Đề cương câu hỏi ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 12

docx 18 trang Mạnh Hào 26/05/2024 1400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương câu hỏi ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương câu hỏi ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 12

Đề cương câu hỏi ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
 —&œ–
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN LỊCH SỬ 12
NĂM HỌC 2019 - 2020
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP
	Các em dựa vào sơ đồ kiến thức, kết hợp với SGK làm các bài tập “Điền từ ngữ phù hợp với nội dung câu hỏi” đã cho. Khi làm xong bài nào, các em có thể gởi cho thầy xem. 
BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946
1. Sau Cách Mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có những thuận lợi cơ bản nào?
- 
2. Khó khăn lớn nhất nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
- 	
3. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các thế lực phản động trong và ngoài nước đã thực hiện âm mưu gì đối với Việt Nam?
- 	 
4. Hai lực lượng quân Đồng minh nào có điều kiện hợp pháp vào Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
 - 
5. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, kẻ thù nào nguy hiểm nhất đối với Cách mạng Việt Nam?
- 
6. Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945?
 - 	 
7. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết nạn đói trước mắt? 
-	 
8. Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, để giải quyết căn bản nạn đói, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ trương thực hiện biện pháp lâu dài nào?
- 	
9. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào nào?
-	
10. Để xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh nào?
-	 
11. Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai?
-
12. Trước 6-3-1946, Đảng, Chính Phủ, Chủ tích Hồ Chí Minh đã thực hiện sách lược gì?
-
13. Từ 6-3-1946, Đảng, Chính Phủ, Chủ tích Hồ Chí Minh đã thực hiện sách lược gì?
-
14. Chiều 6-3-1946, sự kiện quan trọng nào diễn ra tại Hà Nội?
-	
15. Trong nội dung Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, Pháp cam kết gì đối với ta?
-
16. Theo nội dung Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, ta chấp nhận điều gì đối với Pháp?
-
17. Việc ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 chứng tỏ điều gì?	
- 
18. Chủ trương của ta khi thì hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốcxuất phát vì lí do nào?
-
19. Ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân Quốc một số quyền lợi kinh tế - chính trị vì lí do gì?
 - 
20. Hai nhiệm vụ chiến lược nào được Đảng đề ra để giữ vững thành quả cách mạng tháng Tám 1945?
- 
21. Đảng và Chính phủ kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) nhằm mục đích gì?
-
 22. Từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho cách mạng Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay?
- 	 
23. Từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1945), bài học kinh nghiệm nào được Đảng ta vận dụng trong chính sách đối ngoại hiện nay?
BÀI 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950)
1. Sau khi kí hiệp định Sơ Bộ (6-3) và Tạm ước (14-9) năm 1946, thái độ của thực dân Pháp như thế nào? 
-
2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ do nguyên nhân trực tiếp nào?
 - 	
3. “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” được trích trong văn bản nào?
-	
4. Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946)
 -
5. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 với khẩu hiệu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”?
 - 	
6. Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta trong những năm 1946-1954) được Đảng xác định là gì?
- 
7. Thực dân Pháp mở cuộc tiến công căn cứ Việt Bắc (thu-đông 1947) nhằm mục đích gì?
- 
8. Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc (thu-đông 1947), Đảng đã ra chỉ thị nào?
- 
9. Trong chiến dịch Việt Bắc (thu-đông 1947), trận phục kích đánh địch trên Đường số 4 diễn ra tại đâu?
- 
10. Trong chiến dịch Việt Bắc (thu-đông 1947), trận phục kích đánh địch trên sông Lô diễn ra tại đâu? 
-	
11. Trong chiến dịch Việt Bắc (thu-đông năm 1947), quân dân ta đã làm phá sản âm mưu gì của thực dân Pháp?
 - 
12. Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc (thu-đông) năm 1947 có ý nghĩa gì?
-
13. Từ sau chiến dịch Việt Bắc (thu-đông năm 1947), Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương như thế nào?
- 
	***
14. Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5-1949) nhằm mục đích gì?
-
15. Thực hiện kế hoạch Rơve (6/1949), thực dân Pháp thiết lập “hành lang Đông - Tây” nối liền 4 tỉnh nào?
-
16. “Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt - Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc” là mục tiêu của chiến dịch nào?
 - 
17. Trận đánh mở màn trong chiến dịch Biên giới 1950 là ?
- 	
18. Mục đích ta quyết định chọn đánh Đông Khê trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì?
-
19. Trong chiến dịch Biên giới năm 1950, sau khi mất Đông Khê, quân Pháp đã thực hiện kế hoạch nào?
-
20. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 giành thắng lợi có ý nghĩa quan trọng gì?
 - 
21. Kế hoạch Rơve (1949) bị phá sản sau sự kiện nào?
-
22. Quân ta đã giành được thế chủ động trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) từ sau sự kiện nào?
- 
BÀI 19: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
 CHỐNG THỰC DÂN PHÁP(1951-1953)
1. “ Gấp rút tập trung quân Âu - phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát triển ngụy quân” đó là một trong những điểm quan trọng của kế hoạch nào?
 - 
2. Mục đích chủ yếu của việc tập trung lính Âu - Phi trong kế hoạch Đờ Lát đơ tátxinhi (1950) là gì?
 - 
3. Kế hoạch Đờ Lát đơ tátxinhi (1950) được xây dựng trên cơ sở chủ yếu nào?
-	
4. Mục tiêu chủ yếu của Pháp khi đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ tátxinhi (1950) là
-
5. Kế hoạch Rơve năm (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) có cùng mục đích là
- 	 
6. Hoàn cảnh thực hiện Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) có điểm gì khác so với kế hoạch Rơve năm 1949 ?
-
7. Mĩ đã có hành động gì trước sự suy yếu của Pháp ở Đông Dương (1951-1953)?
- 
8. Tháng (9/1951) Pháp kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ nhằm mục đích gì?
 - 
 9. Mục đích của Mĩ khi kí “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” với Pháp (1950), “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt Mĩ” với Bảo Đại (1951) là gì?
 - 
10. Ý đồ của Mĩ trong việc can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951 - 1953) là gì?
 - 
11. So với giai đoạn 1946 -1950, kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951 - 1953 là 
 - 
12. Sự kiện nào thể hiện liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
-
13. Mục đích thành lập “Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào” (1951) là
-
14. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951), quyết định đổi tên Đảng thành
-	
15. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) đã quyết định: 
-
16. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) được xem là 
-
Bài 20: CUỘC KHÀNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỒNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 - 1954)
1. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ trong Đông- Xuân 1953 - 1954 là gì?
- 
2. Ngày 7/5/1953, sự kiện nào diễn ra tại Đông Dương?
-
3. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là gì?
- 
4. Mục đích của ta khi mở cuộc tiến công Đông - Xuân 1953 - 1954 là
-
5. Các cuộc tiến công của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 có điểm chung là gì?
-
6. Thắng lợi của ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đã làm
-
7. Thắng lợi nào đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần để ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ (1954)?
-
8. Khó khăn (hạn chế) của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là gì?
-	
9. Con đường tiếp tế quan trọng nhất của Pháp ở Điện Biên Phủ là
-
10. Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là
-
11. Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với mục tiêu gì?
-
12. Ý nghĩa quan trọng của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) là gì? 
-
13. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao?
-
14. Chiến thắng nào có vai trò quyết định buộc thực dân Pháp phải chấp nhận kí Hiệp định Giơnevơ (1954) ?
-
15. Đại diện Việt Nam kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954) là ai ?
-
16. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận :
 - 
17. Quyền dân tộc cơ bản được ghi nhận trong Hiệp định Giơnevơ 1954 là gì ?
-
18. Theo Hiệp định Giơnevơ 1954, giới tuyến quân sự giữa ta và Pháp là
-
19. Theo Hiệp định Giơnevơ 1954, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng con đường nào?
-
20. Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng chưa trọn vẹn vì sao?
-
21. Nguyên nhân quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chồng Pháp (1953 – 1954) là
- 
22. Yếu tố khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 là
-
*23. Nguyên tắc quan trọng của Việt Nam trong việc kí hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) là gì?
-
*24. So với chiến dịch Biên Giới 1950, điểm nổi bậc về cách đánh của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là
-	
*25. “ Chiến dịch này là chiến dịch lịch sử của quân đội ta, đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng”, nội dung bức điện của chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chiến dịch nào?
-	
*26. Lực lượng ba thứ quân được sử dụng trong kháng chiến chống Pháp gồm
-
*27. Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
-
*28. So với cách mạng tháng Tám 1945, điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là gì?
-
*29. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945 - 1954) đã tác động gì đến các nước châu Á, châu Phi và Mĩ latinh?
-
BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1975)
1. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1945-1954), miền Bắc đã cơ bản hoàn thành cuộc cách mạng nào?
-
2. Ngày 10/10/1954, đi vào lịch sử Việt Nam với ý nghĩa là ngày
-	 
3. Ngày 16/5/1955, sự kiện nào đánh dấu miền Bắc hoàn toàn được giải phóng?
-
4. Điều khoảng nào của Hiệp định Giơnevơ Pháp chưa được thực hiện khi rút khỏi miền Nam Việt Nam vào 5/1956?
-
5. Đặc điểm nổi bậc của tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 là gì?
-
6. Sau hiệp định Giơnevơ 1954, nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc là
-
7. Sau hiệp định Giơnevơ 1954, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là 
-
8. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau là đặc điểm nổi bậc của tình hình nước ta sau sự kiện nào?
-	
9. Từ 1954 -1957, miền Bắc thực hiện nhiệm vụ : 
-	
10. Trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1956), thực hiện khẩu hiệu nào?
-	
11. Điểm tích cực của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1956) là
-
*12. Từ thắng lợi trong việc thực hiện cải cách ruộng đất( 1954-1956), một trong những bài học kinh nghiệm rút ra cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là gì?
-	
13. Âm mưu, mục đích của Mĩ trong việc thay chân Pháp ở Miền Nam Việt Nam là gì?
-
14. Để biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự, Mĩ đã làm gì ?
-
15. Trong những năm 1957 - 1959, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn và tổn thất do chính sách nào của Mĩ - Diệm?
-
16. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) đã thông qua quyết định quan trọng nào?
-
17. Ngày 17/1/1960, tại Bến Tre nổ ra phong trào đấu tranh nào ?
-	
18. Phong trào Đồng Khởi lan rộng ra những địa phương nào?
-
19. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là gì?
20. Sự kiện nào đánh dấu sự phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
- 
21. Mĩ buộc phải thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) do
-
22. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) được tiến hành bằng lực lượng
-	
23. Âm mưu cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt’’ (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
-
24. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt’’ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt’’ (1961-1965) thể hiện thủ đoạn nào của Mĩ ?
-
25. Bình định miền Nam trong 18 tháng là nội dung kế hoạch quân sự nào của Mĩ đề ra trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt’’?
-	
26. Bình định miền Nam có trong điểm trong 2 năm là nội dung kế hoạch quân sự nào của Mĩ đề ra trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt’’?
-
27. Sự kiện nào chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt’’ của Mĩ ?
-	
28. Chiến thắng mở đầu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược ‘’Chiến tranh đặc biệt’’ của Mĩ (1961-1965) là
-	
29. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đánh dấu sự phá sản cơ bản của chiến lược ‘’Chiến tranh đặc biệt’’ của Mĩ (1961-1965)?
-
30. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược ‘’Chiến tranh đặc biệt’’ của Mĩ (1961-1965)?
-
31. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960) giữ vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
-
BÀI 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 - 973)
1. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ chuyển sang chiến lược mới là
-	
2. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng lực lượng
-
3. Lực lượng Đồng Minh của Mĩ trong chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam gồm các nước nào
-
4. Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng nhanh về số lượng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968)?
5. So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm gì mới ?
-
6. Điểm khác biệt về âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ‘Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
 - 
7. Điểm khác nhau cơ bản (về lực lượng) giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
 - 
8. Cuộc hành quân mở đầu của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” vào địa phương nào?
-
9. Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ dựa vào cơ sở nào để mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” dựa vào căn cứ cách mạng miền Nam?
-
10. Chiến thắng nào của ta đã mở ra khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? 	
-
11. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965) đã mở đầu cao trào nào trên khắp miền Nam?
-
*12. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18 - 8 - 1965, chứng tỏ điều gì?
-
*13. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) có nghĩa gì?
-
14. Trong mùa khô thứ nhất (1965-1966) Mĩ - Ngụy mở đợt phản công với hướng chiến lược chính là
-	
15. Cuộc hành quân lớn nhất của Mĩ và quân đồng minh trong cuộc phản công mùa khô thứ hai (1966 - 1967) mang tên gì?
-
16. Âm mưu của Mĩ khi mở cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm mục đích gì?
-
17. Mục tiêu của Mĩ trong các cuộc phản công chiến lược hai mùa khô (1965-1966 và 1966-1967) là gì?
-	
*18. Mĩ và chính quyền Sài Gòn gọi vùng đất do cách mạng nắm giữ là gì?
 - 	
19. Trong mùa khô thứ nhất (1965-1966) quân dân Miền Nam đã sử dụng thế trận nào để đánh địch?
-	
20. Ý nghĩa quan trọng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là gì? 
-
(mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước).
21. Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari (1968)?
 - 	
22. Thắng lợi nào của ta buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ)?
 - 
23. Từ năm 1965 đến năm 1968, nhân dân miền Bắc phải thực hiện nhiệm vụ gì?
- .
24. Vì sao từ năm 1969, Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” ?
-
25. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành chủ yếu bằng lực lượng nào?
-
26. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, Mĩ sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn như
-
27. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973), để hạn chế sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Mĩ đã dùng thủ đoạn nào?
- 
28. Ngày 6 - 6 9 1969, ở miền Nam Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng nào?
- 
*29. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là
-
30. Để đánh tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn,
Quân dân Việt Nam đã phối hợp với lực lương nào? 
31. Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược 1972 là nơi nào?
-	
32. Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam sau thất bại của sự kiện nào?
-
33. Trong cuộc Tiến công chiến lược 1972, ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là những địa danh nào?
- 
34. Cuộc Tiến công chiến lược 1972 có ý nghĩa quan trọng là gì?
- 
35. Thắng lợi nào của ta buộc Mĩ phải chấp nhận kí Hiệp định Pari (27/1/1973)?
- 
36. Đại diện Việt Nam kí kết Hiệp định Pari (27/1/1973) là ai?
- 
37. Nội dung quan trọng nhất, đánh dấu thắng lợi của ta được nêu trong Hiệp định Pari (1973) là gì?
- 
38. Đối với nhân dân ta, việc kí Hiệp định Pari có ý nghĩa gì?
- 
- 
39. So với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, có điểm khác biệt là gì? 
 - 
40. Ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ có điểm gì giống nhau?
 - 
*41. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc (1968)? 
-
*42. Âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972) là gì?
- 
*43. Chiến thắng của ta ở “Điện Biên Phủ trên bộ” (1954) và “Điện Biên Phủ trên không” (1972) có điểm gì giống nhau?
- 
Bài 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 - 1975)
1. Hoàn cảnh lịch sử tạo nên sự thay đổi cơ bản trong so sánh lực lượng có lợi cách mạng miền Nam kể từ đầu Nam 1973 là gì? A. Mĩ tuyên bố ngừng đánh phá hoàn toàn miền Bắc.
-
2. Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari 1973 là gì?
-
*3. Sau Hiệp định Pari 1973, Mĩ đã có hành động gì ở miền Nam Việt Nam?
- 
4. Chính quyền Sài Gòn đã thực hiện hành động gì để phá hoại Hiệp định Pari 1973?
-
5. Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” “bình định-lấn chiếm” vùng giải phóng của chính quyền Sài Gòn là gì?
-
6. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1973) đã nhận định kẻ thù của cách mạng miền Nam là ai?
-
7. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp (7/1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là gì?
-
8. Hướng trọng tâm mở các hoạt động quân sự của ta cuối năm 1974 đầu năm 1975 là nơi nào? 
- 
9. Quân ta giành thắng lợi quan trọng nào trong hoạt động quân sự cuối năm 1974 đầu năm 1975?
-
10. Dựa trên cơ sở nào, Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?
-
11. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong điều kiện lịch sử nào?
-
12. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra như thế nào?
-
13. Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn hướng tiến công chủ yếu của ta trong năm 1975 là nơi nào?
- 
14. Ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong Năm 1975 vì lí do nào?
 - 
15. Sự kiện lịch sử nào có ý nghĩa "từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam"?
-	
16. Trận đánh then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên là
-
17. Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) thắng lợi có ý nghĩa lịch sử quan trọng là
- 
18. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng có ý nghĩa gì ?
-
19. "Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam" là nhận định của Đảng ta sau thắng lợi của chiến dịch nào?
-
20. Sự kiện lịch sử quan trọng nào diễn ra ngày 26-4-1975?
-	 
21. Phương châm tác chiến của quân dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975) là
-
22. Sự kiện lịch sử quan trọng nào đã diễn ra vào thời điếm 11h 30 phút ngày 30-4-1975?
-
23. Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
- 	
24. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, lần lượt trải qua ba chiến dịch lớn nào?
 - 
25. Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?	
-
26. Thắng lợi đó "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại ở thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc" nói về sự kiện lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?
-
27. Nguyên nhân nào có ý nghĩa quyết định nhất đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
- 
28. Ý nghĩa quan trọng nhất về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đối với dân tộc ta là. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. 
-
*29. Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là
- 
*30. Một trong những bởi học xuyên suốt, trở thành nhân tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là
-
*31. Đường lối cách mạng xuyên suốt của Đảng ta từ năm 1930 đến nay là gì?
-
32. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bài học nào được Đảng ta vận dụng để giải quyết vấn đề biển đảo trong giải đoạn hiện nay?
-
33. “Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc là một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh XXXung cách mạng... có tính thời đại sâu sắc” nói về sự kiện nào?
-
BÀI 24: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1975)
1. Thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau năm 1975 là gì?
-
2. Đặc điểm nổi bật về chính trị của nước ta sau đại thắng mùa Xuân (1975) là gì?
-
3. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết của nước Việt Nam là gì?
-
4. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tại sao Việt Nam phải thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
-
5. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?
-
6. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn (11/1975) đã nhất trí chủ trương, biện pháp nhằm
- 
7. Ngày 25/4/1976, đã diễn ra sự kiện chính trị quan trọng nào?
-
8. Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện Chính trị nào?
-
9. Kết quả của kì họp Quốc hội khóa VI (1976) đánh dấu việc hoàn thành
-	
*10. Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1976) có ý nghĩa gì?
- 
11. Sau khi đất nước thống nhất, thành tựu quan trọng về ngoại giao của nước ta trong năm 1977 là gì? 
- 
*12. Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 là gì?
- 
BÀI 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH
 (1986 - 2000)
1. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra tại sự kiện nào?
- 	
2. Vì sao Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới đất nước?
- 
3. Người đề xướng công cuộc đổi mới của Đảng (12-1986) là
- 
4. Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước đề ra tại Đại hội VI của Đảng (1986) là
-
5. Một trong những nội dung quan trọng về đổi mới kinh tế theo chủ trương của Đảng là 
-
*6. Đường lối đổi mới của Đảng (1986), xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm vì
 - 
7. Một trong những nội dung quan trọng về đổi mới chính trị theo chủ trương của Đảng là 
-
8. Đường lối đổi mới của Đảng (12/1986) được thực hiện thông qua
-	
9. Nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm của kế hoạch Nhà nước 5 Năm (1986 -1990) là gì?
- 
*10. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990) là
-
*11. Kết quả quan trọng đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990) là gì?
-
*12. Một trong những hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990) là gì?
 - 
 13. Những thành tựu đạt được trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) chứng tỏ điều gì?
-
*14. Thành tựu cơ bản nhất của nước ta sau 15 năm đổi mới đất nước (1986 - 2000) là gì?
- 
*15. Thành tựu về kinh tế - xã hội của nước ta trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) có ý nghĩa to lớn là
-
16. Sự kiện ngoại giao nổi bật của Việt Nam trong năm 1995 là 
-
*17. Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế Việt Nam trước và sau thời điểm đổi mới (1986) là gì?
- 
*18. Yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 đến nay là gì
-	
19. Một trong những hài học kinh nghiệm được Đảng ta rút ra trong thời kì đầu đổi mới từ 1986 là gì?
 - 
20. Những hạn chế của công cuộc đổi mới kinh tế (1986-2000) đưa đến vấn đề xã hội cần giải quyết hiện nay là gì?
- 
21. Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợị của công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay là gì?
HẾT

File đính kèm:

  • docxde_cuong_cau_hoi_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_12.docx