Đề cương ôn tập Cuối Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2020- 2021

doc 20 trang Mạnh Hào 02/11/2024 310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Cuối Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Cuối Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập Cuối Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2020- 2021
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II- NĂM HỌC: 2020-2021
 TỔ: ĐỊA LÝ- GDCD MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11
I.Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Thời gian kiểm tra: 45 phút.
 - Số câu trắc nghiệm: 28 câu- 7 điểm. 
 - Số câu tự luận : 02 câu- 3 điểm.
II.Bảng đặc tả cuối kỳ II: 
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng
cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1
Nhà nước xã hội chủ nghĩa
1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhận biết:
- Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bản chất, chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông hiểu:
- Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng:
- Vận dụng kiến thức đã học để tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của bản thân.
1
1
1*
0
2
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
2. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nhận biết:
- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Hai hình thức cơ bản của dân chủ.
Thông hiểu:
- Hiểu được quyền làm chủ phù hợp với lứa tuổi. (Câu 18)
Vận dụng:
- Vận dụng kiến thức đã học để tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi.
- Phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ XHCN.
1 
1
0
3
Chính sách dân số và giải quyết việc làm
3. Chính sách dân số và giải quyết việc làm
Nhận biết:
- Tình hình phát triển dân số và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay.
- Tình hình việc làm và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay.
Thông hiểu:
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm của Nhà nước. 
Vận dụng:
- Tham gia tuyên truyền chính sách dân số và chính sách giải quyết việc làm vào thực tiễn cuộc sống phù hợp với khả năng bản thân.
Vận dụng cao:
- Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá việc thực hiện chính sách dân số của gia đình, cộng đồng dân cư.
- Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
- Định hướng được nghề nghiệp trong tương lai. (Câu tự luận số 2)
2
1
1**
4
Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
4. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Nhận biết :
- Thực trạng tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
- Phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. 
Thông hiểu:
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước.
Vận dụng:
- Thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường vào thực tiễn cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân.
Vận dụngcao:
- Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong thực hiện chính sách tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Phản đối và đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường.
1
1
5
Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
5. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Nhận biết:
- Nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển giáo dục và đạo tạo ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay. (
Thông hiểu:
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các chính sách giáo dục và đào tạo.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các chính sách khoa học và công nghệ.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các chính sách văn hóa của Nhà nước.
Vận dụng:
- Tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa vào thực tiễn cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân.
Vận dụngcao:
- Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa.
- Phê phán những việc làm vi phạm chính sách giáo dục và đào tạo, khoahọc và công nghệ, chính sách văn hóa của Nhà nước.
9
6
6
Chính sách quốc phòng và an ninh
6. Chính sách quốc phòng và an ninh
Nhận biết:
- Phương hướng, biện pháp cơ bản để tăng cường quốc phòng và an ninh ở nước ta. (Câu 15)
Thông hiểu:
-Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh của Nhà nước. (Câu 27)
Vận dụng:
- Tham gia tuyên truyền và thực hiện được chính sách quốc phòng và an ninh vào thực tiễn cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân.
- Tham gia giữ gìn trật tự an ninh và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với lứa tuổi.
1
1
0
7
Chính sách đối ngoại
7. Chính sách đối ngoại
Nhận biết:
- Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại của nước ta.
- Những nguyên tắc, phương hướng và biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta.
Thông hiểu:
- Hiểu được trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước.
Vận dụng:
-Vận dụng kiến thức đã học để tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách đối ngoại vào thực tiễn cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân.
1
1
0
Tổng
16
12
1
1
III.Câu hỏi trắc nghiệm cụ thể từng bài:
Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 1: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại những kiểu nhà nước nào sau đây?
A. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa.
B. Nhà nước nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, tư sản, xã hội chủ nghĩa.
 C. Nhà nước nguyên thủy, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa.
 D. Nhà nước nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Hình thái xã hội nào sau đây không có nhà nước?
A. Xã hội công xã nguyên thủy. B. Xã hội chiếm hữu nô lệ. 
C. Xã hội tư bản chủ nghĩa. D. Xã hội phong kiến.
Câu 3: Điều gì sau đây đã làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn áp bức bóc lột? 
A. Không có giai cấp bóc lột. B. Không có tài sản dư thừa.
C. Chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất. D. Chế độ sở hữu tư hữu về tư liệu sản xuất.
Câu 4: Trong các kiểu nhà nước sau đây nhà nước nào khác về chất so với các nhà nước còn lại?
A. Nhà nước chiếm hữu nô lệ. B. Nhà nước phong kiến.
C. Nhà nước tư bản chủ nghĩa. D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 5: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt đới sống xã hội bằng
A. chính sách. C. công chức nhà nước. B. pháp luật. D. tổ chức xã hội .
Câu 6: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam có mấy chức năng cơ bản sau đây?
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
Câu 7: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. nhà nước thực hiện nghiêm pháp luật.
B. nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
C. nhà nước bảo vệ pháp luật. D. nhà nước xây dựng và bảo đảm thực hiện pháp luật. 
Câu 8: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào sau đây?
A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. Giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. D. Các giai cấp trong xã hội.
Câu 9: Thể hiện nào sau đây là tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Nhà nước ta chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
B. Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. 
C. Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
D. Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân.
Câu 10: Tính dân tộc của nhà nước ta được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Kế thừa và phát huy truyền thống bản sắc tốt đẹp của dân tộc, chính sách dân tộc đúng đắn.
B. Thể hiện ý chí lợi ích nguyện vọng của dân tộc.
C. Của dân do dân và vì dân.
D. Quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
Câu 11: Chức năng nào sau đây là căn bản nhất giữ vai trò quyết định của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. B. Trấn áp các giai cấp đối kháng.
 C. Tổ chức và xây dựng. D. Trấn áp và tổ chức xây dựng.
Câu 12: Cảnh sát giao thông tuần tra và xử lí các trường hợp vi phạm luật giao thông. Chứng tỏ cảnh sát giao thông đã thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Giữ gìn trật tự giao thông. B. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hôi.
C. Đảm bảo an ninh. D. Xây dựng văn hóa giao thông.
Câu 13: Ông A kinh doanh nhưng không nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định, cơ quan thuế đã quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp của ông A. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí Nhà nước?
A. Pháp chế. B. Chủ trương. C. Pháp luật. D. Hiến pháp.
BÀI 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Câu 14: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của
A. người đứng đầu. B. giai cấp công nhân. 
C. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. D. quảng đại quần chúng nhân dân.
Câu 15: Trong các lĩnh vực của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì dân chủ trên lĩnh vực nào là quan trọng nhất?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 16: Để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, trước tiên, Nhà nước phải ghi nhận các quyền dân chủ của công dân bằng
A. hiến pháp. B. chính sách. C. qui định. D. qui tắc.
Câu 17: Quyền nào sau đây thuộc dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền bình đẳng nam nữ. B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
C. Quyền lao động. D. Quyền sáng tác văn học nghệ thuật.
Câu 18: Quyền nào sau đây thuộc dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? 
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do báo chí.
C. Quyền lao động. D. Quyền tham gia vào đời sống văn hóa.
Câu 19: Quyền nào sau đây thuộc dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội B. Quyền tự do báo chí.
C. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. D. Quyền tham gia vào đời sống văn hóa.
Câu 20: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện trên mấy lĩnh vực?
A. Hai lĩnh vực. B. Ba lĩnh vực. C. Bốn lĩnh vực. D. Năm lĩnh vực.
Câu 21: Hình thức nào sau đây không phải là hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp? 
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. B. Trưng cầu dân ý.
C. Bầu cử đại biểu quốc hội D. Xây dựng và thực hiện các hương ước.
Câu 22: Hình thức nào sau đây là hình thức chủ yếu của dân chủ gián tiếp?
A. Trưng cầu dân ý. B. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Bầu cử đại biểu quốc hội D. Xây dựng và thực hiện các hương ước.
Câu 23: Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa trên chế độ sở hữu nào? 
A. Tư hữu về tư liệu sản xuất. B. Tư nhân về tư liệu sản xuất.
C. Công hữu về tư liệu sản xuất. D. Chiểm hữu về tư liệu sản xuất.
Câu 24: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp, tầng lớp nào?
A. Nông dân. B. Trí thức. C. Công nhân. D. Quần chúng nhân dân.
Câu 25: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng nào làm nền tàng tinh thần cho xã hội?
A. Tư tưởng Hồ Chí Minh. B. Hệ tư tưởng tư sản
C. Tư tưởng Mao Trạch Đông. D. Tư tưởng Mác – Lênin.
Câu 26: Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với
A. phong tục tập quán. B. pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. C. truyền thống của dân tộc. D. lợi ích cá nhân.
Câu 27:Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực chính trị là mọi quyền lực thuộc về
A. Người đứng đầu Nhà nước. B. Các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. 
C. Nhân dân. D. Những người trực tiếp quản lý Nhà nước.
Câu 28: Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội.
Câu 29: Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội.
Câu 30: Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội.
Câu 31: Quyền được bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội.
Câu 32: Hạn chế của dân chủ trực tiếp là gì?
A. Phụ thuộc vào người đại diện. B. Phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân.
 C. Mang tính quần chúng rộng rãi. D. Nguyện vong của người dân không được phán ánh trực tiếp.
Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm.
Câu 33: Ở nước ta, chính sách dân số và giải quyết việc làm được xem là
A. chính sách xã hội cơ bản. B. đường lối kinh tế trọng điểm.
C. chủ trương xã hội quan trọng. D. giải pháp kinh tế căn bản.
Câu 34: Để tạo thêm việc làm mới, nước ta cần quan tâm thực hiện phương hướng cơ bản nào sau đây?
A. Thu hút nhân lực về các đô thị lớn. B. Chuyển bớt dân số về nông thôn. 
C. Ngăn cấm di dân. D. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.
Câu 35: Phương án nào sau đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta? 
A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Tiếp tục thực hiện chính sách di dân.
C. Tiếp tục đầu tư cho dân số. D. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý dân số.
Câu 36: Phương án nào sau đây là một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ. B. Phát triển nguồn nhân lực.
C. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 37: Thách thức lớn nhất của chính sách việc làm ở nước ta hiện nay là tình trạng
A. thiếu ngành nghề kĩ thuật cao. B. thiếu việc làm.
C. thiếu nhân công. D. thiếu sự đa dạng ngành nghề.
Câu 38: Phương án nào sau đây là không đúng khi nói về tình hình việc làm ở nước ta hiện nay?
A. Chảy máu chất xám. B. Thiếu việc làm.
C. Thiếu nhân công. D. Trình độ tay nghề chưa cao.
Câu 39: Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải làm như thế nào?
A. Có chính sách dân số đúng đắn. B. Khuyến khích tăng dân số. 
C. Giảm nhanh việc tăng dân số. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 40: Phương án nào sau đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?
A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Phân bố dân cư hợp lý.
C. Ổn định quy mô, cơ cấu dân số. D. Nhà nước đầu tư đúng mức cho dân số.
Câu 41: Phương án nào sau đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Phát triển nguồn nhân lực. B. Mở rộng thị trường lao động.
C. Giảm tỉ lệ thất nghiệp. D. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.
Câu 42: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm được gọi là gì?
A. Thu nhập hợp pháp. B. Sức lao động. C. Việc làm. D. Lao động.
Câu 43: Vấn đề nào hiện nay ở nước ta vẫn đang là vấn đề bức xúc ở cả thành thị và nông thôn?
A. Di dân tự do. B. Tình trạng thiếu việc làm.
C. Suy thoái kinh tế. D. Chặt phá rừng.
Bài 12:Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Câu 44: Việc bảo vệ tài nguyên và môi trường có ý nghĩa như thế nào sau đây đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia cũng như thế giới,?
A. Là vấn đề sống còn. B. Đóng vai trò quan trọng. C. Là nhân tố cơ bản. D. Có vai trò quyết định.
Câu 45: Một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với tình trạng môi trường ở nước ta hiện nay là
A. Diện tích rừng bị thu hẹp. B. Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.
C. Đất canh tác suy giảm chất lượng. D. Môi trường biển bị ô nhiễm.
Câu 46: Đối với nhân loại nói chung và Việt nam nói riêng, bảo vệ tài nguyên ,môi trường là
A. yêu cầu hàng đầu. B. yêu cầu bức thiết.
C. yêu cầu cơ bản. D. yêu cầu quan trọng.
Câu 47: Trong khai thác tài nguyên, xử lí chất thải, rác, bụi,tiếng ồn, cần phải thực hiện vấn đề nào sau đây?
A. Tăng cường công tác quản lí của nhà nước. B. Áp dụng công nghệ hiện đại.
C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học. D. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. 
Câu 48: Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tiếp nhận được thông tin về môi trường là yêu cầu của phương hướng nào sau đây
A. Tăng cường công tác quản lí của nhà nước về khai thác tài nguyên. 
B. Tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.
C. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. Giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Câu 49: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của
A. tất cả mọi người. B. những người có thẩm quyền. 
C. toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. D. lực lượng cán bộ kiểm lâm.
Câu 50: Nội dung nào sau đây không nói về mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. B. Sử dụng hợp lí tài nguyên. 
C. Bảo tồn đa dạng sinh học. D. Nâng cao chất lượng môi trường.
Bài 13: Chính sách Giáo dục&đào tạo, Khoa học& công nghệ và Văn hóa.
Câu 51: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là
A. mở rộng quy mô, nâng cao dân trí, bồi dường nhân tài. B. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C. đào tạo nhân lực, ưu tiên cho giáo dục, nâng cao dân trí. D. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, hợp tác quốc tế.
Câu 52: Với vai trò vô cùng quan trọng nên giáo dục- đào tạo được nhà nước ta xem là
A. chính sách hàng đầu. B. quốc sách hàng đầu. C. chiến lược hàng đầu. D. sách lược hàng đầu.
Câu 53: Lĩnh vực nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền
bá văn minh của nhân loại?
A. Văn hóa. B. Giáo dục. C. Khoa học. D. Công nghệ.
Câu 54: Đảng ta xác định học thuyết tư tưởng nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần của nhân dân?
A. Chủ nghĩa Mác-Lê-nin. B. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Nho giáo. D. Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 55: Tác giả của câu nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” là ai?
A. Hồ Chí Minh. B. Phạm Văn Đồng. C. Lê Duẩn D. Võ Nguyên Giáp.
Câu 56: Nội dung nào sau đây đề cập đến trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục- đào tạo?
A. Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn.
B. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho bản thân.
C. Phải hợp tác với các nước trên thế giới để tiếp cận phương thức giáo dục mới.
D. Xem giáo dục là sự nghiệp của toàn dân.
Câu 57: Nội dung nào sau đây nói về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo? 
A. Nâng cao dân trí. B. Mở rộng quy mô.
C. Hoàn thiện nhân cách. D. Đào tạo nhân lực.
Câu 58: Phải thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là nói
đến phương hướng nào sau đây?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. B. Mở rộng quy mô giáo dục.
C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. D. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
Câu 59: Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học là đề cập đên phương hướng nào sau đây?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. B. Mở rộng quy mô giáo dục.
C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. D. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
Câu 60: Nội dung nào sau đây không phải là nói về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo?
A. Truyền bá văn minh nhân loại. B. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
C. Hoàn thiện nhân cách con người. D. Động lực thúc đẩy CNH-HĐH đất nước.
Câu 61: Lĩnh vực nào sau đây được xem “ vừa là mục tiêu vừa là động lực” thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta?
A. Giáo dục. B. Đào tạo. C. Văn hóa. D. Quốc phòng.
Câu 62: Nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ là đặc điểm của nền văn hóa
A. tiến bộ. B. đậm đà bản sắc dân tộc.
C. chứa đựng tinh hoa dân tộc. D. tiên tiến.
Câu 63: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào nói về khoa học và công nghệ? 
A. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu và xử lí rác thải. B. Mở rộng mạng lưới thư viện các trường học.
C. Khuyến khích tổ chức các ngày lễ hội truyền thống. D. Tham gia các hội khuyến học ở phường, quận.
Câu 64: Các nước phát triển mạnh, giàu có, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thể giới chủ yếu là nhờ
A. tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. nguồn nhân lực chất lượng cao.
C. không có chiến tranh. D. quốc phòng vững mạnh.
Câu 65: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhà nước ta cần làm tốt vấn đề nào sau đây?
A. Giữ nguyên những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. B. Xóa bỏ tất cả những gì đã thuộc về quá khứ.
C. Chú trọng tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. D. Phát huy văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Câu 66: Nền văn hóa nhà nước ta xây dựng là nền văn hóa có đặc điểm nào sau đây?
 A. Mang bản sắc dân tộc. B. Mang bản chất giai cấp.
C. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. D. Đậm đà bản sắc của dân tộc.
Câu 67: Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta được thể hiện qua phương hướng nào sau đây trong chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. 
C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo. D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Câu 68: Câu nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Đề cập đến nội dung nào sau đây của giáo dục?
A. Phương hướng. B. Nhiệm vụ. C. Tầm quan trọng. D. Mục tiêu.
Câu 69: Anh Phạm Công Hùng, là người khuyết tật, nhưng vẫn đươc Nhà nước quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để anh Hùng được phát huy năng lực của mình. Năm 2005, anh
Hùng được vinh danh là Hiệp sĩ công nghệ thông tin của Việt Nam.Điều đó thể hiện điều gì sau đây?
A. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. B. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. Thể hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí. D. Thể hiện chính sách bồi dưỡng nhân tài của nhà nước ta.
Câu 70: Luật giáo dục nước ta quy định Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo
được học tập, tạo điều kiện để người có năng khiếu phát triển tài năng. Điều này thể hiện
nội dung nào trong phương hướng phát triển giáo dục của nước ta?
A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
C. Thực hiện công bằng trong giáo dục. D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Câu 71: Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Câu thơ trên đề cập đến
A. khái niệm văn hóa. B. vai trò của văn hóa.
C. nguồn gốc của văn hóa. D. phương hướng phát triển văn hóa.
Câu 72: Nội dung nào sau đây không thuộc về nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo? 
 A. Nâng cao dân trí. B. Mở rộng quy mô.
C. Đào tạo nhân lực. D. Bồi dưỡng nhân tài.
BÀI 14: Chính sách quốc phòng-anh ninh. 
Câu 73: Nền quốc phòng và an ninh nước ta là
A. nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. B. nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
C. nền quốc phòng và an ninh nhân dân. D. nền quốc phòng khu vực.
Câu 74: Lực lượng nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc là
A. Đảng và Nhà nước. B. toàn dân.
C. Đảng, Nhà nước và nhân dân. D. quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Câu 75: Kết hợp quốc phòng với an ninh, đó là kết hợp sức mạnh của
lực lượng và thế trận quốc phòng với lực lượng và thế trận an ninh.
B. lực lượng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. 
C. lực lượng quốc phòng an ninh.
 D. lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
 Câu 76: Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của
A. công an nhân dân. B. quân đội nhân dân. 
C. toàn dân. D. công dân.
 Câu 77: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong các nội dung của chính sách?
A. Dân số. B. Văn hóa. C. Quốc phòng và an ninh. D. Đối ngoại.
 Câu 78: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sức mạnh dân tộc?
A. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc. 
B. Sức mạnh của khoa học và công nghệ của dân tộc.
C. Sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Sức mạnh của quân sự.
 Câu 79: Yếu tố có ý nghĩa quyết định sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc là ?
 A. Sức mạnh dân tộc. B. Sức mạnh thời đại.
C. Sức mạnh của Đảng và Nhà nước. D. Sức mạnh của quốc phòng, an ninh.
Câu 80: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sức mạnh thời đại? 
 A. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dântộc.
B. Sức mạnh của khoa học và công nghệ.
C. Sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. D. Sức mạnh của quân sự.
Câu 81: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sức mạnh thời đại? 
 A. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc.
B. Sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới. 
C. Sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Sức mạnh của quân sự.
Câu 82: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với chiến lược quốc phòng và an ninh là biểu hiện của
A. kết hợp kinh tế - xã hội với lực lượng quốc phòng. 
B. kết hợp kinh tế - xã hội với an ninh nhân dân.
C. kết hợp kinh tế - xã hội với thế trận an ninh.
D. kết hợp kinh tế - xã hội với an ninh, quốc phòng.
Câu 83: Kết hợp kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh là
A. thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
B. các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá Nhà nước.
C. việc Nhà nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 
D. các thế lực đang thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình”.
Câu 84: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sức mạnh dân tộc? 
A. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
B. Sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới.
C. Sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. 
D. Sức mạnh của quân sự.
Câu 85: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh?
 A. Chủ động và tích cực hội nhập.
 B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 
 C. Kết hợp quốc phòng với an ninh.
 D. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu 86: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh?
A. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh. B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
C. Kết hợp quốc phòng với an ninh.
D. Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.
Câu 87: Việc làm nào dưới đây không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? 
 A. Đăng kí nghĩa vụ khi đến tuổi.
B. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
C. Tham gia tập luyện quân sự ở trường học.
D. Tham gia tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư.
Câu 88: Muốn thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc tất yếu chúng ta phải làm gì?
A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. B. Kết hợp quốc phòng với an ninh.
C. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh. D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với an ninh.
Câu 89: Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi chiến lược quốc phòng an ninh phải gắn với chiến lược
A. Phát triển kinh tế - xã hội. B. Phát triển dân số.
C. Giải quyết việc làm. D. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Câu 90: Hành động nào sau đây được coi là hành vi xâm phạm quốc phòng và an ninh quốc gia?
A. Tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Đi lao động ở nước ngoài.
C. Tuyên truyền gây chia rẽ giữa các tôn giáo. D. Tham gia tuần tra ban đêm tại khu dân cư.
Câu 91: Trong tình hình hiện nay, để bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng
A. bảo vệ môi trường. B. nâng cao đời sống văn hóa.
C. tăng cường quốc phòng và an ninh. D. giải quyết việc làm cho người lao đông.
Câu 92: Những hành vi xâm phạm độc lập chủ quyền, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm Hiến pháp, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam được coi là hoạt động gì?
A. Xâm phạm an ninh quốc gia. B. Can thiệp từ bên ngoài.
C. Phá hoại kinh tế. D. Gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
Câu 93: Việc lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của ta mà các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện, là một phương thức
A. quấy rối nguy hiểm. B. diễn biến hòa bình.
C. chiến tranh vũ trang. D. khủng bố. 
Câu 94: Quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta là gì?
 A. Kinh tế xã hội gắn liền với quốc phòng – an ninh. B. Sức mạnh dân tộc gắn liền với sức mạnh thời đại.
C. Kinh tế gắn liền với văn hóa. D. Dựng nước gắn liền với giữ nước.
BÀI 15. Chính sách đối ngoại. 
Câu 95: Chính sách đối ngoại có vai trò
A. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước. B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. D. Nâng cao vị thế nước ta trên thế giới.
Câu 96: Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tôn trọng, độc lập, tự do, bình đẳng. B. Bình đẳng, tự do, tự nguyện.
C. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. D. Chủ động, tích cực, trách nhiệm.
Câu 97: Một trong những phương hướng của chính sách đối ngoại ở nước ta là
A. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. B. Nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới.
C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp háo, hiện đại hóa đất nước. 
D. Nêu cao tinh thần, tự chủ trong quan hệ quốc tế.
Câu 98: Một trong những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta là
A. Giữ vững môi trường hòa bình.
B. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa đất nước ta hội nhập.
C. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. D. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 99: Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là nhằm
A. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của thế giới. 
B. Sẵn sàng đối thoại với các nước về vấn đề kinh tế.
C. Mở rộng hợp tác về kinh tế.
D. Phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Câu 100: Việt Nam tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới là nội dung của
A. Tăng cường quan hệ với các đảng phái, tổ chức chính trị thế giới. B. Mở rộng quan hệ đối ngoại.
C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
D. Chủ động tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Câu 101: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APFC) vào năm nào?
A. 1996. B. 1997. C. 1998. D. 1999.
Câu 102: Việt Nam không là thành viên của tổ chức nào dưới đây?
A. FAO. B. EU. C. WTO . D. WHO.
Câu 103: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào dưới đây ?
A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc. B. Tổ chức Thương mại Thế giới.
 C. Tổ chức Y tế Thế giới. D. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Câu 104: Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ năm
A. 1990 . B. 1995. C. 1997. D. 2000.
Câu 105: Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là
A. Thu hút vốn nước ngoài, chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến. 
B. Xây dụng và bảo vệ Tổ quốc.
C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. 
D. Đưa nước ta hội nhập với thế giới.
Câu 106: Quan điểm của nước ta trong chính sách đối ngoại là
A. Đoàn kết hữu nghị, hợp tác và bình đẳng. B. Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng.
C. Hợp tác, công bằng, dân chủ và văn minh. D. Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ.
 IV.Câu hỏi tự luận:
Câu 107: Chính sách Giáo dục& đào tạo, Khoa học & công nghệ và văn hóa.
Câu 108: Chính sách dân số và việc làm.
 ------------Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_gdcd_lop_11_nam_hoc_2020.doc