Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020

docx 7 trang Mạnh Hào 04/06/2024 1470
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020

Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HKII
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12
A. NỘI DUNG ÔN TẬP:
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
1. Lao động và việc làm 
- Trình bày một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
- Hướng giải quyết việc làm của nước ta. Chính sách dân số, phân bố lại lao động, phát triển sản xuất.
- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta (dẫn chứng), nguyên nhân. Quan hệ dân số-lao động-việc làm.
	2. Đô thị hóa
- Trình bày một số đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam, nguyên nhân và những tác động đến kinh tế - xã hội.
- Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
	ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
	1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta.
- Trình bày ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta.
	2. Địa lí nông nghiệp 
 	- Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.
+ Đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta.
+ Đặc điểm, phân bố các nền nông nghiệp.
	- Vấn đề phát triển nông nghiệp.
	+ Cơ cấu của ngành nông nghiệp. 
+ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
	- Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp. 
	+ Điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thuỷ sản và một số phương hướng phát triển ngành thuỷ sản của nước ta.
+ Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp, một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp.
	- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
+ Nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta : tự nhiên, kinh tế-xã hội, kĩ thuật, lịch sử.
+ Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
	3. Địa lí công nghiệp
	- Cơ cấu ngành công nghiệp.
+ Trình bày và nhận xét cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. 
+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
	- Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Trình bày và nhận xét cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. 
+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
+ Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành.
+ Cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm, cơ sở nguyên liệu tình hình sản xuất và phân bố của từng ngành.
+ Các giải pháp sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên đối với ngành công nghiệp năng lượng
+ Cần sử dụng nguồn năng lượng sạch để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch.
	- Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
+ Trình bày khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
+ Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. 
	4. Địa lí dịch vụ
- Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
+ Trình bày sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải nước ta.
+ Nêu đặc điểm phát triển của các ngành bưu chính và viễn thông.
- Vấn đề phát triển thương mại và du lịch.
+ Cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta 
+ Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và thị trường chủ yếu của nước ta 
+ Biết các loại tài nguyên chính của nước ta.
+ Trình bày tình hình phát triển và trung tâm du lịch quan trọng.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Thời gian làm bài: 50 phút - Trắc nghiệm 100%
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD
ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
ÔN TẬP GIỮA HKII
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12
Câu 1. Thế mạnh nổi bật nhất của nguồn lao động nước ta là
A. dồi dào, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất, chất lượng ngày càng cao.
B. đội ngũ lao động trẻ, trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
C. dồi dào, kinh nghiệm sản xuất phong phú, phân bố hợp lí.
D. dồi dào, năng động, lao động có trình độ chiếm ưu thế.
Câu 2. Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ
A. số luợng lao động làm việc trong các công ty liên doanh tăng lên.
B. những thành tựu trong phát triển văn hoá, y tế. 
C. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.
D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Câu 3. Để hạn chế việc di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, biện pháp tốt nhất là
A. mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề.
B. thực hiện tốt biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
D. khuyến khích người dân chuyển cư hợp lí.
Câu 4: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa ở nước ta tới nền kinh tế nước ta là
A. tạo việc làm cho người lao động 	B. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. tăng thu nhập cho người lao động 	D. tạo ra an ninh trật tự xã hội.
Câu 5. Hai đô thị đặc biệt của nước ta là
A. Hà Nội, Cần Thơ.	B. Hà Nội, Hải Phòng
C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.	D. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Câu 6. Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta là
A. kinh tế nhà nước. 	B. kinh tế tập thể.
C. kinh tế cá thể .	D. kinh tế có vôn đầu tư nước ngoài.
Câu 7: Ở KVI có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng 
A. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
B. giảm tỉ trọng ngành thủy sản, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
C. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và ngành thủy sản.
D. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và ngành thủy sản.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hóa nước ta?
A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.	B. Gắn liền với công nghiệp chế biến.
C. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc.	D. Phần lớn sản phẩm tiêu dùng tại chỗ.
Câu 9. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
B. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
C. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.
D. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.
Câu 10. Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là
A. đồng bằng sông Cửu Long. 	B. đồng bằng Sông Hồng.
C. Tây Nguyên.	D. Đông Nam Bộ
Câu 11. Sản lượng lúa của nước ta tăng nhanh chủ yếu dựa vào
A. phát triển thủy lợi.	B. thâm canh.
C. mở rộng diện tích.	D. nhu cầu của thị trường.
Câu 12: Ngư trường đánh bắt xa bờ nhất ở nước ta là
A. Vịnh Bắc Bộ.	B. Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Cực Nam Trung Bộ.	D. Vịnh Thái Lan.
Câu 13: Tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng về nghề nuôi cá tra, cá ba sa?
A. Kiên Giang.	B. An Giang.	C. Cà Mau.	D. Bến Tre.
Câu 14. Rừng nước ta bị suy giảm nghiêm trọng, nguyên nhân chính là do
A. khai thác quá mức, trái phép.	B. cháy rừng.
C. trồng rừng chậm.	D. ảnh hưởng thiên tai.
Câu 15: Dọc theo duyên hải miền Trung nước ta, việc trồng rừng có ý nghĩa
A. chắn cát bay.	B. chắn sóng.	C. ngăn lũ lụt.	D. lấy gỗ.
Câu 16: Năng suất lao động trong ngành đánh bắt còn thấp là do
A. ngư dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt.
B. vùng biển nước ta có nhiều thiên tai.
C. tàu thuyền và các phuơng tiện đánh bắt còn lạc hậu và chậm đổi mới.
D. nguồn lợi thủy sản suy giảm vì đánh bắt quá mức.
Câu 17. Đồng bằng sông Hồng có thể sản xuất rau vụ đông là do
A. ít có thiên tai.	B. đất đai màu mỡ.
C. nguồn nước phong phú.	D. khí hậu có mùa đông lạnh.
Câu 18. Cây ăn quả, dược liệu là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 19 . Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây chè lớn thứ hai cả nước do
A. tập quán sản xuất của người dân.
B. có nhiều cao nguyên rộng lớn.
C. khí hậu cận xích đạo phân hóa theo độ cao.
D. diện tích đất badan rộng lớn, giàu dinh dưỡng.
Câu 20. Dọc theo Duyên hải miền Trung, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là
A. Nghệ An.	B. Huế.	C. Đà Nẵng.	D. Nha Trang.
Câu 21. Có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
A. vùng Đông Nam Bộ.	B. đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
C. dọc theo duyên hải miền Trung.	D. khu Đông bắc bắc Bộ.
Câu 22. Than Antraxít ở nước ta có trữ lượng lớn nhất phân bố ở tỉnh
A. Lào Cai.	B. Điện Biên.	C. Quảng Ninh.	D. Thái Nguyên.
Câu 23. Khu vực tập trung trữ lượng than nâu lớn nhất nước ta
A. Đông Nam Bộ.	B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Câu 24. Dầu mỏ và khí đốt của nước ta được khai thác chủ yếu ở khu vực nào?
A. Bắc Trung Bộ.	B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.	 D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 25. Nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta là 
A. Chu Lai.	B. Nhơn Hội.	C. Dung Quất.	D. Vân Phong.
Câu 26. Tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. hệ thống sông Cả.	B. hệ thống sông Hồng.
C. hệ thống sông Mê Công.	 	D. hệ thống sông Đồng Nai.
Câu 27. Tây Nguyên, Tây Bắc là vùng có mức độ tập trung công nghiệp rất thấp, nguyên nhân cơ bản là
A. nghèo tài nguyên	B. nhiều thiên tai	
C. kết cấu hạ tầng kém	D. chưa mở cửa nền kinh tế
Câu 28. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp rất lớn của nước ta là
A. Thành phố Hồ Chí Minh.	B. Hà Nội.	
C. Cần Thơ.	D. Hải Phòng.
Câu 29. Hình thức nào của tổ chức lãnh thổ công nghiệp lớn nhất ở nước ta?
A. Điểm công nghiệp.   	B. Khu công nghiệp. 
C. Trung tâm công nghiệp.    	D. Vùng công nghiệp.
Câu 30. Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta hiện nay là
A. than bùn.	B. than đá. 	C. dầu mỏ.	 D. khí tự nhiên.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy nhiệt điện lớn nhất ở miền Nam nước ta là
A. Thủ Đức.	B. Phú Mỹ.	C. Trà Nóc.	D. Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết vùng nào sau đây không có ngành công nghiệp chế biến chè, cà phê?
A. Tây Nguyên.	B.Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 33. Vùng chăn nuôi trâu lớn nhất nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.	D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 34. Cho bảng số liệu
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NHÓM NGÀNH
 (Đơn vị: %)
Ngành
2005
2013
CN Chế biến
83,2
87,8
CN khai thác
11,2
4,7
CN sx phân phối điện, khí đốt, nước
5,6
7,5
(Nguồn: Niên giám thống kê, NXB thống kế năm 2014)
Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành nước ta 2005-2013, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? 
A. Biểu đồ miền.	B. Biểu đồ tròn.	
C. Biểu đồ cột.	D. Biểu đồ đường.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào có qui mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
C. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa.
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hai nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW nước ta là
A. Phả lại , Uông Bí.	B. Phả lại , Phú Mỹ.
C. Phú Mỹ, Bà Rịa.	D. Phả Lại, Na Dương.
Câu 37. Cho bảng số liệu
SẢN PHẨM CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Sản phẩm
1995
2000
2005
2010
2012
Than sạch (nghìn tấn)
8350.0
11609.0
34093
44835
42383
Dầu thô khai thác (nghìn tấn)
7620.0
16291.0
18519
15014
16739
Điện phát ra (triệu kwh)
14665.0
26683
52078
91722
114841
(Nguồn: Niên giám thống kê, NXB thống kế năm 2014)
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản phẩm than sạch, dầu thô, điện của nước ta thời kỳ 1995-2012?
A. Biểu đồ đường	B. Biểu đồ cột	
C. Biểu đồ miền	D. Biểu đồ tròn
Câu 38. Việc khai thác nguồn lợi thủy sản xa bờ của nước ta, ngoài đem lại hiệu quả kinh tế cao, còn có ý nghĩa về
A. tận dụng nguồn tài nguyên đất nước.
B. giữ vững chủ quyền biển, đảo nước ta.
C. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta?
A. Đắc Nông. 	B. Lâm Đồng. 	C. Bình Thuận. 	D. Ninh Thuận.
Câu 40. Điều kiện tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.	B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. Khí hậu phân hóa đa dạng.	D. Tài nguyên đất đai đa dạng.
Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản lượng thủy sản khai thác cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long ?
 A. Bạc Liêu. 	B. Kiên Giang. 	C. Sóc Trăng. 	D. Cà Mau.
Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy sắp xếp các trung tâm công nghiệp sau đây theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
 A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. 	B. Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
 C. Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng. 	D. Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007?
 A. Sản lượng dầu có xu hướng giảm.
 B. Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh hơn dầu.
 C. Sản lượng than có tốc độ tăng liên tục.
 D. Sản lượng khai thác dầu và than tăng liên tục qua các năm.
Câu 44. Ý nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
B. Có thế mạnh lâu dài.
C. Tác động mạnh đến sự phát triển của nhiều ngành khác.
C. Sản xuất chỉ chuyên nhằm vào việc xuất khẩu.
Câu 45: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta đến năm 2005 là 
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 46: Tại sao chăn nuôi bò sữa lại tập trung chủ yếu ở ven thành phố lớn?
A. Có điều kiện tư nhiên thuận lợi.	
B. Dân cư tập trung đông, nhu cầu của thị trường lớn.
C. Có các cơ sở chế biến phát triển mạnh.	
D. Cơ sở lai tạo giống và dịch vụ thú y phát triển.
Câu 47. Nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp xay xát tập trung nhiều ở đâu?
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 48. Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm
 A. chế biến sản phẩm từ trồng trọt, chế biến sản phẩm từ chăn nuôi.
 B. chế biến sản phẩm từ trồng trọt, chế biến sản phẩm từ chăn nuôi, mía đường.
 C. chế biến sản phẩm từ trồng trọt, chế biến sản phẩm từ chăn nuôi, chế biến thủy hải sản.
 D. chế biến sản phẩm từ trồng trọt, chế biến sản phẩm từ chăn nuôi, sữa và sản phẩm từ sữa.
Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, ngành công nghiệp nào không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Vinh?
A. cơ khí.	B. dệt may.	
C. chế biến nông sản.	 	D. sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 50. Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG TỪ 2010 – 2014
2010
2012
2013
2014
Than (triệu tấn)
44,8
42,1
41,1
41,1
Dầu (triệu tấn)
15
16,7
16,7
17,4
Điện (tỉ kWh)
91,7
115,1
124,5
141,3
Biểu đồ nào sẽ thể hiện thích hợp nhất tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng từ năm 2010 – 2014
 A. biểu đồ cột.	 B. biểu đồ tròn.	 C. biểu đồ kết hợp.	D. biểu đồ đường.
-----HẾT-----

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_12_nam_hoc_201.docx