Bồi dưỡng HSG Quốc gia môn Ngữ Văn - Chủ đề Nghị luận xã hội

doc 7 trang Mạnh Hào 10/10/2024 930
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng HSG Quốc gia môn Ngữ Văn - Chủ đề Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng HSG Quốc gia môn Ngữ Văn - Chủ đề Nghị luận xã hội

Bồi dưỡng HSG Quốc gia môn Ngữ Văn - Chủ đề Nghị luận xã hội
	NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I) Một số đề làm văn chính luận:
 1) Đề 1: 
	Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".
	C. Mác cũng đã từng nhấn mạnh: "Thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước".
	Những ý kiến trên đã gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về thế trẻ học đường nước ta hiện nay.
 2) Đề 2:
	Bình luận câu nói của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: 
	"Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường".
 3) Đề 3:
	Anh (chị) viết một bài văn chính luận bàn về câu hỏi mà nhà thơ Tố Hữu đã nêu lên:
	"Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn?"
	(Tố Hữu, Một khúc ca)
	Gợi ý:
	1. Về nội dung:
	 a. Đề 1: Tập trung bàn 2 luận điểm:
	- Suy nghĩ từ lời của Hồ chủ tịch: Tuổi trẻ là khởi đầu của đời người, có vị trí quan trọng trong cuộc sống nói chung, đất nước nói riêng.
	- Suy nghĩ từ lời C. Mác: Nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả của tuổi trẻ học đường trong giai đoạn hiện nay là kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước.	 b. Đề 2: Sống đẹp có nghĩa là: 
	- Ý thức được vị trí, vai trò của mình trong gia đình, trong xã hội; 
	- Xác định lí tưởng đúng đắn; 
	- Biết	hành xử đúng đắn, giàu lòng vị tha, nhân hậu.
	2. Cách thức thể hiện:
	 a. Thao tác nghị luận: phối hợp các thao tác giải thích, chứng minh, bàn luận và nêu cảm nghĩ cá nhân,...
	 b. Lựa chọn dẫn chứng: chủ yếu dùng các dẫn chứng thực tế trong cuộc sống. Có thể viện dẫn, liên hệ một số thơ văn cho bài viết sinh động, truyền cảm, nhưng vừa mức, tránh lan man, lạc sang nghị luận văn học.
 4) Đề 4: 
	Hãy viết một bài văn chính luận với nhan đề:
	"Tình thương là hạnh phúc của con người, nhất là những người tuổi trẻ".
 5) Đề 5: 
	"Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động"
	Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập bản thân.
 6) Đề 6:
	Hãy viết một bài bình luận về câu nói: "Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm cách học làm cần câu và cách câu cá".
	Gợi ý;
	 1. Yêu cầu chung của 3 đề bài là học sinh cần bàn về một số vấn đề cụ thể trong rèn luyện đạo đức và hành động của bản thân.
	 2. Các ý cần đạt.
	 a. Đề 4: Người viết cần nêu rõ ý nghĩa lớn lao của tình thương, tác dụng, biểu hiện của tình thương mà mỗi người trẻ tuổi cần nhận rõ để thực hiện.
	 b. Đề 5: Vấn đề trung tâm của bài viết là mối quan hệ giữa "đức hạnh" (phẩm chất, đạo đức, trí tuệ và tâm hồn) và hành động của mỗi người. "Đức hạnh" là cội nguồn tạo ra "hành động" và "hành động" là biểu hiện cụ thể của phẩm chất đạo đức con người.
	 c. Đề 6: Yêu cầu người viết bình luận về câu nói - một kinh nghiệm sống - cụ thể: đừng dựa dẫm, trong chờ người khác mà hãy chủ động tích cực học hỏi một cách sống, cách suy nghĩ và làm việc của người khác để giành lấy thành quả, đem lại hạnh phúc cho mình. 
 7) Đề 7:
	Phê phán thái độ thơ ơ, lạnh nhạt với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
	Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.
 8) Đề 8:
	Phân tích và làm sáng rõ ý nghĩa của câu nói:
	"Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". (Nguyễn Bá Học).
	Gợi ý:
 1) Đề 7: 
 a. Yêu cầu phát biểu suy nghĩ về một ý kiến. Đó là một ý kiến hết sức sâu sắc và đúng đắn. Nhiều khi người ta chỉ nghĩ đến việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết mà ít chú ý phê phán thái độ thơ ơ, lạnh nhạt với con người. Hai vấn đề ấy thật ra là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan với nhau chặt chẽ: quan trọng và cần thiết như nhau. 
	 b. Bài viết có thể triển khai theo hướng trả lời các câu hỏi như:
	- Lòng vị tha và tình đoàn kết là gì?
	- Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là gì?
	- Tại sao phê phán thái độ thơ ơ, lạnh nhạt với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết?
	- Nó được thể hiện trong cuộc sống và trong văn học ra sao?
	- Điều đó có ý nghĩa thiết thực như thế nào?
	- Hiện nay điều đó có còn cần thiết không?
	2) Đề 8: 
	 a. Yêu cầu học sinh phân tích và làm sáng roc ý nghĩa câu nói của Nguyễn Bá Học. 
	 b. Trước hết, cần hiểu ý nghĩa khái quát của câu nói. NBH muốn khẳng định và nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tư tưởng của con người đối với công việc. Một khi tư tưởng thông suốt, tinh thần vững vàng thì sẽ có quyết tâm cao, có ý chí mạnh mẽ để vượt qua được thử thách, khó khăn.
	 c. Một trong những ý chính cần giải thích là trả lời câu hỏi: Tại sao "Đường đi khó... ngại núi e sông"?
 9) Đề 9: 
	Nhà văn Nga, Lép Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".
	Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và lí tưởng của riêng mình. 
	Gợi ý:
	 1) Các ý:
	 - ý 1: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường: không có lí tưởng thì không có cuộc sống.
	 - Ý 2: Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống. Ở đây đòi hỏi phải giải thích mối quan hệ lí tưởng " ngọn đèn, phương hướng " cuộc sống.
	 2) Tìm ý:
	 - Lí tưởng là gì? Tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Ngọn đèn chỉ đường là gì? Nó quan trọng như thế nào? Nêu ví dụ. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu con người không có lí tưởng tốt đẹp.
	 - Lí tưởng và ý nghĩa cuộc sống. Lí tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lí tưởng thì không có cuộc sống.
	 - Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chỉ đường là gi? Đó là lí tưởng vì dân, vì nước, vì gia đình và vì hạnh phúc bản thân. Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường vì chính sự nghiệp cụ thể mà mỗi người theo đuổi: khoa học giáo dục, an ninh, kinh doanh,...
	 - Lí tưởng riêng của mỗi người: vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề nào, chọn ngưỡng cửa nào để bước vào thực hiện lí tưởng.
 10) Đề 10:
	Để định hướng và thúc đẩy việc học tập nhằm đáp ứng những yêu cầu của một xã hội hiện đại, Uỷ ban Văn hoá, Khoa học, Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã nêu khẩu hiệu: Học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống".
	Anh (chị) hay trình bày những suy nghĩ của mình về nội dung câu khẩu hiệu đó.
 11) Đề 11:
	Bài học đạo lí mà anh (chị) rút ra cho bản thân mình từ nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
 12) Đề 12:
	Mác nói: "Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian"
	Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói đó.
 13) Đề 13:
	Nhà văn Pháp Đơ Xtan (1766-1817) cho rằng: "Hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ được tất cả, con người sẽ trở nên khoan dung".
	Hãy bình luận nhân định ấy.
 14) Đề 14:
	Nhà thơ Đức Vôn-phgang Gớt (1749-1832) nói: "Làm thế nào để một người tự nhận thức được bản thân mình, không phải bằng suy nghĩ mà là bằng hành động. Hãy gắng sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, lúc đó bạn sẽ tự biết giá trị của bạn". 
	Hãy trình bày những suy ngjhĩ của anh (chị) đối với câu nói đó. 
 15) Đề 15: 
	Bình luận câu nói của nhà văn Bớc-na Sô: "Đời người có hai bi kịch lớn: một là chưa có được điều mình yêu thích nhất và hai là có được điều mình yêu thích rồi".
 16) Đề 16: 
	Con người hạnh phúc nhất không phải kiếm được nhiều tiền, làm được nhiều việc mà là biết sống đẹp.
	Gợi ý: HS có thể trả lời hệ thống câu hỏi sau:
	Tiền tài là gì? Tiền tài có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người (mặt tích cực và tiêu cực)? Thế nào là hạnh phúc? Tiền tài có tạo nên hạnh phúc không? Khi nào tiền tài tạo nên hạnh phúc và khi nào nó phá hủy hạnh phúc? Vì sao? Chứng minh những tác động tích cực và tiêu cực của tiền tài đối với hạnh phúc của con người Tdẫn chứng cuộc sống và văn học). Rút ra ý nghĩa và bài học về đạo lí và lối sống từ vấn đề vừa nghị luận.
 17) Đề 17:
	Người xưa nói: "Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm".
	Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lời khuyên trên.
	Gợi ý: Câu nói đề cập đến vấn đề bản chất và hiện tượng: thiện và ác không phụ thuộc vào mức độ nhỏ hay lớn. Đã ác thì việc nhỏ cũng ác, cũng không nên làm; đã là thiện thì việc nhỏ cũng là thiện, cũng nên làm. Cần giải thích được việc thiện là gì và việc ác là gì? Lời khuyên trên muốn nói với ta điều gì? Tại sao ? Nên hành động thế nào cho đúng trước việc thiện và việc ác? Điều đó được thể hiên trong văn học và cuộc sống như thế nào? Có thể rút ra bài học gì về đạo lí và lối sống qua lời khuyên trên?
 18) Đề 18: 
	Đọc truyện cời sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của mình về "cho" và "nhận" trong cuộc sống hằng ngày.
	CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI
	Một anh chàng nọ, tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò chẳng may anh ta lộn cổ xuống sông. Trong lúc nguy nan, một người ngồi bên cạnh hét lên:
	 - Đưa tay cho tôi!
	Anh chàng dưới sông vẫn ngụp lặn không chịu đưa tay ra. Một người khác, có vẻ quen biết người bị nạn, chạy lại và nói:
	 - Cầm lấy tay tôi!
	Tức thì anh chàng dưới sông vội đưa ngay cả hai tay ra và được kéo lên. Thóat chết. Mọi người rất ngạc nhiên. Người vừa kéo anh ta lên giải thích: "Sở dĩ tôi nói thế là biết tính anh ta luôn muốn "cầm lấy" của người khác chứ không bao giờ chịu "đưa" cái gì cho mọi người."
	Theo Chuyện vui chữ nghĩa.
	 	 Nxb Văn hóa-Thông tin, HN, 1996
	Gợi Ý: 
	Câu chuyện nhằm phê phán người giữ thói quen và tích cách vị kỉ (ích kỉ) cố hữu: chỉ quen nhận (cầm lấy) chứ không quen cho (đưa) người khác. Từ đó, trình bày những suy nghĩ của người viết về việc cho và nhận trong cuộc sống hằng ngày. Cho là gì, nhận là gì? Cho và nhận như thế nào? Cho và nhận thế nào là đáng phê phán? Cho và nhận thế nào là đáng người ca? Cho và nhận có mối quan hệ với nhau như thế nào? Bài học đạo lí và lối sống ở đây là gi? Nó đã được chứng minh trong cuộc sống và trong văn học như thế nào?
 19) Đề 19:
	Đọc truyện Ba câu hỏi và viết bài theo yêu cầu:
	BA CÂU HỎI
	Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) và nói: "Ông có muốn biết những gì tôi moiứ nghe được về người bạn của ông không?".
	 - Chờ một chút - Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều. Thứ nhất: Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?
	 - Ồ không - người kia nói- Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và...
 	 - Được rồi - Xô-cơ-rát nói- Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?
	 - Không, mà ngược lại...
	 - Thế à? - Xô-cơ-rát tiếp tục- Câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?
	 - Không, cũng không hoàn toàn như vậy.
	Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: "..."
	Theo Phép mầu nhiệm của đời.
 Nxb Trẻ, HCM, 2004
	Theo anh (chị), Xô-cơ-rát sẽ nói với người khách như thế nào? Hãy bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
	Gợi ý:
	Câu chuyện nhằm phê phán hiện tượng trong cuộc sống có những người chuyên đi nói xấu người khác; ca ngợi sự thông minh, hóm hỉnh và đạo đức trong sáng, cao thượng của nhà hiền triết Xô-cơ-rát. Qua đó, người đọc có thể rút ra cho mình bài học về đạo lí và lối sống đúng đắn.
	Câu trả lời của Xô-cơ-rát: "Vậy đấy, nếu những gì anh muốn kể không có thật, cũng không tốt đẹp, thậm chí cũng chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh lại phải kể".
	HS không nhất thiết trả lời đúng câu trả lời của Xô-cơ-rát, trả lời đúng ý mà độc đáo, sâu sắc, dí dỏm càng hay. Câu trả lời là câu hỏi phụ, trong tâm là phát biểu những suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện. HS cần phê phán hiện tượng không lành mạnh trong cuộc sống, rút ra bài học trong cách ứng xử hằng ngày, trong quan hệ bạn bè và với người xung quanh. 
 20) Đề 20:
	Vận dụng thao tác nghị luận thích hợp (chứng minh, giải thích, phân tích, quy nạp, diễn dich,...) để hoàn thành đoạn văn hoàn chỉnh từ các ý sau đây bằng văn bản:
	a) Lí tưởng khiến người ta mỉm cười nhìn cuộc sống... Lí tưởng khiến người ta dám cưỡng lại số phận khắc nghiệt... Lí tưởng khiến người ta quên mái đầu tóc bạc... Lí tưởng là nguồn sáng trong đời.
	b) Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói: "Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau".
	c) Nhà thơ Anh Brao-ninh (1812-1889) nói: "Nếu lấy đi tình yêu thì trái đất sẽ trở thành một nấm mồ".
	d) Người sống ở đời không thể thiếu bạn.
	e) Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành nhất, thiêng liêng nhất. Nó không có lịch sử, không có biên giới, là cái tình chung của loài người.
 21) Đề 21: 
	Khi được yêu cầu phát biểu chủ đề Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay, một số bạn đã phát biểu như sau:
	- Muốn hạnh phúc thì phải kiếm được nhiều tiền vì ai cũng cần tiền. Có tiền là có tất cả.
	- Hạnh phúc là được làm theo ý thích của mình, là được tự do tuyệt đối, không phụ thuộc vào ai và không cần phải có trách nhiệm với ai.
	- Hạnh phúc là phải biết cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí, phải biết hi sinh cho lí tưởng.
	- Ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc cho mọi người, người đó mới có hạnh phúc thực sự.
	Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
 22) Đề 22:
	"Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ".
	Anh (chị) suy nghĩ thế nào về những điều đó.
 23) Đề 23:
	"Có ba điều trong đời không được đánh mất: sự thanh thản, niềm hi vọng và lòng trung thực".
	Anh (chị) suy nghĩ thế nào về những điều đó.
 24) Đề 24:
	"Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội".
	Anh (chị) suy nghĩ thế nào về những điều đó.
II) Một số đề bình luận một hiện tượng đời sống:
 1) Đề 1:
	Hiện nay, trong học sinh, có người chủ trương phải thi đỗ bằng mọi cách. Nhưng cũng có người, như tổng thống Mĩ A. Lin-côn, quan niệm: "thà chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi".
	Ý kiến của anh (chị) trước hiện tượng này.
 2) Đề 2: 
	Nhiều người lớn tuổi có xu hướng cho rằng, về sự tu dưỡng đạo đức và lòng say mê lí tưởng, lớp thanh niên ngày nay không bằng thế hệ cha anh thuở trước. Anh (chị) có tán thành cách nhìn nhận đó không? Vì sao?
 3) Đề 3: 
	Bàn về hiện tượng ngày càng có nhiều người tích cực tham gia các hoạt động cứu trợ những người đói nghèo, hoạn nạn. 
 4) Đề 4:
	Hiện tượng một số bạn trẻ khi nghe nhạc thích mở âm lượng cực đại làm phiền lòng hàng xóm thường xẩy ra không ít.
	Gợi ý: Đúng là có những bản nhạc phải nghe thật to thì mới đã. Nhưng làm phiền lòng hàng xóm là điều đáng trách. Các bạn ấy chưa có ý thức tôn trong người khác. Mà chưa biết tôn trọng người khác tức là còn thiếu ý thức về đạo đức xã hội.
 5) Đề 5:
	Báo Tuổi trẻ ngày 12-7-2004 đưa tin:
	"Theo Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tại liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu, phao thi càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẻ, điện thoại di động, trong đế giày".
	Hãy bình luận thực trạng đó.
 6) Đề 6:
	Trong đêm gặp mặt, giao lưu của các nạn nhân chất độc da cam tại Hà Nội, các thế hệ nạn nhân đã lần lượt tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mĩ. Các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp lên tặng quà, sổ tiết kiệm cho các nạn nhân. Nhiều nạn nhân đã cố gắng vượt lên số phận, đặc biệt có bạn Hà Chương, nạn nhân bị mù bẩm sinh đã thi đỗ đầu vào Khoa Nhạc cụ dân tộc tại nhạc viện Hà Nội.
	Hãy nêu những suy nghĩ về những sự kiện trên.
 7) Đề 7:
	Anh (chị) có suy nghĩ gì trước hiện tượng: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. 
	ôôô

File đính kèm:

  • docboi_duong_hsg_quoc_gia_mon_ngu_van_chu_de_nghi_luan_xa_hoi.doc