Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK II môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020

docx 5 trang Mạnh Hào 05/07/2024 930
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK II môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK II môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020

Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK II môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020
CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
Câu 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc
A. nhiệt đới.	B. nhiệt đới và cận nhiệt.
C. nhiệt đới và ôn đới.	D. cận nhiệt và ôn đới.
Câu 2. Khí hậu đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. nhiệt đới ẩm gió mùa, hai mùa rõ rệt.	B. cận xích đạo gió mùa.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.	D. xích đạo gió mùa.
Câu 3. Gia súc lớn được nuôi nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. trâu.	B. bò.	C. ngựa.	D. dê.
Câu 4. Khó khăn về mặt tự nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông.
B. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
C. lũ quét, sạt lỡ, xói mòn, ngập lụt trên diện rộng.
D. lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ?
 A. Vân Đồn. 	B. Đình Vũ – Cát Hải.	 C. Nghi Sơn. 	D. Vũng Áng.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào?
 A. Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả. 	B. Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả.
 C. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên. 	D. Hạ Long, Cẩm Phả, Việt Trì.
Câu 7. Điểm giống nhau giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là
A. có tiềm năng lớn về thủy điện.	B. đều có vị trí giáp biển.
C. có một mùa đông lạnh.	D. có mùa khô sâu sắc.
Câu 8. Tài nguyên khoáng sản nào có giá trị nhất đối với Đồng bằng sông Hồng?
A. Dầu khí, than đá, sắt. 	B. Đá vôi, sét, cao lanh.
C. Than đá, quặng sắt, magan.	D. Dầu khí, titan, quặng sắt.
Câu 9. Căn cứ Atlat ĐLVN trang 26, hãy cho biết vùng đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với các vùng nào sau đây?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Vịnh Bắc Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 10. Nguyên nhân để năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long là do
A. người dân có truyền thống thâm canh lúa.
B. lượng phù sa bồi đắp hàng năm lớn hơn ĐBSCL.
C. người dân có kinh nghiệm, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
D. công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm phát triển.
Câu 11. Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để
A. tăng thêm một vụ lúa.	B. trồng rau vào vụ đông.
C. nuôi nhiều gia súc chịu lạnh.	D. trổng cây công nghiệp ôn đới.
Câu 12. Tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ là
A. Hà Tĩnh.	B. Nghệ An.	C. Quảng Trị.	D. Thanh Hóa.
Câu 13. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013
(Đơn vị: nghìn ha)
Cả nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm
2134,9
142,4
969,0
Cà phê
641,2
15,5
573,4
Chè
132,6
96,9
22,9
Cao su
978,9
30,0
259,0
Cây khác
382,2
0
113,7
Để thể hiện cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2013, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.	B. Biểu đồ tròn.	C. Biểu đồ cột.	D. Biểu đồ đường.
Câu 14. Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi
A. trâu, bò B. trâu, lợn	C. bò, lợn.	D. lợn, dê.
Câu 15. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ là dãy núi
A. Bạch Mã.	B. Hoàng Liên Sơn.	C. Trường Sơn.	D. Hoành Sơn.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các cửa khẩu nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
 A. Na Mèo, Nậm Cắn. 	B. Cầu treo, Cha Lo.	
C. Lao Bảo, A Đớt. 	 	D. Cầu Treo, Lao Bảo.
Câu 17. Việc xây dựng cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển. 
B. Tạo thuận lợi để đa dạng hàng hóa vận chuyển.
C. làm tăng khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư.	
D. Giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy xác định các tuyến đường bộ theo chiều Đông – Tây của vùng Bắc Trung Bộ?
 A. Quốc lộ 7, 8, 9. 	B. Quốc lộ 7, 14, 15.
 C. Quốc lộ 8, 14, 15. 	D. Quốc lộ 9, 14, 15.
C. Ninh Thuận, Quảng Nam.	D. Quảng Ngãi, Bình Định.
Câu 19. Hai trung tâm du lịch quan trọng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Huế, Đà Nẵng.	B. Vũng Tàu, Nha Trang.
C. Đà Nẵng, Vũng Tàu.	D. Đà Nẵng, Nha Trang.
Câu 20. Điều kiện thuận lợi nhất để ngành nuôi trồng thủy sản của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển là
A. bờ biển dài,nhiều vũng, vịnh, đầm phá.	
B. có nhiều loài cá, tôm quý hiếm.
C. liền kề các ngư trường lớn.	
D. hoạt động chế biến thủy sản đa dạng.
Câu 21. Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối vì
A. bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
B. vùng có bờ biển dài nhất cả nước.
C. nước biển có độ mặn cao, nắng nhiều.
D. biển sâu, ít có sông suối đổ ra ngoài biển.
Câu 22. Vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc phát triển ngành thủy sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. hạn chế nuôi trồng thủy sản để bảo vệ môi trường.
B. ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư đánh bắt xa bờ.
C. giảm khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản.
D. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết các cảng nào sau đây ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
 A. Quy Nhơn, Nha Trang. 	B. Đà Nẵng, Vũng Tàu.
 C. Dung Quất, Chân Mây. 	D. Phan Thiết, Chân Mây.
Câu 24. Thế mạnh nổi bật của Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển giao thông vận tải biển so với Bắc Trung Bộ là
A. có nhiều đảo lớn thuận lợi cho các tàu thuyền neo đậu.
B. nhiều vụng biển kín thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu.
C. vùng biển ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.
D. vùng biển rộng và nông thuận lợi xây dựng cảng biển.
Câu 25. Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Tây Nguyên là
A. Đắk Lắk.	B. Gia Lai.	C. Lâm Đồng.	D. Kon Tum.
Câu 26. Khoáng sản được đánh giá có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là
A. Vàng	B. Bôxit.	C. Than.	D. Asen.
Câu 27. Tây Nguyên có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới do
A. nguồn nước mặt và ngầm phong phú.	B. thời tiết quanh năm mát mẻ.
C. khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.	D. đất badan giàu dinh dưỡng.
Câu 28. Cho biểu đồ:
Biểu đồ mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và cả nước năm 2014
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét sau đây không đúng?
A. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất.
B. Vùng có mật độ dân số thấp hơn cả nước là Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số thấp hơn Tây Nguyên.
D. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp hơn cả nước.
Câu 29. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ có hiện tượng thời tiết đối lập về mùa là do
A. địa hình và hướng gió.	B. sông ngòi và địa hình.
C. ảnh hưởng của biển.	D. sông ngòi và gió mùa.
Câu 30. Việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng vì
A. đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu.
B. vùng có đường biên giới dài, nhiều dân tộc thiểu số.
C. địa bàn biên giới phức tạp, khó quản lý.
D.Tây Nguyên có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế.
Câu 31. Công trình thủy lợi lớn nhất nước ta nằm ở Đông Nam Bộ 
A. Phú Ninh.	B. Dầu Tiếng. 	C. Kẻ Gỗ.	D. Phước Hòa.
C. Khai thác dầu khí.	D. Phát triển cơ sở hạ tầng.
Câu 32. Giá trị lớn nhất của hệ thống sông Đồng Nai là 
A. thủy lợi. B. du lịch. 	C. thủy điện. 	D. thủy sản.
Câu 33. Khó khăn lớn nhất của tự nhiên Đông Nam Bộ là 
A. mùa khô kéo dài. B. bão.	 	C. lũ lụt.	 D. động đất.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng của vùng Đông Nam Bộ?
 A. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
 B. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, TP.Hồ Chí Minh.
 C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa.
 D. Thủ Dầu Một, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tuyến đường ô tô nào nối liền vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên?
 A. Quốc lộ 14 và 20. 	B. Quốc lộ 13 và 14.
 C. Quốc lộ 1 và 14. 	D. Quốc lộ 1 và 13.
Câu 36. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất mặn. B. đất xám. C. đất phù sa ngọt. D. đất phèn.
Câu 37. Tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cà Mau. B. Bến Tre. 	C. Đồng Tháp. C. An Giang
Câu 38. Ngư trường trọng điểm thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cà Mau - Kiên Giang. B. Hoàng Sa - Trường Sa.
C. Hải Phòng - Quảng Ninh. D. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu.
Câu 39. Biện pháp hàng đầu để cải tạo các vùng đất chua mặn ở ĐBSCL là
A. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi.	 B. đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp.
C. sử dụng các loại phân bón thích hợp.	 D. tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trong cơ cấu ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Cần Thơ không có ngành công nghiệp nào sau đây?
 A. Vật liệu xây dựng.	 B. Cơ khí.	 C. Đóng tàu. 	D. Hóa chất.
Câu 41. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH) VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) QUA CÁC NĂM
Vùng
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng lúa (nghìn tấn)
2005
2014
2005
2014
ĐBSH
1 186,1
1 122,7
6 398,4
7 175,2
ĐBSCL
3 826,3
4 249,5
19 298,5
25 475,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2016)
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của ĐBSH và ĐBSCL năm 2005 và 2014?
A. Diện tích lúa giảm, sản lượng lúa tăng ở ĐBSH.
B. Diện tích lúa tăng, sản lượng lúa tăng ở ĐBSCL.
C. Sản lượng lúa ở ĐBSCL lớn hơn ĐBSH.
D. Diện tích lúa ở ĐBSCL tăng nhanh hơn sản lượng.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_cau_hoi_trac_nghiem_on_tap_hk_ii_mon_dia_li_lop_12.docx