Đề cương ôn tập Cuối Học kì I môn GDCD Lớp 10 năm học 2020- 2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Cuối Học kì I môn GDCD Lớp 10 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Cuối Học kì I môn GDCD Lớp 10 năm học 2020- 2021
Trường THPT Ngô Quyền ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ I, NĂM HỌC: 2020-2021 Tổ: Địa lý –GDCD MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 I.Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Thời gian kiểm tra: 45 phút. - Số câu trắc nghiệm: 24 câu- 8 điểm. - Số câu tự luận : 01 câu- 2 điểm. Ngày kiểm tra:. II.Nội dung kiểm tra: theo Kế hoạch giảng dạy, năm học: 2020-2021. TT Nội dung kiểm tra Ghi chú 1 Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Mục 2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng: Không học 2 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Mục 1. Chất: Không học Mục 2. Lượng: Không học 3 Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng Mục 1b. Đặc điểm của phủ định biện chứng: Không học - Mục 2. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng: Không học 4 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn với nhận thức. Mục 1. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức: Không học III.Câu hỏi trắc nghiệm cụ thể từng bài: Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Câu 1: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học? A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới. B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới. C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Câu 2: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm? A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. B. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 3: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng? A. An cư lạc nghiệp. B. Ăn cây nào, rào cây ấy. C. Đánh bùn sang ao. D. Tre già măng mọc. Câu 4. Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài, thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ? A. Duy vật B. Duy tâm C. Nhị nguyên luận D. Bất khả tri. Câu 5. Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây: A. Duy vật B. Duy tâm C. Nhị nguyên luận D. Bất khả tri. Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Câu 6. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì A. Sự vật thay đổi B. Lượng mới hình thành C. Chất mới ra đời D. Sự vật phát triển Câu 7. Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi B. Chất quy định lượng C. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng. Câu 8. Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất ? A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. B. Góp gió thành bão. C. Năng nhặt chặt bị D. Chị ngã em nâng. Câu 9. Đoạn thơ sau: “Dù bay lên sao hỏa, Sao kim cũng bay từ mặt đất. Dù lớn tựa thiên thần cũng dòng sữa ngọt mẹ nuôi. Phải cần mẫn như con ong kéo mật. Phải cần cù như con nhện chăng tơ. Quả chín trên cây là quả chín dần dà.” Nói về: A. Quy luật phủ định của phủ định. C. Quy luật mâu thuẫn. B. Quy luật lượng đổi, chất đổi. D. Khuynh hướng của sự phát triển. Câu 10. Để chất mới ra đời nhất thiết phải: A. Tích lũy dần về lượng. B. Tạo ra sự biến đổi về lượng. C. Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng. D. Tạo ra sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định. Câu 11. Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm A. Một hình thức mới. B. Một diện mạo mới tương ứng C. Một lượng mới tương ứng D. Một trình độ mới tương ứng. Câu 12. Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây? A. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn B. Ngại khó ngại khổ C. Dĩ hòa vi quý D. Trọng nam khinh nữ. Câu 13: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải: A. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp B. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được C. Kiên trì, nhẫn nại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn D. Tích luỹ dần dần Câu 14. Độ của sự vật hiện tượng là A. Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng B. Giới hạn của sự vật, hiện tượng C. Sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng D. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất Câu 15. Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất? A. Lượng đổi làm cho chất đổi B. Mỗi chất lại có một lượng tương ứng C. Chất và lượng là hai mặt thống nhất trong một sự vật D. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ Câu 16. Những hành động nào sau đây trái với qui luật của sự phát triển? A. Thiếu kiên trì, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. B. Cố gắng vượt khó, ra sức học tập tích lũy kiến thức. C. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. D. Không ngừng học tập để tránh tụt hậu. Câu 17. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là: A. Điểm nút B. Bước nhảy C. Chất D. Độ Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng Câu 18. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định A. Tự nhiên B. Siêu hình C. Biện chứng D. Xã hội Câu 19. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do A. Sự tác động của ngoại cảnh B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng C. Sự tác động của con người D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng Câu 20. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định A. Biện chứng B. Siêu hình C. Khách quan D. Chủ quan Câu 21. V.I.Lênin nói: Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn; sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng. Câu nói đó nói về? A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Câu 22. Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng? A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới Câu 23. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình? A. Tre già măng mọc B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Có mới nới cũ Câu 24. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình? A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn B. Gió bão làm cây đổ C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn. D. Con người đốt rừng Câu 25. Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình? A. Có mới nới cũ . B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh Câu 26. Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định A. Lần thứ nhất B. Lần hai, có kế thừa C. Từ bên ngoài D. Theo hình tròn Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật D. Học sinh đổi mới phương thức học tập Câu 28. Theo Triết học Mác – Lênin cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Đó là sự A. Phủ định sạch trơn B. Phủ định của phủ định C. Ra đời của các sự vật D. Thay thế các sự vật, hiện tượng. Câu 29. Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Câu 30. Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa A. Cái mới và cái cũ B. Cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện C. Cái trước và sau D. Cái hiện đại và truyền thống Câu 31. Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật và hiện tượng? A. Phát triển B. Thụt lùi C. Tuần hoàn D. Ngắt quãng Câu 32. Câu viết của Lênin “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”, là thể hiện điều gì dưới đây của sự vật, hiện tượng? A. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng C. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng D. Chu kì phát triển của sự vật, hiện tượng. Câu 33. Trong quá trình học tập, bạn K luôn tự rút ra cách học hiệu quả, học nhanh, dễ nhớ, quá trình đó nói đến? A. Phủ định. B. Phủ định siêu hình. C. Phủ định biện chứng. D. Biện chứng. Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn với nhận thức. Câu 34. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức. C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. Câu 35. Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức? A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa B. Con hơn cha, nhà có phúc C. Gieo gió gặt bão D. Ăn cây nào rào cây ấy Câu 36. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão D. Cái răng cái tóc là vóc con người Câu 37. Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức? A. Cái ló khó cái khôn B. Con vua thì lại làm vua C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ Câu 38. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là A. cơ sở của nhận thức B. động lực của nhận thức C. mục đích của nhận thức D. tiêu chuẩn của chân lí Câu 39. Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Học đi đôi với hành B. Đi một ngày đàng, học một sang khôn C. Trăm hay không bằng tay quen D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết Câu 40. Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng A. Hoạt động thực tiễn B. Nghiên cứu khoa học C. Đào tạo nhân lực D. Hoạt động sản xuất Câu 41. Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây? A. Ấn tượng ban đầu ntn B. Thông qua các mối quan hệ C. Quan sát một vài lần việc họ làm D. Gặp gỡ nhiều lần. Câu 42. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí A. Cá không ăn muối cá ươn B. Học thày không tày học bạn C. Ăn vóc học hay D. Con hơn cha là nhà có phúc Câu 43. Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 44. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Mục đích của nhận thức B. Động lực của nhận thức C. Cơ sở của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 45. Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Tiêu chuẩn của chân lí B. Động lực của nhận thức C. Cơ sở của nhận thức D. Mục đích của nhận thức Câu 46. Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ A. Thực tiễn B. Kinh nghiệm C. Thói quen D. Hành vi Câu 47. Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua A. Thực tiễn B. Thói quen C. Hành vi D. Tình cảm Câu 48. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là A. Lao động B. Thực tiễn C. Cải tạo D. Nhận thức Câu 49. Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 50. Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 51. Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn? A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 52. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì A. Luôn đặt ra những yêu cầu mới B. Luôn cải tạo hiện thực khách quan C. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ D. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm Câu 53. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm IV. Tự luận: Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Hết
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_gdcd_lop_10_nam_hoc_2020_2.doc