành công nghiệp điện tử-tin học. Vì sao ngành này được xem là thước đo trình độ của phát triển kinh tế-kĩ thuật của các nước? Câu 7. Hãy trình bày vai trò của ngành dịch vụ. Câu 8. Dựa vào bảng số liệu sau: Các nước dẫn đầu về du lịch trên thế giới, năm 2004. Nước Khách du lịch đến (triệu lượt người) Doanh thu (tỉ USD) Pháp 75,1 40,8 Tây Ban Nha 53,6 45,2 Hoa Kì 46,1 74,5 Trung Quốc 41,8 25,7 Anh 27,7 27,3 Mêhicô 20,6 10,7 a. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước trên thế giới. b. Nhận xét. Câu 9. Hãy trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải. Câu 10. Hãy kể tên một số phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc, vùng băng giá gần cực Bắc. Câu 11. Trình bày ưu điểm và nhược điểm của ngành giao thông vận tải đường sắt và đường ô tô. Câu 12. Hãy kể tên tuyến đường sắt và tuyến đường ô tô quan trọng ở Việt Nam. Câu 13. Thị trường là gì? Hãy trình bày quy luật cung cầu. Câu 14. Hãy nêu vai trò của ngành thương mại. Câu 15. Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Khi nào xuất siêu, khi nào nhập siêu?
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_10_truong_thpt_an_kh.doc