Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK I môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020

docx 4 trang Mạnh Hào 21/05/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK I môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK I môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020

Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK I môn Địa lí Lớp 12 năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD
ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
ÔN TẬP HKI
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12
Câu 1. Phạm vi vùng đất nước ta bao gồm toàn bộ 
A. phần đất liền giáp biển.	
B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
C. phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.	
D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
Câu 2. Bộ phận có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là
A. Nội thủy. B. Lãnh hải. C. Tiếp giáp lãnh hải D. Đặc quyền kinh tế.
Câu 3. Vùng biển nào mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, nhập cư ?
A. Nội thuỷ`	B. Lãnh hải	C. Tiếp giáp lãnh hải	D. Đặc quyền kinh tế
Câu 4. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên có nhiều
A. tài nguyên sinh vật quí giá.	B. tài nguyên khoáng sản.
C. bão và lũ lụt.	D. vùng tự nhiên khác nhau trên lãnh thổ.
Câu 5. Với hình dạng lãnh thổ kéo dài của nước ta đã
A. làm cho tự nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất.
B. tạo điều kiện cho tính chất biển xâm nhập sâu vào đất liền.
C. tạo ra sự phân hóa rõ rệt về tự nhiên từ Bắc vào Nam.
D. làm cho tự nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao định hình.
Câu 6. Cấu trúc địa hình nước ta theo 2 hướng chính 
A.Bắc-Nam và Đông –Tây.	B.Tây Bắc và Đông Nam.
C.Đông Bắc và vòng cung.	D.Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung.
Câu 7. Nét nổi bật của địa hình vùng Đông Bắc là
A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.	
B. có địa hình cao nhất nước ta.
C. có 3 mạch núi lớn chạy theo hướng Tây bắc- Đông nam.	 
D. gồm có các dãy núi song song, so le nhau.
Câu 8. Dãy núi Trường Sơn Bắc nước ta có hướng
A. vòng cung.	B. bắc – nam.	C. đông – tây.	D. Tây Bắc- Đông Nam.
Câu 9. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình vùng núi nước ta?
A. Đông Bắc là khu vực đồi núi thấp có hướng tây bắc – đông nam.
B. Tây Bắc là khu vực núi cao đồ sộ bậc nhất nước ta.
C. Trường Sơn Bắc là các dãy núi song song, so le nhau, cao hai đầu thấp ở giữa.
D. Trường Sơn Nam là khu vực núi cao phức tạp ăn ra sát biển.
Câu 10. Các cao nguyên đất đỏ badan rộng lớn thuộc vùng núi nào?
A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc.	C. Trường Sơn Bắc.	 D. Trường Sơn Nam.
Câu 11. Các sơn nguyên Đồng Văn, Hà Giang, Cao Bằng thuộc vùng núi nào?
A. Đông Bắc	B. Tây Bắc.	C. Trường Sơn Bắc.	 D. Trường Sơn Nam.
Câu 12.Đặc điểm của đồng bằng sông Hồng 
A. nhỏ hẹp do phù sa biển bồi đắp.	B. bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.
C. thấp phẳng và rộng nhất nước.	D. được phù sa bồi đắp hàng năm.
Câu 13. Đặc điểm chính của đồng bằng ven biển miền Trung là
A. địa hình nhỏ hep, bị chia cắt, đất cát pha.	B. địa hình rộng lớn, đất cát pha.
C. địa hình bị chia cắt mạnh, đất phù sa màu mỡ.	D. địa hình nhỏ hẹp, đất phù sa mùa mỡ.
Câu 14. Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là
A. địa hình bị chia cắt thành nhiều ô. 	 B. có hệ thống các đê ven sông.
C. có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. 	 D. có các bậc ruộng cao bạc màu.
Câu 15. Thiên tai thường xảy ra ở vùng đồi núi nước ta là 
A. động đất, bão và lũ lụt. 	B. lũ quét, sạt lở, xói mòn. 
C. bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy. 	D. mưa giông, hạn hán, cát bay.
Câu 16. Vùng đất ngoài đê ở Đồng bằng sông Hồng là nơi
A. không được bồi đắp phù sa hàng năm.	B. có nhiều ô trũng ngập nước.
C. có bậc ruộng cao bạc màu.	D. thường xuyên được bồi đắp phù sa.
Câu 17. Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do
A. khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. 
B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. 
C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát từ sông. 
D. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. 
Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu làm cho vùng núi phía Bắc thường xảy ra rét hại là do
A. sự tác động của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.
B. sự tác động của gió lào kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới. 
C. sự tác động của gió mùa Đông Bắc kết hợp với địa hình núi cao.
D. sự tác động của khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam.
Câu 19. Nhờ Biển Đông mà khí hậu nước ta có đặc tính
A. nhiệt đới ẩm gió mùa B. thiên nhiên phân hóa rõ rệt C. hải dương điều hoà	D. khí hậu khô nóng
Câu 20. Hệ sinh thái chiếm diện tích lớn ở ven biển nước ta là
A. rừng ngập mặn	B. sinh vật nước lợ	C. các rạn san hô	D. sinh vật trên đất phèn
Câu 21. Thiên tai bất thường khó phòng tránh xảy ra ở vùng biển nước ta gây hậu quả nghiêm trọng là
A. lũ lụt	B. sạt lở bờ biển	C. bão	D. cát bay
Câu 22. Hiện tương cát bay, cát chảy diễn ra mạnh nhất ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng B. Ven biển miền Trung	C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 23. Điều kiện nào sau đây đúng khi nói miền Trung là vùng sản xuất muối nổi tiếng nước ta?
A. Có vùng biển rộng lớn, nắng nhiều và mưa nhiều
B. Diện tích giáp biển lớn, nước biển có độ măn trung bình
C. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển
D. Tiếp giáp biển Đông nóng ẩm, mưa nhiều và số giờ nắng cao
Câu 24. Hai bể trầm tích chứa dầu lớn nhất nước ta là
A. Nam Côn Sơn và Thổ Chu -Mã Lai.	B. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
C. Cửu Long và Sông Hồng.	D. Sông Hồng và Thổ Chu- Mã Lai.
Câu 25. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận của Biển Đông là
A. dầu mỏ.	B. khí tự nhiên.	C. muối biển.	D.titan. 
Câu 26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp biển?
A. Nghệ An.	B. Quảng Ninh.	C. Khánh Hòa.	D. Cần Thơ.
Câu 27. Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động từ
A.1500 – 2000 mm	B. 1600 – 2000 mm	C. 1700 – 2000 mm	D. 1800 – 2000 mm
Câu 28. Gió mùa Tây Nam ở nước ta hoạt động trong khoảng thời gian
A. từ tháng V - X.	B. từ tháng V-VII.	C. từ tháng VI-VIII.	D. từ tháng VII-XI
Câu 29. Gió mùa Đông Bắc ở nước ta hoạt động trong khoảng thời gian
A. từ tháng XI- IV.	B. từ tháng IV-X.	C. từ tháng VI-VIII.	 D. từ tháng V-X
Câu 30. Vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng?
A. Bắc Trung Bộ.	B. Tây Bắc.	C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.	D. Tây Nguyên.
Câu 31. Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng chính nào sau đây?
A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc.	C. Đông Nam.	D. Tây Nam.
Câu 32. Mang lại thời tiết lạnh khô vào đầu mùa đông, lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc nước ta là đặc điểm của 
A. gió Đông Bắc 	B.gió Mậu dịch nửa cầu Nam
C. gió mậu dịch nửa cầu Nam. 	 D. gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan
Câu 33. Gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn do
A. gió thổi qua biển.	B. gặp dãy Bạch Mã.
C. gặp dãy Trường Sơn.	D. đi qua lục địa Trung Hoa.
Câu 34. Đất Feralit có màu đỏ vàng vì
A. có khí hậu nhiệt đới ẩm quá trình phong hóa diễn ra mạnh 
B. mưa nhiều, rữa trôi các chất badơ dễ tan làm cho đất chua
C. có sự tích tụ nhiều ôxyt sắt và ôxyt nhôm 
D. chứa nhiều nguyên tố vi lượng do tích tụ phù sa 
Câu 35.Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi là
A. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô	
B. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh
C. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc	
D. bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu
Câu 36. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất
A. nông nghiệp.	B. công nghiệp.	C. giao thông vận tải.	D. du lịch.
Câu 37. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.	B. cận xích đạo gió mùa.
C. cận nhiệt đới gió mùa.	D. nhiệt đới có mùa hạ ít mưa.
Câu 38: Nhiệt độ trung bình năm ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta 
A. trên 25oC.	B. trên 26oC.	C. trên 27oC.	D. trên 28oC.
Câu 39: Nền khí hậu nhiệt đới ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên
A. 180C.	B. 200C.	C. 220C.	D. 240C.
Câu 40: Động vật nào sau đây tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam?
A. Thú lớn (voi, hổ, báo). 	B. Thú có lông dày (gấu, chồn...).
C. Thú có móng vuốt. 	 	D. Thú nhỏ (chồn, sóc, khỉ...)
Câu 41: Thành phần loại thực vật cận nhiệt đới (á nhiệt đới) ở phần lãnh thổ phía Bắc là
A. dẻ, samu.	B. dẻ, re.	C. re, pơmu.	D. samu, pơmu.
Câu 42: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của
A. gió tây khô nóng và hướng các dãy núi. 	B. gió mùa với hướng các dãy núi.
C. gió mùa với độ cao các dãy núi. D. gió Tín phong với độ cao và hướng các dãy núi.
Câu 43: Vùng nào nước ta mang sắc thái thiên nhiên giống như vùng ôn đới?
A. Đông Bắc	B. Tây Nguyên	C. Núi cao Tây Bắc	D. Đông Nam Bộ
Câu 44: Tại sao đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng, thấp và bằng phẳng?
A. Hệ thống núi không ăn sát ra biển.	B. Nhiều hệ thống sông ngắn dốc.
C. Thềm lục địa hẹp và sâu.	D. Nhiều vũng vịnh và đầm phá.
Câu 45. Ở độ cao từ 2600m trở lên của đai ôn đới gió mùa trên núi chủ yếu là loại đất
A. đất mùn thô.	B. đât feralit.	C. đất đỏ badan.	D. đất feralit có mùn.
Câu 46. Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là 
A. than đá.	B. bô-xít	C. than bùn.	D. muối biển.
Câu 47. Khó khăn lớn nhất về khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. hình thành sương muối.	B. mùa đông có rét đậm, rét hại.
C. có giông lốc vào mùa mưa bão.	D. mùa mưa ngập lụt, mùa khô hạn hán.
Câu 48. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên là quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với loại rừng
A. phòng hộ.	B. sản xuất.	C. đặc dụng.	D. quốc gia.
Câu 49. Trong giới sinh vật nước ta thành phần nào chiếm ưu thế?
A. Nhiệt đới. C. Ôn đới.	B. Cận nhiệt D. Hàn đới.
Câu 50. Nguyên nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp nước ta giảm mạnh trong những năm gần đây là
A. do sự tăng lên của đất chuyên dùng và thổ cư.
B. do chuyển từ đất trồng cây lương thực sang trồng cây ăn quả.
C. do sự phát triển của thủy lợi.
D. do mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
Câu 51. Để bảo vệ và phát triển rừng tốt nhất, ngoài việc triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước còn cần
A. giao đất và rừng cho dân canh tác, khuyến khích trồng rừng.
B. quản lí chặt chẽ và có kế hoach mở rộng diện tích rừng.
C. tổ chức định canh định cư cho người dân miền núi.
D. tăng cường lực lượng kiểm lâm ở các cửa rừng.
Câu 52. Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, về mặt kỹ thuật canh tác cần thực hiện biện pháp
A. ngăn chặn nạn du canh, du cư.	B. áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp.
C. làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng. 	D. bảo vệ rừng và đất rừng.
Câu 53. Tần xuất của bão cao nhất vào 
A. tháng VII	B. tháng VIII	C. tháng IX	D. tháng X
Câu 54. Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là
A. ở miền Bắc muộn hơn miền Nam.	B. ở miền Trung sớm hơn miền Bắc.
C. chậm dần từ Nam ra Bắc.	D. chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 55. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long do
A. mưa lớn, triều cường.	B. mưa trên diện rộng.
C. sông lớn, mặt đất thấp.	D. có đê sông, đê biển bao bọc.
Câu 56. Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất ở nước ta là
A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc.	C. Trường Sơn Bắc.	D. Trường Sơn Nam.
Câu 58. Có thời gian khô hạn kéo dài nhất trong năm là vùng
A. Tây Bắc Bắc Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
C. ven biển cực Nam Trung Bộ.	D. Tây Nguyên.
Câu 59. Biện pháp phòng tránh bão là
A. tăng cường việc trồng rừng đầu nguồn.
B. dÅự báo khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
C. xây dựng các công trình thoát lũ.
D. xây các công trình ngăn mặn và ngăn thủy triều.
Câu 60. Để phòng chống khô hạn lâu dài cần 
A. xây dựng các công trình thủy lợi.	B. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. 
C. bố trí nhiều trạm bơm nước.	D. tăng cường trồng và bảo vệ rừng. 
-----HẾT-----

File đính kèm:

  • docxde_cuong_cau_hoi_trac_nghiem_on_tap_hk_i_mon_dia_li_lop_12_n.docx