Đề cương dạy học môn GDCD Lớp 12 - Ôn tập bài tập trắc nghiệm Bài 6, 7

docx 5 trang Mạnh Hào 07/06/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương dạy học môn GDCD Lớp 12 - Ôn tập bài tập trắc nghiệm Bài 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương dạy học môn GDCD Lớp 12 - Ôn tập bài tập trắc nghiệm Bài 6, 7

Đề cương dạy học môn GDCD Lớp 12 - Ôn tập bài tập trắc nghiệm Bài 6, 7
ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KHỐI 12
(23/3/2020 – 28/3/2020)
NỘI DUNG: ÔN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI 6,7 GDCD 12
Câu 1. “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.” Là 
A. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
C. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
Câu 2. Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Tuyên truyền thông tin nội bộ.	B. Giới thiệu sản phẩm đa cấp.
C. Tiến hành vận động tranh cử.	D. Cấp cứu người bị điện giật.
Câu 3. Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.	B. Lực lượng bưu chính viễn thông.
C. Đội ngũ phóng viên báo chí.	D. Nhân viên chuyển phát nhanh.
Câu 4. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người?
A. Chuẩn bị thực hiện phạm tội.	B. Bị truy nã.
C. Có dấu hiệu hành vi phạm tội.	D. Đang bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 5: Ông B viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về việc sử dụng thực phẩm sạch trong chế biến thức ăn. Ông B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quản lí nhà nước. B. Tích cực đàm phán. C. Tự do ngôn luận. D. Xử lí thông tin.
Câu 6. Trường hợp bắt người khẩn cấp, trong thời hạn bao lâu Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn bắt người?
A. 12h.	B. 24h.	C. 48h.	D. 72h.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Theo dõi nghi phạm. B. Khống chế con tin. C. Điều tra tội phạm. D. Giải cứu nạn nhân.
Câu 8. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể hiện qua việc làm nào sau đây?
A. Đánh người gây thương tích.	B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
C. Khám xét nhà khi không có lệnh.	D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác.
Câu 9. Hành vi nào sau đây vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
A. Vu khống người khác.	B. Tự ý bắt giam giữ người.
C. Đánh người gây thương tích.	D. Tự tiện vào chỗ ở của người khác.
Câu 10. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? 
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.	B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.	D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó đang
A. kích động biểu tình trái phép.	B. bí mật theo dõi nghi can.
C. tổ chức truy bắt tội phạm.	D. tham gia hoạt động tôn giáo.
Câu 12: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì không biết chữ nên cụ T nhờ anh P viết hộ phiếu bầu theo ý của cụ rồi cụ tự tay bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cụ T đã thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Gián tiếp.	B. Công khai.	C. Trực tiếp.	D. Đại diện.
Câu 13: Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng đường liên thôn của xã, chị M không tán thành ý kiến của chị K đề cử chị S làm tổ trưởng tổ giám sát. Tuy nhiên, chị S vẫn được bầu làm tổ trưởng và sau đó giới thiệu người thân của mình vào tổ này nên bị bà Q quyết liệt phản đối. Khi đó, ông N chủ tọa cuộc họp yêu cầu bà Q dừng phát biểu khiến bà bực tức rủ chị M bỏ họp ra về. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chị K, chị S, chị M và bà Q.	B. Chị K, chị M và ông N.	
C. Ông N, chị M và chị S.	D. Chị K, bà Q, ông N và chị M.
Câu 14: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, biết cụ Q là người không biết chữ, ông B tổ trưởng tổ bầu cử đã phân công anh T giúp cụ viết phiếu bầu theo ý của cụ. Phát hiện chị H và chồng là anh A bàn bạc, thống nhất rồi cùng viết hai phiếu bầu giống nhau, anh T đề nghị hai người nên thể hiện chính kiến của riêng mình, nhưng chị H vẫn bỏ hai phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A. Anh A, chị H, ông B và anh T.	B. Anh T, anh A và chị H.
C. Anh A, chị H và cụ Q.	D. Anh A, chị H và ông B.
Câu 15: Anh B là cảnh sát giao thông đề nghị chị A đưa cho anh ba triệu đồng để bỏ qua lỗi chị đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị A từ chối, anh B đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó, chị A phát hiện vợ anh B là chị N đang công tác tại sở X nơi anh D chồng mình làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị N. Đúng lúc anh D vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Anh B và anh D.	B. Anh D, chị A và anh K.
C. Anh B, chị A và anh D.	D. Anh B và chị A.
Câu 16. Theo luật bầu cử, quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bình đẳng, trực tiếp, tự do, nghiêm túc.	 B. Phổ thông, trực ,tiếp, bình đẳng, nghiêm túc.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. D. Phổ thông, bình đẳng, tự do, bỏ phiếu kín.
Câu 17. Cơ quan nào dưới đây đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân?
A. Hội đồng nhân dân và Tòa án.	B. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
C. Viện kiểm sát và Hội đồng nhân dân.	D. Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân.
Câu 18: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị M và chị Q đã bàn bạc và thống nhất lựa chọn danh sách đại biểu giống nhau. Sau đó, mỗi người tự bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu. Chị M và chị Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông.	B. Bỏ phiếu kín.	C. Trực tiếp.	D. Bình đẳng.
Câu 19: Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Chị T, ông K và anh N.	B. Chị T, ông K, anh P và anh N.
C. Chị T, ông K và anh P.	D. Chị T và ông K.
Câu 20: Ông B Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây không vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chị M, anh H và anh K.	B. Chị M, anh H và ông B.
C. Chị M, anh K và ông B.	D. Anh H, anh K và anh T.
Câu 21. Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị Q và anh T.
B. Chị H và chị Q.
C. Chị H, chị Q và anh T.
D. Chị H, chị Q và anh P.
Câu 22. Công dân được tự do nghiên cứu khoa học để đưa ra các phát minh, sáng chế là thực hiện quyền
A. thẩm định.
B. đàm phán.
C. sáng tạo.
D. đối thoại.
Câu 23. Một trong những nội dung của quyền được phát triển là công dân được
A. thay đổi đồng bộ cơ cấu kinh tế. B. lựa chọn mọi nguồn quỹ phúc lợi.
C. trực tiếp kí kết hiệp định toàn cầu. D. hưởng đời sống vật chất đầy đủ.
Câu 24. Công ty X thường xuyên mời chuyên gia tư vấn cách lựa chọn thực phẩm an toàn cho nhân viên là thực hiện quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào dưới đây?
A. Tự do phát triển tài năng.
B. Quảng bá chất lượng sản phẩm.
C. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
D. Được chăm sóc sức khỏe.
Câu 25. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển.
Câu 26. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, hoạt động khoa học, công nghệ và 
A. quyền sở hữu trí tuệ. B. quyền sở hữu công nghiệp.
C. quyền sáng tác. D. quyền tự do sáng tác
Câu 27. D múa rất đẹp và đã giành giải thưởng quốc gia về biểu diễn nghệ thuật múa, nên D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập theo sở thích.
B. Quyền học tập không hạn chế.
C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.
Câu 28. Q thi đỗ và được tuyển chọn vào lớp Cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học M. Q đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân?
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
C. Quyền được phát triển của công dân.
D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.
Câu 29. Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền được phát triển. C. Quyền học tập. D. Quyền lao động.
Câu 30. Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền học tập và lao động. B. Quyền học không hạn chế.
C. Quyền học thường xuyên. D. Quyền tự do học tập.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_day_hoc_mon_gdcd_lop_12_on_tap_bai_tap_trac_nghiem.docx