Đề cương ôn tập Học kì I môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021

docx 14 trang Mạnh Hào 01/11/2024 370
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập Học kì I môn Địa lí Lớp 10 năm học 2020- 2021
SỞ GD VÀ ĐT TP ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN ĐỊA LÝ 10 (NĂM HỌC: 2020 – 2021)
PHÀN 1: TRẮC NGHIỆM
BÀI 15: THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG
Câu 1. Thủy quyển là không có lớp nước nào dưới đây?
A. Nước trong các biển và đại dương.	C. Nước trên lục địa.
B. Hơi nước trong khí quyển.	D. Nước trong lòng Đất.
Câu 2. Nguồn nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông ở vùng đất nào dưới đây?	
A. Vùng đất đá thấm nước.	B. Vùng nhiệt đới.
C. Vùng đất đá không thấm nước.	D. Vùng cận nhiệt, ôn đới.
Câu 3. Ở miền có khí hậu ôn đới lạnh thì chế độ nước phụ thuộc vào
A. nguồn nước mưa.	B. nguồn nước từ vùng khác.
C. lượng băng tuyết tan.	D. nguồn nước ngầm.
Câu 4. Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến đặc điểm nào của sông ngòi?
A. Chế độ nước.	C. Hướng dòng chảy.
B. Lưu lượng nước.	D. Tốc độ dòng chảy.
Câu 5. Sông Amadôn đổ ra đại dương nào dưới đây?
A. Bắc Băng Dương.	 B. Đại Tây Dương.
C. Ấn Độ Dương.	D. Thái Bình Dương.
Câu 6. Sông Iênítxây đổ ra biển Cara thuộc đại dương nào dưới đây?
A. Bắc Băng Dương.	B. Đại Tây Dương.
C. Ấn Độ Dương.	D. Thái Bình Dương.
Câu 7. Sông Amadon là sông:
A. dài thứ 3 thế giới. 	B. có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.
C. nhỏ nhất thế giới. 	D. ngắn và dốc nhất thế giới.
Câu 8. Sông Nin đổ ra biển nào dưới đây?
A. Biển đen. 	B. Địa Trung Hải.	C. Biển đỏ	D. Biển Đông.
Câu 9. Miền nào dưới đây của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa?
A. Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp.	B. Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình cao.
C. Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình thấp.	D. Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình cao.
Câu 10. Các nhân tố nào sau đây có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
A. Nước ngầm, thực vật và hồ, đầm.	B. Thực vật, các dòng biển, bồ và đầm.
C. Các dòng biển, nước ngầm, thực vật.	D. Hồ, đầm .
Câu 11. Miền Trung nước ta có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông và mưa lũ lại tập trung trong thời gian ngắn nên mực nước lũ ở đây có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?	
A. Mực nước lũ tương đối điều hòa.	B. Mực nước lũ lên nhanh.
C. Mực nước lũ lên chậm.	D. Mực nước lũ rút chậm.
BÀI 16. SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
Câu 1: Sóng biển là
A. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
B. Sự chuyển động của nước biển từ ngoai khơi xô vào bờ.
C. Hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
D. Sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là
A. Các dông biển.	B. Gió thổi.
C. Động đất, núi lửa	D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu ngoai khơi, ...
Câu 3: Thủy triều được hình thành do
A. Sức hút của thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của mặt trời.
B. Sức hút của mặt trời và mặt trăng ,trong đó sức hút của mặt trười là chủ yếu.
C. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sứ hút của mặt trăng là chủ yếu.
D. Sức hút của các thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.
Câu 4: Dao động thủy triều lớn nhất khi
A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120o.
B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 45o.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 90o.
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.
Câu 5: Dao động thủy triều nhỏ nhất khi
A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120o.
B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 45o.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 90o.
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dông biển là
A. Chuyển động tự quay của trái đất.
B. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương.
C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung binh.
Câu 7: Các dòng biển trên thế giới, các vòng hoan lưu của các đại dương ở vĩ độ thấp có đặc điểm
A. ở cả 2 bán cầu đều có hướng chảy ngược chiều kim đồng hồ.
B. ở cả 2 bán cầu đều có hướng chảy thuận chiều kim đồng hồ.
C. ở bán cầu Bắc chảy ngược chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam chảy thuận chiều kim đồng hồ .
D. ở bán cầu Bắc chảy thuận chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam chảy ngược chiều kim đồng hồ.
Câu 8. Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng, lạnh có hoạt động kinh tế - xã hội nào dưới đây phát triển mạnh nhất?
A. Khai thác khoáng sản biển.
B. Đánh bắt thủy – hải sản.
C. Du lịch biển – đảo.
D. Giao thông vận tải biển.
BÀI 17. THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
Câu 1: Thổ nhưỡng là
A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa , được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá.
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa , được đặc trưng bởi độ phì.
C. Lớp vật chất vụn bở , trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
D. Lớp vật chất tự nhiên , được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp
Câu 2: Độ phì của đất là
A. Khả năng cung cấp nước , nhiệt , khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật
B. Độ tơi xốp của đất , trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.
C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật.
D. Lượng chất vi sinh trong đất.
Câu 3: Đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất , có vai trò quyết định tới
A. Độ tơi xốp của đất.
B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.
C. Thành phần khoáng vật , thành phần cơ giới của đất.
D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.
Câu 4: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là
A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.
B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.
Câu 5: Trong quá trình hình thành đất , vi sinh vật có vai trò
A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
C. Bám vào các khe nứt của đá , làm phá hủy đá.
D. Hạn chế việc sói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất của đất.
Câu 6: Ở vùng núi cao , nhiệt độ thấp nên
A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm , làm cho quá trình hình thành đất yếu.
B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh , lớp đất phủ dày.
C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được , không có lớp đất phủ lên bề mặt.
D. Đá bị phá hủy rất nhanh , lớp đất phủ trên bề mặt rất dày.
Câu 7: So với miền núi thì miền đồng bằng thường có
A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.
B. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.
C. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn.
D. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Câu 8: Các địa quyển có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển là
A. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.
B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
C. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển.
D. Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.
Câu 9: Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là:
A. Độ ẩm và lượng mưa 	B. Lượng bức xạ và lượng mưa 
C. hiệt độ và độ ẩm	D. Nhiệt độ và nắng 
Câu 10: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là:
A. Đất mẹ 	B. Khí hậu 
C. Sinh vật 	D. Địa hình 
BÀI 18. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
Câu 1. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km) là
A. giới hạn dưới của khí quyển.
B. giới hạn dưới của sinh quyển.
C. giới hạn trên của khí quyển.
D. giới hạn trên của sinh quyển.
Câu 2. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa) là
A. giới hạn dưới của khí quyển.
B. giới hạn trên của sinh quyển.
C. giới hạn dưới của sinh quyển.
D. giới hạn trên của khí quyển.
Câu 3. Phạm vi của sinh quyển không bao gồm các địa quyển nào dưới đây?
A. Tầng thấp của khí quyển.
B. Toàn bộ thủy quyển. 
C. Thổ nhưỡng quyển.
D. Phần trên của thạch quyển.
Câu 4. Đâu không phải nhân tố của đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật? 
A. Đặc tính lí của đất.
B. Màu sắc của đất.
C. Đặc tính hóa của đất.
D. Độ phì của đất.
Câu 5. Yếu tố nào dưới đây của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi?
A. Độ dốc địa hình.
B. Độ cao địa hình.
C. Bề mặt địa hình.
D. Hướng các dãy núi.
Câu 6. Ánh sáng là yếu tố quyết định tới quá trình nào dưới đây của cây xanh?
A. Quá trình sinh trưởng.
B. Quá trình hấp thụ.
C. Quá trình quang hợp.
Câu 7. Nước và độ ẩm không khí là nhân tố tạo môi trường 
A. thúc đẩy sự phá hủy các chất diệp lục của thực vật.
B. hạn chế sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật.
C. thúc đẩy quá trình quang hợp và phát triển của sinh vật.
D. thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật.
Câu 8. Ý nào dưới đây đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?
A. Con người phá rừng, đồi xây dựng các công trình đô thị mới.
B. Con người tiến hành săn bắt động vật quí làm thuốc chữa bệnh.
C. Con người phá rừng bừa bãi làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.
D. Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.
Câu 9. Trong những nhân tố tự nhiên dưới đây nhân tố nào không tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?
A. Nhiệt, ẩm.
B. Địa hình.
C. Ánh sáng.
D. Nước.
Câu 10. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật trên thế giới nên thực vật
A. ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật.
B. cản trở sự phát triển của các loài động vật.
C. làm thay đổi môi trường sống của động vật.
D. là nơi cư trú của một số loài động vật yếu thế.
BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
Câu 1: Toàn bộ các loại thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là:
A. Hệ thực vật 	B. Nguồn nước 
C.Thảm thực vật 	D. Rừng
Câu 2: Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới là:
A. Đất 	B. Nguồn nước 
C. Khí hậu 	D. Địa hình 
Câu 3: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận cực lục địa là:
A. Băng tuyết và đất đài nguyên 	B. Đaì nguyên và đất đài nguyên 
C.Đài nguyên và đất pốtdôn 	D. Rừng lá nguyên và đất đài nguyên 
Câu 4: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh là:
A. Rừng lá kim – đất nâu 	B. Rừng lá kim – đất pôtdôn
C.Rừng lá rộng – đất đen 	D. Rừng lá kim – đất xám 
Câu 5: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới hải dương là:
A. Rừng lá rộng, rừng hỗn hợp – đất nâu xám 
B. Rừng lá rộng – đất đỏ nâu 
C.Rừng hỗn hợp – đất nâu xám 
D. Rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu
Câu 6: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải là:
A. Rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu 
B. Rừng lá rộng – đất đỏ nâu
C.Rừng – cây bụi nhiệt đới – đất đỏ nâu
D. Rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu
Câu 7: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa là:
A. Hoang mạc, bán hoang mạc – đất đỏ vàng
B. Hoang mạc, bán hoang mạc – đất xám
C.Rừng xương rồng – đất xám 
D. Ý b và c đúng
Câu 8: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
A. Rừng nhiệt đới ẩm – đất đỏ vàng	 	B. Rừng lá rộng – đất đỏ nâu
C.Xavam – đất đỏ vàng 	D. Rừng nhiệt đới ẩm – đất nâu
Câu 9: Những khu vực có sự thống trị của các áp cao cận chí tuyến hoặc nằm sâu trong lục địa thường là những khu vực có thảm thực vật nào dưới đây phát triển mạnh?
A. Thảm thực vật đài nguyên và ôn đới.
B. Thảm thực vật rừng xích đạo ẩm.
C. Thảm thực rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
D. Thảm thực vật hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 10: Ở độ cao 2000 – 2800m trên dãy Cap-ca chỉ có loài thực vật nào sống được?
A. Các loại cây lá kim.
B. Các loại cây xương rồng.
C. Các loại cây địa y.
D. Các loại cây bụi, xavan.
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ (BÀI 20, 21)
Câu 1: Lớp vỏ địa lí ( lớp vỏ cảnh quan ) bao gồm
A. Toàn bộ vỏ trái đất	B. Vỏ trái đất và khí quyển bên trên
C. Toàn bộ các địa quyển	D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Câu 2: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là
A. Giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển.
B. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.
C. Giới hạn trên của tầng bình lưu trong khí quyển.
D. Toàn bộ khí quyển của trái đất.
Câu 3: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn phía trên của
A. Khí quyển.    	 B. Thủy quyển.
C. Sinh quyển.    	 D. Thổ nhưỡng quyển.
Câu 4: Giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí là
A. Giới hạn phía dưới của thủy quyển và thạch quyển.
B. Đáy vực thẳm đại dương và hết thạch quyển trên lục địa.
C. Hết tầng trầm tích của vỏ trái đất.
D. Đáy vực thẳm đại dương và hết lớp vỏ phong hóa trên lục địa.
Câu 5: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa
A. Các địa quyển	B. Các bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
C. Các thành phần trong lớp vỏ địa lí	D. Lớp vỏ địa lí và vỏ trái đất.
Câu 6: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí diễn ra trong
A. Phạm vi của tất cả các địa quyển.
B. Toàn bộ vỏ trái đất.
C. Toàn bộ vỏ trái đất và vỏ địa lí.
D. Toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lanh thổ trong lớp vỏ địa lí.
Câu 7: Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là
A. Lớp vỏ địa lí được hình hành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.
B. Lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt trái đất.
C. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
D. Các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.
Câu 8: Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý
A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.
B. Sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyển tới các thành phần khác.
C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.
Câu 9: Ở vùng đồi núi, khi thảm thực vật rừng bị phá hủy, vào mùa mưa lượng nước chảy trần trên mặt đất tăng lên và với cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn nhanh chông . Trong tinh huống trên, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí ?
A. Khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.
B. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
C. Sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.
D. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
Câu 10: Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao . Sông trở nên chảy xiết ,tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu . Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đòng ở hạ lưu . Trong tinh huống này, có sự tác động lẫn nhau của ác thành phần nào trong lớp vỏ địa lí ?
A. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển .
B. Thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
C. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển.
D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
Câu 11: Nhận nào dưới đây chưa chính xác: 
A. Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực 
B. Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau
C.Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biển đổi 
D. Một thành phần của lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác 
Câu 12: Qui luật địa đới là:
A. Sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ 
B. Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và các cảnh quan địa lí theo vĩ độ 
C.Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo kinh độ 
D. Sự thay đổi của khí hậu theo vĩ độ 
Câu 13: Nguyên nhân hình thành qui luật địa đới trên Trái Đất là:
A. Sự thay đổi mùa trong năm 
B. Sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm
C.Sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ 
D. Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ 
Câu 14: Hiện tượng nào dưới đây không biểu hiện cho qui luật địa đới:
A. Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất 	B. Gío mùa 
C.Gío Mậu dịch	D. Gío Tây ôn đới
Câu 15: Số lượng các vành đai nhiệt từ Bắc cực đến Nam cực là:
A. Năm vòng đai 	B. Sáu vong đai 
C.Bảy vòng đai 	D. Bốn vòng đai 
Câu 16: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:
A. Trên Trái Đất có bảy vòng đai khí áp 
B. Các vành đai khí áp trên Trái Đất đếu hình thành theo qui luật: nhiệt độ cao hình thành áp thấp, nhiệt độ thấp hình thành áp cao
C.Các vành đai khí áp là nơi xuất phát hoặc tiếp nhận các loại gió mang tính chất hành tinh 
D. Gío xuất phát từ các áp cao còn các áp thấp luôn là nơi hút gió 
Câu 17: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là
A. Sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ve bờ.
B. Độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi.
C. Năng lượng bên trong trái đất đã phân chia trái đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
D. Năng lượng bên ngoai trái đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt trái đất.
Câu 18: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là
A. Sự phân bố của các vanh đai nhiệt theo độ cao.
B. Sự phân bố của các vanh đai khí áp theo độ cao.
C. Sự phân bố của các vanh đai khí hậu theo độ cao.
D. Sự phân bố của cac vanh đai đất và thực vật theo độ cao.
Câu 19: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là
A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.
B. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
C. Sự hình thành của các vanh đai đảo, quần đảo ven các lục địa.
D. Các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền.
Câu 20: Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là
A. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
B. Sự thay đổi của lượng mưa theo kinh độ.
C. Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ.
D. Sự thay đổi các nhôm đất theo kinh độ.
CHƯƠNG V: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Câu 1: sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định:
A. Sinh đẻ và tử vong 	B. Sinh đẻ và di cư
C.Di cư và tử vong 	D. Di cư và chiến tranh dich bệnh 
Câu 2: Tỉ suất sinh thô là tương quan giưa số trẻ em được sinh ra trong năm so với:
A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ ở cùng thời điểm 
B. Dân số trung bình ở cùng thời điểm 
C.Số phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 40 ở cùng thời điểm
D. Số phụ nữ trong tổng dân số ở cùng thời điểm 
Câu 3: Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh:
A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội	 B. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội 
C.Chính sách phát triển dân số 	D. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt)
Câu 4: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tỉ suất sinh thô của thế giới thời kì 1950 - 2005:
A. Tỉ suất sinh thô không đều giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển
B. Tỉ suất sinh thô giữa các nhóm nước có xu hướng giảm dần 
C.Tỉ suất sinh thô của các nước đang phát triển đạt mức cao nhất vào thời kì 1975 – 1980
D. Tỉ suất sinh thô của các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển 
Câu 5: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với:
A. Số người thuộc nhóm dân số già ở cùng thời điểm 
B. Số trẻ em và người già trong xã hội ở cùng thời điểm 
C.Những người có nguy cơ tử vong cao trong xã hội ở cùng thời điểm
D. Dân số trung bình ở cùng thời điểm 
Câu 6: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là:
A. Tiến bộ về ý tế và khoa học, kĩ thuật 
B. Điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện 
C.Sự phát triển kinh tế 
D. Hoà bình trên thế giới được đảm bảo
Câu 7: Chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khoẻ của trẻ em là:
A. Tỉ suất sinh thô 	B. Tỉ suất tử vong trẻ em 
C.Tỉ suất tử thô 	D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 
Câu 8: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa:
A. Tỉ suất thô và tỉ suất tử vong ở trẻ em 	B. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô 
C.Tỉ suất tử thô và gia tăng cơ học 	D. Tỉ suất sinh thô và gia tăng sinh học 
Câu 9: Động lực làm tăng dân số thế giới là
A. Gia tăng cơ học	B. Gia tăng dân số tự nhiên.
C. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.	D. Tỉ suất sinh thô.
Câu 10: Trong thời kì 2000 – 2005 tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thuộc về khu vực:
A. Đông Nam Á 	B. Châu Phi
C.Nam Mĩ 	D. Nam Á
Câu 11: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. Gia tăng dân số.	B. Gia tăng cơ học.
C. Gia tăng dân số tự nhiên.	D. Quy mô dân số.
Câu 12: Tổng số giữa tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học của một quốc gia , một vùng được gọi là
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên	B. Cơ cấu sinh học.
C. Gia tăng dân số.	D. Quy mô dân số.
Câu 13: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lanh thổ tăng lên là
A. Môi trường sống thuận lợi.	B. Dễ kiếm việc làm.
C. Thu nhập cao.	D. Đời sống khó khăn , mức sống thấp.
Cho bảng số liệu:
     Số dân trên thế giới qua các năm
Năm
1804
1927
1959
1974
Số dân (tỉ người)
1
2
3
4
Năm
1987
1999
2011
2025 (dự kiến)
Số dân (tỉ người)
5
6
7
8
Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 14, 15:
Câu 14: Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng tăng.
B. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng giảm.
C. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người luôn bằng nhau.
D. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người tăng theo cấp số nhân.
Câu 15: Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi lần lượt là:
A. 120 năm; 50 năm; 35 năm .	B. 123 năm; 47 năm; 51 năm .
C. 132 năm; 62 năm; 46 năm .	D. 127 năm; 58 năm; 37 năm .
 Dựa vào biểu đồ trên , trả lời các câu hỏi từ 16 đến 18.
Câu 16: Biểu đồ trên là
A. Biểu đồ cột chồng	B. Biểu đồ cột ghép
C. Biểu đồ miền	D. Biểu đồ đường
Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới , các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.
B. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới giảm , nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng tăng.
C. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới , các nhóm nước phát triển giảm , nhôm nước đang phát triển có xu hướng tăng.
D. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới tăng , các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.
Câu 18: Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2015 là 20%0 có nghĩa là
A. Trung bình 1000 dân , có 20 trẻ em được sinh ra trong năm đó.
B. Trung bình 1000 dân , có 20 trẻ em bị chết trong năm đó.
C. Trung bình 1000 dân , có 20 trẻ em có nguy cơ tử vong trong năm đó.
D. Trung bình 1000 dân , có 20 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.
Câu 19: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2014 là
A. 7257,8 triệu người.	B. 7287,8 triệu người.
C. 7169,6 triệu người.	D. 7258,9 triệu người.
Câu 20: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2016 sẽ là
A. 7468,25 triệu người.	B. 7458,25 triệu người.
C. 7434,15 triệu người.	D. 7522,35 triệu người.
Câu 21: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là
A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.	B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.	D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Câu 22: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa
A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.
C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.
D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.
Câu 23: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới
A. Phân bố sản xuất
B. Tổ chức đời sống xã hội.
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Câu 24: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
A. Cơ cấu dân số theo lao động	B. Cơ cấu dân số theo giới.
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.	D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Câu 25: Thông thường, nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi được gọi là nhóm
A. Trong độ tuổi lao động.	B. Trên độ tuổi lao động.
C. Dưới độ tuổi lao động.	D. Độ tuổi chưa thể lao động .
Câu 26: Thông thường, nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi ( hoặc đến 64 tuổi ) được gọi là nhóm
A. Trong độ tuổi lao động.	B. Trên độ tuổi lao động.
C. Dưới độ tuổi lao động.	D. Hết độ tuổi lao động.
Câu 27: Thông thường, nhóm tuổi từ 60 tuổi ( hoặc 65 tuổi ) trở lên được gọi là nhóm
A. Trong độ tuổi lao động.	B. Trên độ tuổi lao động.
C. Dưới độ tuổi lao động.	D. Không còn khả năng lao động .
Câu 28: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 %, nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có
A. Dân số trẻ.	B. Dân số già.
C. Dân số trung bình	.D. Dân số cao.
Câu 29: Sự khác biệt giữa tháp mở rộng với tháp thu hẹp là
A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.	B. Đáy hẹp, đỉnh phinh to.
C. Đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra.	D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
Câu 30: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là
A. nguồn lao động.	B. Lao động đang hoạt động kinh tế .
C. Lao động có việc làm.	D. Những người có nhu cầu về việc làm.
Câu 31: Cho biểu đồ biểu thị : CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ, BRA – XIN VÀ ANH NĂM 2013 (%)
Dựa vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đay là đúng
A. Ở Ấn Độ, gần 50% lao động làm việc ở khu vực 2.
B. Ở Anh, có tới gần 80% lao động làm việc ở khu vực 1.
C. Ở Bra – xin ,tỉ lệ lao động ở khu vực 2 thấp hơn ở Ấn Độ nhưng cao hơn so với ở Anh.
D. Những nước phát triển có tỉ lệ lao động trong khu vực 1 thấp.
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014
Tên nước
Chia ra
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 3
Pháp
3,8
21,3
74,9
Mê-hi-cô
14,0
23,6
62,4
Việt Nam
46,7
21,2
32,1
Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 18, 19
Câu 32: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014 là
A. Biểu đồ miền.     	B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ đường.     	D. Biểu đồ cột ghép.
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Bài tập 1 trang 86 SGK
Bài tập 3, trang 93 SGK
Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô, tử thô.
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
Phân biệt lớp vỏ Địa lí và lớp vỏ Trái Đất.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_10_nam_hoc_2020_2021.docx