Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 11 năm học 2019- 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 11 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Giữa Học kì II môn Địa lí Lớp 11 năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP GIỮA HKII NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 11 Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã? A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm. C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm. D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Câu 2. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là A. sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng. B. tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp. C. hạn chế mở rộng ngoại giao. D. coi trọng châu Âu và châu Mĩ. Câu 3. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về xã hội của LB Nga sau năm 2000 là A. Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông. B. Gia tăng dân số nhanh. C. Đời sống nhân dân đã được cải thiện. D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Câu 4. Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là A. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học. B. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu. C. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không. D. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ. Câu 5. Các trung tâm công nghiệp truyền thống của LB Nga thường được phân bố ở A. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Xanh Pê-téc-bua. B. Đồng bằng Đông Âu, Trung tâm U-ran, Xanh Pê-téc-bua. C. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia. D. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, Xanh Pê-téc-bua. Câu 6. Vùng Trung tâm đất đen có đặc điểm nổi bật là A. phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. B. có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. C. tập trung nhiều ngành công nghiệp; sản lượng lương thực lớn. D. công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí phát triển. Câu 7. Nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2015 là do A. LB Nga thực hiện chiến lược kinh tế mới. B. thoát khỏi sự bao vây, cấm vận về kinh tế. C. có nguồn tài nguên phong phú, lực lượng lao động trình độ cao. D. huy động được nguồn vốn đầu tư lớn từ bên ngoài. Câu 8. Bốn đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là A. Hô-cai-đô, Hônsu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư. C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư. D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. Câu 9. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là A. hàn đới và ôn đới lục địa. B. hàn đới và ôn đới đại dương. C. ôn đới và cận nhiệt đới. D. ôn đới đại dương và nhiệt đới. Câu 10. Nhận xét nào không đúng về tình hình dân số của Nhật Bản? A. Đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển. B. Tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần. C. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. D. Tỉ lệ trẻ em đang giảm dần. Câu 11. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động. B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước. C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động. D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. Câu 12. Các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản là A. sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, rô bốt. B. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, vật liệu truyền thông, rô bốt. C. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, thiết bị điện tử. D. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, điện tử dân dụng. Câu 13. Ngành công nghiệp được coi là khởi nguồn của nền nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX, vẫn được duy trì và phát triển là ngành A. công nghiệp dệt. B. công nghiệp chế tạo máy. C. công nghiệp sản xuất điện tử. D. công nghiệp đóng tàu biển. Câu 14. Nhật Bản nằm ở khu vực A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D.Tây Á. Câu 15. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là A. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam. C. nghèo khoáng sản. D. nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau. Câu 16. Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do A. có nhiều bão, sóng thần. B. có diện tích rộng nhất. C. nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao. D. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. Câu 17. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê. B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki. C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca. D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi. Câu 18. Cây trồng chính của Nhật Bản là A. Lúa mì. B. Chè. C. Lúa gạo. D.Thuốc lá. Câu 19. Cho biểu đồ sau: Biểu Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng dầu mỏ, than đá của LB Nga giai đoạn 1995-2015. B. Quy mô và cơ cấu dầu mỏ, than đá của LB Nga giai đoạn 1995-2015. C. Sản lượng dầu mỏ, than đá của LB Nga giai đoạn 1995-2015. D. Sự thay đổi về cơ cấu sản lượng dầu mỏ, than đá của LB Nga giai đoạn 1995-2015. Câu 20. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA NHẬT BẢN VÀ LB NGA TÍNH ĐẾN GIỮA NĂM 2016 Nhật Bản LB Nga Dân số (triệu người) 125,3 144,3 Mật độ dân số (người/km2) 348,0 9 Tỉ lệ dân thành thị (%) 93 74 Nhận định nào sau đây đúng khi nói về một số chỉ số của Nhật Bản và LB Nga? A. Nhật Bản có dân số cao hơn dân số của LB Nga. B. LB Nga có mật độ dân số cao hơn Nhật Bản. C. Nhật Bản có tỉ lệ dân thành thị thấp hơn tỉ lệ dân thành thị của LB Nga. D. Nhật Bản có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số của LB Nga. HẾT
File đính kèm:
- de_cuong_cau_hoi_trac_nghiem_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_dia_l.doc