Đề cương lý thuyết Học kì II Địa lí Lớp 10 - Chương VIII: Địa lí công nghiệp

doc 10 trang Mạnh Hào 06/02/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương lý thuyết Học kì II Địa lí Lớp 10 - Chương VIII: Địa lí công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương lý thuyết Học kì II Địa lí Lớp 10 - Chương VIII: Địa lí công nghiệp

Đề cương lý thuyết Học kì II Địa lí Lớp 10 - Chương VIII: Địa lí công nghiệp
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II LỚP 10. NĂM HỌC: 2016 – 2017
MÔN: ĐỊA LÍ.
(Dành cho chương trình cơ bản)
-----------------š–®—›----------------
Phần 1 lí thuyết Chương VIII: Địa lí công nghiệp
Bài 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP.
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp.
1. Vai trò: 
+ Là nghành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
+ Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, thúc đẩy sự phát triển của các nghành kinh tế khác và củng cố an ninh, quốc phòng
+ Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
+ Tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư.
Tỉ trọng của nghành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một địa phương, quốc gia.
2. Đặc điểm: 
+ Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu (khai thác quăng, cát..)
- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hay vật phẩm tiêu dùng (máy móc, các thiết bị).
+ Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
+ Sản xuất công nghiệp gồm nhiều nghành phức tạp, được phân công tỉ mỉ có sự phối hợp giữa nhiều nghanh để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp
I, Công nghiệp năng lượng: 
1. Vai trò: 
- Công nghiệp năng lượng là một ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia.
- Quyết định sự phát triển và tồn tại của nền sản xuất hiện đại.
- Là tiền đề của các tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
2. Cơ cấu và tình hình phát triển, phân bố: 
a. Cơ cấu gồm 3 nhóm: Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.
b. Tình hình phát triển và phân bố: 
Khai thác than: + Vai trò: Nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hóa học, dược phẩm.
+ Trữ lượng: 13 tỉ tấn. Sản lượng khai thác là 5 tỉ tấn/năm.
+ Phân bố: Trung quốc, Hoa kì, Liên Bang Nga.
Khai thác dầu: + Vai trò: Là nguyên liệu quan trọng, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hóa chất.
+ Trữ lượng: 400 – 500 tỉ tấn. Sản lượng khai thác là 3,8 tỉ tấn/năm.
+ Phân bố: Trung đông, Bắc Phi, Liên Bang Nga.
Công nghiệp điện lực: + Vai trò: Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật
 + Gồm nhiều ngành: nhiệt điện, thủy điện và điện nguyên tử
+ Sản lượng: 15000 tỉ Kwh
+ Phân bố: Trung Quốc, Hoa Kì, Canada
2/ Công nghiệp điện tử - tin học
Vai trò:
 -Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước
 -Thước đo trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mọi quốc gia trên thế giới
b. Đặc điểm:
- Ít gây ô nhiễm môi trường, không chiếm diện tích rộng
- Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước
- Yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao
c. Phân loại: 4 nhóm
- Máy tính
- Thiết bị điện tử
- Điện tử tiêu dùng
- Thiết bị viễn thông
d. Phân bố
Đứng đầu : Hoa Kì, Nhật Bản, EU
3/ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
a. Vai trò : - Là ngành rất đa dạng về sản phẩm, phục vụ nhu cầu sinh hoạt - tiêu dùng hàng ngày của con người.
b. Đặc điểm: 
- Đây là ngành sử dụng nhiều nguyên liệu
- Cần nguồn lao động dồi dào( không cần trình độ kỹ thuật cao), nhất là lao động nữ
- Đầu tư vốn ít 
- Quay vòng vốn nhanh
- Quy trình sản xuất tương đối đơn giản
- Thu lợi dễ dàng
c. Phân bố rộng rãi ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
- Công nghiệp dệt – may là quan trọng nhất của CNSXHTD, là ngành mở màn cho cách mạng công nghiệp thế giới, hiện nay đang phát triển mạnh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản.
4/ Công nghiệp chế biến thực phẩm.
a.Vai trò: 
+ Đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người.
+ Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
+ Tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cải thiện cuộc sống.
b.Cơ cấu ngành: Gồm công nghiệp chế biến sản phẩm từ ngành trồng trọt(chế biến chè, cà phê,..); CN chế biến sản phẩm từ ngành chăn nuôi( thịt, sữa..) CN chế biến sản phẩm từ ngành thủy sản( muối, nước mắm..)
b. Phân bố: Phổ biến ở các quốc gia trên thế giới.
Bài 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU TỐ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIÊP.
I. Vai trò của lãnh thổ công nghiệp: 
+ Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
+ Góp phần thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
Điểm công nghiệp:
Vị trí: - Đồng nhất với một điểm dân cư.
 + Nằm gần vùng nguyên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản
Quy mô: Từ 1 à 2 xí nghiệp
Mối quan hệ giữa các xí nghiệp: Không có.
Khu công nghiệp tập trung: 
Vị trí: Khu vực có rang giới rõ rang, có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn, sân bay)
Quy mô: Tập trung nhiều đối tượng xí nghiệp.
Mối quan hệ: Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.
Trung tâm công nghiệp:
Khái niệm: Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiêp ở trình độ cao gắn với liền với các đô thị vừa và lớn
Đặc điểm: 
+ Gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp
+ Có mối quan hệ chặt chẽ về sản xuất, kí thuật, công nghệ
+ Có các xí nghiệp nòng cốt.
+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
Vùng công nghiệp: 
Khái niệm: Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất, gắn liền với vùng lãnh thổ rộng lớn.
Phân loại: 
+ Vùng công nghiệp ngành: tập trung các trung tâm xí nghiệp, công nghiệp có chức năng tương tự nhau.
 + Vùng công nghiệp tổng hợp: tập trung các trung tâm xí nghiệp, công nghiệp có chức năng khác nhau trong đó có một ngành chủ đạo tạo nên hướng chuyên môn hóa.
Bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I- Cơ cấu, vai trò của ngành dịch vụ 
1- Cơ cấu:
- Bao gồm:
+ Dịch vụ kinh doanh 
+ Dịch vụ tiêu dùng
+ Dịch vụ công
2- Vai trò 
- Thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
- Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm
- Khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học.
- Trên thế giới hiện nay, cơ cấu lao động của ngành dịch vụ tăng
- Tập trung chủ yếu ở các nước phát triển: Hoa Kỳ 80% ; Tây Âu 50 - 79%
II- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố, phát triển ngành dịch vụ:
1. Trình độ phát triển và năng suất lao động xã hội -> Đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ 
2. Quy mô, cơ cấu dân số -> Nhịp điệu, cơ cấu dịch vụ 
3. Phân bố dân cư, mạng lưới quần cư
à mạng lưới ngành dịch vụ 
4. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán -> Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ
5. Mức sống, thu nhập thực tế -> Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
6. Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch
 ->Sự phát triển, phân bố ngành dịch vụ
III- Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới:
- ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao (60%), nước đang phát triển (50%)
- Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớn.
- ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hóa về một số loại dịch vụ
- Các trung tâm giao dịch thương mại hình thành trong các thành phố lớn.
Bài 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI.
I- Vai trò, đặc điểm ngành vận tải:
1. Vai trò
- Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường.
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt thuận tiện.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
- Củng cố tính thống nhất của nền KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Tạo mối giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng miền, các nước,....
2- Đặc điểm:
- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số hàng hóa được vận chuyển)
+ Khối lượng luân chuyển (người.km ; tấn.km)
+ Cự ly vận chuyển trung bình (km)
II- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố ngành GTVT
1- Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lí: Quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải
Ví dụ: Nhật, Anh giao thông vận tải đường biển có vị trí quan trọng.
- Địa hình: ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
Ví dụ: Núi, eo biển xây dựng hầm đèo
- Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
Ví dụ: Sương mù máy bay không hoạt động được.
2- Các điều kiện kinh tế - xã hội:
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quyết định sự phát triển, phân bố hoạt động của giao thông vận tải.
 + Các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
 + Trang bị cơ sở vật chất cho ngành giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là các thành phố lớn và các chùm đô thị ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, vận tải bằng ô tô.
Bài 36 – Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
1- Vai trò
- Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
- Đảm bảo cho các quá trình sản xuất xã hội được diễn ra liên tục và bình thường.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt được thuận tiện.
- Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng miền và các quốc gia, khu vực trên thế giới
- Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở vùng núi xa xôi
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
 GTVT ví như mạch máu của nền kinh tế quốc dân.
2- Đặc điểm
+ Sản phẩm : Là sự chuyên chở người và hàng hóa
+ Chất lượng được đo bằng: tốc độ, sự tiện nghi, độ an toàn...
- Chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải :
 + Khối lượng vận chuyển (người hoặc tấn)
 + Khối lượng luân chuyển (người.km hoặc tấn.km)
 + Cự li vận chuyển trung bình (km)
2- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT
a- Điều kiện tự nhiên
-Vị trí địa lí: Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
- Địa hình: ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
- Khí hậu, thời tiết: Ảnh hưởng đến sự hoạt động của các phườg tiện vận tải
b- Điều kiện kinh tế xã hội 
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải
I. Đường sắt
1. Ưu điểm
+ Vận chuyển hàng nặng trên những tuyến đường xa.
+ Tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
2. Nhược điểm
+ Chỉ hoạt động trên những tuyến đường có đặt sẵn đường ray
+ Chi phí lớn để xây dựng đường ray, nhà ga và nhân viên.
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển
+ Đổi mới: đầu máy, đường ray, toa xe,
+ Bị cạnh tranh mạnh bởi đường ô tô
4. Phân bố : Châu Âu, Hoa Kì,
II. Đường ô tô
1. Ưu điểm
+ Tiện lợi, cơ động, có khả năng thích nghi với mọi địa hình
+ Hiệu quả cao ở cự ly ngắn và trung bình
+ Phối hợp các loại hình vận tải khác
2. Nhược điểm
+ Ô nhiễm môi trường
+ Gây ách tắc giao thông và tai nạn giao thông,
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển
+ Thế giới có 700 triệu ô tô, trong đó 4/5 là xe du lịch.
+ Phương tiện, đường sá, mẫu mã cải tiến, thân thiện với môi trường
+Đang cạnh tranh có hiệu quả với đường sắt
4. Phân bố :Tây Âu, Hoa Kì, Ôxtrâylia,..
III. Đường biển
1. Ưu điểm
+ Đảm bảo phần lớn vận chuyển hàng hóa quốc tế.
+ Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất (chiếm 3/5 khối lượng luân chuyển).
2. Nhược điểm
Ô nhiễm biển & đại dương
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển
+ Phát triển mạnh các cảng container 
+ Nhiều kênh đào được xây dựng
+ XD đội tàu buôn lớn
4. Phân bố 
- 2 bờ Đại Tây Dương
- Ấn Độ Dương và TBD cũng ngày càng phát triển
IV. Đường hàng không
1. Ưu điểm
+ Đảm bảo mối giao lưu quốc tế
+ Tốc độ nhanh nhất
+ Sử dụng hiệu quả thành tựu của khoa học và kĩ thuật.
2. Nhược điểm
Cước phí đắt, trọng tải thấp, gây ô nhiễm không khí
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển
 - Phát triển nhanh, nhiều máy bay hiện đại
- TG có 5000 sân bay dân dụng
4. Phân bố 
- Xuyên ĐTD
- Hoa Kì, châu Á – TBD
- Cường quốc hàng không: Hoa kì, Pháp, Đức, LB Nga,
Bài 40: Địa lí ngành thương mại
I. Khái niệm về thị trường
* Một số khái niệm
1. Thị trường
Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán
2. Hàng hóa:
Vật đem ra mua, bán trên thị trường
3. Vật ngang giá
Làm thước đo giá trị của hàng hóa. Vật ngang giá hiện đại là tiền.
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:
+ Cung > cầu: giá giảm, có lợi cho người mua.
+ Cung < cầu: giá tăng, kích thích sản xuất mở rộng.
+ Cung = cầu: giá cả ổn định
à hoạt động maketting(tiếp thị)
II. Ngành thương mại
1. Vai trò:
- Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
- Điều tiết sản xuất,hướng dẫn tiêu dùng
- Ngành nội thương: làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
- Ngành ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a. Cán cân xuất nhập khẩu.
- Quan hệ giữa giá trị hàng xuất khẩu(kim ngạch xuất khẩu) và giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) Là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu
- Xuất khẩu > Nhập khẩu : Xuất siêu
- Xuất khẩu < Nhập khẩu: Nhập siêu 
b. Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu.
- Xuất khẩu : Nguyên liệu chưa qua chế biến 
- Nhập khẩu : tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng
III. Đặc điểm của thị trường thế giới
- Toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất
- Châu Âu, châu Á, Bắc Mĩ có tỷ trọng buôn bán trong nội vùng và trên TG đều lớn
- Khối lượng buôn bán trên toàn TG tăng liên tục trong những năm qua.
- Ba trung tâm buôn bán lớn nhất TG là Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản.
- Hoa Kỳ, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp là các cường quốc về xuất nhập khẩu à ngoại tệ mạnh
Phần hai: Kĩ năng 
Rèn luyện kĩ năng:
 + Tính cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, cán cân xuất nhập khẩu
 + Vẽ biểu đồ hình cột, đường, kết hợp cột - đường
-------------------------------------HẾT--------------------------------
B, CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO: 
I. Phần trắc nghiệm:
1: Tính chất hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp là do: 
a. Trình độ sản xuất b. Đối tượng lao động 
c. Máy móc, công nghiệp d. Trình độ lao động 
2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp: 
a. Sản xuất phân tán trong không gian 
b. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn 
c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân bố tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt 
chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng 
d. Sản xuất có tính tập trung cao độ 
3. Ngành giao thông vận tải trẻ tuổi, có tốc độ phát triển nhanh, sử dụng có hiệu quả 
những thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật là: 
a. Đường biển b. Hàng không 
c. Đường ống d. Đường ôtô 
4: Nhân tố có tác dụng lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế 
giới cũng như ở Việt Nam là: 
a. Vị trí địa lí b. Tài nguyên thiên nhiên 
c. Dân cư và nguồn lao động d. Cơ sở hạ tầng 
5. Các ngành công nghiệp như dệt may, giầy da, CN thực phẩm thường phân bố ở: 
a. Khu vực thành thị b. Khu vực nông thôn 
c. Khu vực ven thành thố lớn d. Khu vực tâp trung đông dân cư 
6: Ngành công nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc 
gia là: 
a. Công nghiệp năng lượng b. Cơ khí 
c. Luyện kim d. Điện tử tin học 
7. Ngành công nghiệp năng lượng hiện nay bao gồm: 
a. Khai thác than b. Khai thác dầu khí 
c. Công nghiệp điện lực d. Tất cả các ý trên 
8. Ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất trên thế giới: 
a. Khai thác than b. Khai thác dầu mỏ và khí đốt 
c. Điện lực d. Cơ khí và hóa chất 
9. Nguồn năng lượng nào sau đây được coi là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo được: 
a. Than b. Dầu mỏ 
c. Khí đốt d. Địa nhiệt 
10. Khóang sản được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia trên thế giới là: 
a. Dầu mỏ b. Khí đốt 
c. Sắt d. Ý a và b đúng 
11. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là: 
a. Trung Đông b. Bắc Mĩ 
c. Mĩ Latinh d. Nga và Đông Âu 
12. Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh: 
a. Giao thông vận tải b. Tài chính 
c. Bảo hiểm d. Du lịch 
13. Ý nào sau đây đúng với ngành dịch vụ: 
a. Phụ thuộc cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt 
b. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất 
c. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất 
d. Ít tác động đến tài nguyên môi trường 
14. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ: 
a. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh 
b. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất 
c. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên 
d. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động 
15. Ngành dịch vụ được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói” là: 
a. Bảo hiểm, ngân hàng b. Thông tin liên lạc 
c. Hoạt động đồn thể d. Du lịch 
 16 Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với: 
a. Các trung tâm công nghiệp b. Các ngành kinh tế mũi nhọn 
c. Sự phân bố dân cư d. Các vùng kinh tế trọng điểm 
17. Nhân tố nào sau đây có tác động tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ: 
a. Quy mô dân số, lao động b. Phân bố dân cư 
c. Truyền thống văn hóa d. Trình độ phát triển kinh tế 
18. Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ vì: 
a. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn 
b. Các thành phố thường là các trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước 
c. Các thành phố thường là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước, địa phương 
d. kinh tế phát triển mạnh 
II. Tự luận:
Câu 1: Em hãy chứng minh vai trò chủ đạo của nghành công nghiệp trong kinh tế quốc dân?
Trả lời: Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:
- Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác
- Củng cố an ninh quốc phòng
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự chênh lệch về trình độ 
- Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao đông.
Câu 2: Tại sao nghành công nghiệp dệt may lại phân bố ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển?
Trả lời: Ngành công nghiệp dệt – may phân bố ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển vì:
- Giải quyết việc làm (lao động nữ)
- Thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng phát triển
- Vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh
- Ít gây ô nhiễm môi trường
Câu 3: Vì sao ở miền núi để phát triển kinh tế xã hội , giao thông vận tải phải đi trước một bước?
Trả lời: Ở miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước vì:
- Giao thông vận tải ở miền núi phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương vốn có những trở ngại do địa hình .
- Thúc đẩy sự giao lưu giữa miền núi và đồng bằng, nhờ thế sẽ phá được thế cô lập, tự cấp tự túc của nền kinh tế.
 - Sẽ có điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên giàu có của vùng, hình thành các nông lâm trường, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, đô thị, thúc đẩy việc thu hút dân cư từ đồng bằng lên.
- Tạo điều kiện hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng, phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 4: Em hãy cho biết đặc điểm chính của nghành công nghiệp tập trung? Tại sao ở các nước đang triển trong đó có Việt Nam phổ biến hình thức công nghiệp tập trung?
Trả lời: Đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là:
+ Khu vực có ranh giới rõ ràng, vị trí địa lí thuận lợi, không có dân cư sinh sống.
+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Mục đích: Là vừa sản xuất hàng hóa để tiêu dùng trong nước, vừa dùng cho xuất khẩu
+ Có dịch vụ hỗ trợ.
 ở các nước đang triển trong đó có Việt Nam phổ biến hình thức công nghiệp tập trung vì để thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của nước ngoài
Câu 5: Cho bảng số liệu của các sản phẩm công nghiệp giai đoạn 1950- 2003:
 Năm
Sản phẩm
1950
1960
1970
1980
1990
2003
Than (triệu tấn)
1820
2603
2936
3770
3387
5300
Điện (tỉ kw/h)
967
2304
4962
8247
11832
14851
Dầu (triệu tấn)
523
1052
2336
3066
3331
14851
a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm nêu trên? 
b) Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng?
Trả lời: Vẽ biểu đồ và nhận xét:
Xử lí số liệu (đơn vị %)
N¨m
S¶n phÈm
1950
1960
1970
1980
1990
2003
Than
100%
143%
161%
207%
186%
291%
DÇu má
100%
201%
407%
586%
637%
746%
§iÖn
100%
238%
513%
823%
1.224%
1.353%
Vẽ biểu đồ:
 c) Nhận xét, giải thích:
§©y lµ c¸c s¶n phÈm cña c¸c ngµnh c«ng nghiÖp quan träng: N¨ng l­îng vµ luyÖn kim
Than: Trong vßng 50 n¨m nhÞp ®é t¨ng tr­ëng ®Òu, giai ®o¹n 1980 – 1990 tèc ®é t¨ng tr­ëng ch÷ng l¹i do t×m ®­îc nguån n¨ng l­îng thay thÕ (dÇu, h¹t nh©n), cuèi n¨m 1990 b¾t ®Çu ph¸t triÓn trë l¹i do tr÷ l­îng lín, ph¸t triÓn m¹nh c«ng nghiÖp hãa häc.
DÇu má: Tèc ®é t¨ng tr­ëng nhanh, trung b×nh 14%. Do ­u ®iÓm kh¶ n¨ng sinh nhiÖt lín, nguyªn liÖu cho c«ng nghiÖp hãa dÇu, kh«ng cã tro, dÔ n¹p nhiªn liÖu.
§iÖn: TrÎ, tèc ®é ph¸t triÓn rÊt nhanh, trung b×nh 29% g¾n liÒn víi tiÕn bé khoa häc kü thuËt.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một số nước trong năm 2004. (Đơn vị: Tỉ USD) 
Quốc gia
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Hoa kì.
819,0
1526,4
Cộng hòa liên bang Đức
914,8
717,5
Nhật bản
565,6
454,5
Tính tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của từng quốc gia trong bảng số liệu.
Hãy nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của ba quốc gia có nền ngoại thương phát triển nhất thế giới.
Trả lời: a. Kết quả tính được như sau: 
Quốc gia
Tổng giá trị xuất khẩu
 ( Tỉ USD)
Cán cân xuất nhập khẩu 
(Tỉ USD)
Hoa kì.
2345,4
- 707,4
Cộng hòa liên bang Đức.
1632,3
+ 197,3
Nhật Bản.
1020,0
+ 111,0
Nhận xét: 
+ Hoa kì có tổng giá trị xuất nhập khẩu cao nhất thế giới, gấp 1,3 lần so với cộng hòa liên bang Đức, gấp 2 lần so với Nhật Bản vào năm 2004.
+ Hoa kì có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu cao hơn so với Nhật Bản và cộng hòa liên bang Đức.
+ Nhật Bản có giá trị xuất nhập khẩu thấp hơn so với 2 nước trên.
+ Năm 2004, Hoa Kì nhập siêu -707,4 (Tỉ USD)
+ Năm 2004, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật bản xuất siêu (197,3 và 111,0).

File đính kèm:

  • docde_cuong_ly_thuyet_hoc_ki_ii_dia_li_lop_10_chuong_viii_dia_l.doc