Đề cương dạy học môn GDCD Lớp 12 - Ôn bài tập trắc nghiệm Bài 6, 7, 8, 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương dạy học môn GDCD Lớp 12 - Ôn bài tập trắc nghiệm Bài 6, 7, 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương dạy học môn GDCD Lớp 12 - Ôn bài tập trắc nghiệm Bài 6, 7, 8, 9
ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KHỐI 12 (06/4/2020 – 11/4/2020) NỘI DUNG: ÔN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI 6,7,8,9 GDCD 12 Câu 1. Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền tự do thân thể. Câu 2. Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì A. ai cũng có quyền bắt. B. chỉ công an mới có quyền bắt. C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt. D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt. Câu 3. Bắt người trong trưởng hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng nguời đó A. đang có ý dịnh phạm tội. B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm. D. đang họp bàn thực hiện tội phạm. Câu 4. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ? A. Đánh người gây thương tích. B. Tự tiện bắt người. C. Tự tiện giam giữ người. D. Đe dọa đánh người. Câu 5. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ? A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát. B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm. D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó. Câu 6. Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyển bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất ? A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B. Người đang bị nghi là phạm tội. C. Người đang gây rối trật tự công cộng. D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật. Câu 7. Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền được đảm bảo tính mạng. Câu 8. Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây ? A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết. B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội. C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm. D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án. Câu 9. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ? A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó. B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm. C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm. D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu. Câu 10. Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ? A. Mọi công dân. B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước. C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên. D. Chỉ nhà báo. Câu 11. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ? A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 19 tuổi. C. Từ đủ 20 tuổi. D. Từ đủ 21 tuổi. Câu 12. Quyền ứng xử của công dân được thực hiện bằng nhữn cách nào dưới đây? A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. B. Vận động người khác giới thiệu mình. C. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử. D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Câu 13. Quyền bầu cử của công dân được quy định : A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. B. Ai cũng có quyền bầu cử. C. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử. D. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử. Câu 14. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ? A. Đủ 21 tuổi. B. Đủ 20 tuổi. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 18 tuổi. Câu 15. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình. C. khẩn trương, công khai, minh bạch. D. phổ biến, rộng rãi, chính xác. Câu 16. Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước. B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế. C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook. D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Câu 17. Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ? A. Người đang phải cháp hành hình phạt tù. B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật. C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà. D. Người đang đi công tác xa nhà. Câu 18. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện A. quyền tham gia quản lý nhà nước. B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế - xã hội. C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước. D. quyền tự do ngôn luận. Câu 19. Ai dưới đây có quyền khiếu nại ? A. Mọi cá nhân, tổ chức. B. Chỉ có cá nhân. C. Những người từ 20 tuổi trở lên. D. Chỉ những người là công chức nhà nước. Câu 20. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử A. bình đẳng. B. phổ thông. C. công bẳng. D. dân chủ. Câu 21. Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền sáng tạo. B. Quyền được phát triển. C. Quyền học tập. D. Quyền lao động. Câu 22. Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là công dân A. có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tai năng. B. được học ở các trường đại học. C. được học ở nơi nào mình thích. D. được học môn học nào mình thích. Câu 23. Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền được học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích. C. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hộ học tập. Câu 24. Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền học suốt đời. B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh. C. Quyền được phát triển của công dân. D. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập. Câu 25. Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ? A. Quyền học bất cứ nghành nghề nào mình thich. B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. C. Quyền học không hạn chế. D. Học ngành, nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Câu 26. Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ? A. Tự do nghiên cứu khoa học. B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học. C. Đưa ra phát minh, sáng chế. D. Sáng tác văn học, nghệ thuật. Câu 27. Là học sinh giỏi, H được vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh. C. Quyền được phát triển của công dân. D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập. Câu 28. Công dân có quyền học ở các cấp / bậc học, từ Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện A. quyền học không hạn chế. B. quyền học thường xuyên. C. quyền học ở nhiều bậc học. D. quyền học theo sở thích. Câu 29. Quyền học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. B. Bình đẳng về cơ hội học tập. C. Bình đẳng về thời gian học tập . D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình. Câu 30. Quyền học không hạn chế của công dân là công nhận công dân có quyền A. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. B. học ở bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển. C. học ở mọi lúc, mọi nơi . D. học ở bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì. Câu 31. Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền học tập và lao động. B. Quyền học không hạn chế. C. Quyền học thường xuyên. D. Quyền tự do học tập. Câu 32. Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền học tập của công dân ? A. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách. B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người. C. Cấp học bổng cho học sinh giỏi. D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Câu 33. Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là, công dân có quyền kinh doanh A. trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. B. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích. C. ở bất cứ địa điểm nào. D. vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Câu 34. Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp ? A. Cán bộ, công chức nhà nước. B. Người đang không có việc làm. C. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân. D. Sinh viên. Câu 35. Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là: A. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có hoạt động kinh doanh. B. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. C. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào. D. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
File đính kèm:
- de_cuong_day_hoc_mon_gdcd_lop_12_on_bai_tap_trac_nghiem_bai.docx