Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 10 năm học 2019- 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 10 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 10 năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10 PHẦN I: ĐỌC HIỂU 1. Xác định thể thơ - Căn cứ vào số tiếng trong dòng thơ, số câu trong bài thơ. - Căn cứ vào luật thơ (về hiệp vần, phối thanh,...) - Các thể thơ hiện đại: + Thơ tự do: Không giới hạn số câu trong một bài và số tiếng trong một dòng. + Thơ 5 chữ : Mỗi dòng có 5 tiếng, không giới hạn số câu trong một bài, không bắt buộc theo luật bằng – trắc, phối thanh, hiệp vần. + Thơ 5 chữ : Mỗi dòng có 6 tiếng, Không giới hạn số câu trong một bài, không bắt buộc theo luật bằng – trắc, phối thanh, hiệp vần. + Thơ 7 chữ : Mỗi dòng có 7 tiếng, không giới hạn số câu trong một bài, không bắt buộc theo luật bằng – trắc, phối thanh, hiệp vần.... 2. Nhận biết một vấn đề theo quan điểm của tác giả: HS cần dựa vào ngữ liệu đọc hiểu để tìm ý (trong ngữ liệu) trả lời cho câu hỏi. 3. Nhận biết đề tài của văn bản Để xác định đề tài của văn bản, ta có thể dựa vào các yếu tố sau : - Tên văn bản - Tiêu đề trong nội bộ văn bản (Câu chủ đề) - Hệ thống từ ngữ chủ đề của văn bản (những từ ngữ được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn bản). 4. Xác định nội dung chính của đoạn văn - Xác định nội dung chính của đoạn văn có câu chủ đề: dựa vào câu chủ đề, bởi câu chủ đề nêu nội dung khái quát, gần với ý chính của đoạn văn. - Xác định nội dung chính của đoạn văn không có câu chủ đề : ta cần tìm ý bộ phận của từng câu rồi khái quát thành ý chung nhất bằng cách dồn nén thông tin vào trong một câu. 5. Xác định văn bản theo phương thức biểu đạt KIỂU VĂN BẢN ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Miêu tả Dùng chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm nổi bật của sự việc, sự vật, con người.làm cho những đối tượng được nói đến như hiện ra ngay trước mặt người đọc. Tự sự Trình bày một chuỗi sự việc liên quan với nhausự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có kết thúc nhằm giải thích sự việc. Biểu cảm Bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ, của người viết đối với đối tượng được nói tới. Thuyết minh Trình bày, giới thiệu, giải thíchnhằm làm rõ đặc điểm của đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội. Nghị luận Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người nghe về một tư tưởng, quan điểm. Hành chính - công vụ Truyền đạt nội dung yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ ý kiến nguyện vọng của cá nhân tới cơ quan hoặc người có quyền để giải quyết. 6. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CÁC THỂ LOẠI VĂN BẢN ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN NGÔN NGỮ PCNN sinh hoạt - Dạng nói : đối thoại, đọc thoại. - Dạng viết : thư, nhật ký.. - Dạng lời nói tái hiện : tác phẩm văn học. -Tính cụ thể -Tính cảm xúc - Tính cá thể Sinh hoạt PCNN nghệ thuật -Thơ ca, hò vè,.. - Truyện, tiểu thuyết, kí, - Kịch bản,.. - Tính hình tượng - Tính truyền cảm - Tính cá thể hóa. Ngôn ngữ nghệ thuật 7. Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của các biện pháp tu từ đó a. Biện pháp điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp, điệp âm, điệp vần Ðiệp là biện pháp lặp đi lặp lại có ý thức những từ, ngữ nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc. b. Biện pháp so sánh: Các từ so sánh thường gặp: là, như là, tựa như là, y như, hệt như, giống như, tựa như, bao nhiêu... bấy nhiêu... ) Hình thức : BPTT so sánh bao giờ cũng công khai phô bày 2 vế : + Vế so sánh + Vế được so sánh c. Biện pháp nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,bằng những từ ngữ vốn được gọi hoặc tả con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người. d. Biện pháp ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc cho sự diễn đạt. e. Biện pháp hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt. g. Biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh: dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chyển nhằm lảng tránh cảm giác đau buồn, thô tục, thiếu văn hóa. h. Biện pháp tương phản (đối) : là cách dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập cùng xuất hiện trong một văn cảnh làm rõ được đặc điểm của đối tượng được miêu tả. i. Biện pháp liệt kê : là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm. k. Chêm xen : tách bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thông tin thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết..... v Lưu ý: - Phải xác định được đúng biện pháp tu từ (hình ảnh, từ, câu sử dụng biện pháp tu từ). - Nêu được hiệu quả về mặt nội dung và hiệu quả về mặt nghệ thuật 8. Thông điệp của văn bản (là những nội dung thông tin mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc) 9. Giải thích một vấn đề đặt ra từ văn bản: Khi giải thích một vấn đề được gợi ra từ văn bản cần lưu ý nên đặt vấn đề đó trong mối quan hệ với văn bản. 10. Có đồng ý với ý kiến của tác giả không, lý giải. HS cần phải đưa ra lựa chọn đồng tình/ không đồng tình và đưa ra lý giải một cách thuyết phục theo quan điểm đã chọn. 11. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng về cảm nhận... PHẦN II: LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Viết đoạn văn 150 chữ Nghị luận về tư tưởng đạo lí – Đề bài thường trích một câu trong đọc hiểu để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận. Để nắm vững phần này, HS nên ôn tập theo chủ đề. Các vấn đề từ câu nói thường yêu cầu bàn luận như: + Nhận thức: lí tưởng, khát vọng, niềm đam mê, mục đích sống + Phẩm chất: lòng yêu nước, tính trung thực, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn, sự tự học, lòng ham hiểu biết, sự cầu thị + Quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình anh em + Quan hệ xã hội: tình bạn, tình thầy trò, tình đồng bào + Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống: lòng nhân ái, thái độ hòa nhã, sự vị tha + Các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực: ích kỉ, thực dụng, dối trá, hèn nhát - Cấu trúc chung của đoạn văn: + Mở đoạn: (khoảng 2 dòng) Dẫn dắt vào vấn đề Trích dẫn câu nói. + Thân đoạn: Giải – Phân – Minh – Luận – Dụng Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề. Yêu cầu: Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói. Nên dựa vào nôi dung phần Đọc hiểu để giải thích ý nghĩa, tránh suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với nghĩa trong văn cảnh. Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận. Bước 2: Phân tích, nêu quan điểm của cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lý giải quan điểm đó (Vì sao đúng? Vì sao sai?) Yêu cầu: + Phân tách các vế của câu nói để xem xét cặn kẽ, thấu đáo. + Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan. Bước 3: Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể (Biểu hiện như thế nào?) Yêu cầu: Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc bàn luận. Nên kết hợp dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – ngoài nước, người nổi tiếng – người bình thường sao cho phong phú và có sức thuyết phục. + Có 4 cách nêu dẫn chứng: Cách 1: nêu số liệu (Ví dụ: số liệu về người mắc ung thư do thực phẩm bẩn). Cách 2: nêu hiện tượng hiển nhiên, không thể chối cãi (Ví dụ: thủng tầng ô-zôn khiến bầu khí quyển bị ảnh hưởng) Cách 3: nêu tấm gương điển hình, nổi tiếng (Ví dụ: Walt Disney, Bill Gate) Cách 4: nêu lời nói của một người nổi tiếng (Ví dụ: Nhà văn Mark Twain từng nói: “Không có gì buồn hơn tiếng thở dài của người còn trẻ mà đã bi quan”. Bước 4: Luận bàn mở rộng vấn đề: Phê phán điểm hạn chế, phân tích mặt tích cực. Bước 5: Áp dụng tư tưởng đạo lí vào trong thực tế: Nêu bài học nhận thức và hành động (Cần phải làm gì?) Yêu cầu: Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu bàn luận. Bài học cần chân thành, giản dị, hướng tới tuổi trẻ, không sáo rỗng, hình thức. Nên rút ra hai bài học, một bài học về nhận thức, một bài học về hành động. + Kết đoạn: Đưa ra một thông điệp hay một lời khuyên cho mọi người. Lưu ý : Có những dạng “đề nổi” , xác định rõ phạm vi nội dung bài viết. Các em cần xác định rõ đâu là luận điểm chính, đâu là luận điểm phụ, không phải tất cả các bước đều triển khai dung lượng như nhau. B. LÀM VĂN – THUYẾT MINH I. Lý thuyết văn thuyết minh 1. Khái niệm: - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Yêu cầu: - Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người. - Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. * Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn. 3. Phương pháp thuyết minh: - Phương pháp nêu định nghĩa: - Phương pháp liệt kê: - Phương pháp nêu ví dụ: - Phương pháp dùng số liệu: - Phương pháp so sánh: - Phương pháp phân loại, phân tích: 4. Các bước làm bài văn thuyết minh: Bước 1: Xác định đối tượng thuyết minh. Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng. Bước 2: Lập dàn ý Bước 3: Viết bài văn thuyết minh. Bước 4: Đọc và kiểm tra. II. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử: HS cần tìm hiểu về trước về: Vị trí địa lí, giá trị lịch sử. Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng. Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với di tích. Cách thưởng ngoạn... Dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu về di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh. - Đưa ra một vài nhận xét chung về di tích/ danh lam thắng cảnh đó. 2. Thân bài - Vị trí, địa điểm di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh: - Giới thiệu về những nét đặc biệt của di tích: thời gian hình thành, gắn liền với tên tuổi, sự kiện lịch sử nào? Trải qua những sự biến đổi của thời gian cho đến thời điểm hiện nay. Cấu trúc của di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh. Cách thăm quan, thưởng ngoạn di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh... - Vai trò, giá trị của khu di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh đối với quê hương đất nước... c. Kết bài - Nêu cảm nghĩ của bản thân, nói lên trách nhiệm của cá nhân trước việc giữ gìn các di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh đó. Thuyết minh về một đặc sản: HS cần tìm hiểu kĩ về: Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị. Cách thức chế biến, thưởng thứ Dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu về một đặc sản đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh. - Đưa ra một vài nhận xét chung về đặc sản đó. b. Thân bài - Nguồn gốc hình thành món ăn/ đặc sản - Nguyên liệu để chế biến làm ra món ăn/ đặc sản - Cách chế (theo trình tự thời gian) - Màu sắc, hương vị, giá trị dinh dưỡng,.... - Cách thưởng thức... c. Kết bài - Nêu cảm nghĩ của bản thân về đặc sản của quê hương.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_20.doc