Bộ đề ôn thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề ôn thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn (Có đáp án)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề gồm có 01 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 01 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: “Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa”. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.” Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển. (John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích. Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.” (Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31) Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. HẾT - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 02 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: “Biết nói gì trước biển em ơi! Trước cái xa xanh thanh khiết không lời Cái hào hiệp ngang tàng của gió Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời Cái giản đơn sâu sắc như đời Chân trời kia biển mãi gọi người đi Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng Bay trên biển như bồ câu trên đất Biển dư sức và người không biết mệt Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi” (Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985, tr.391) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào: “Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm” Câu 3: Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau: “Cái hào hiệp ngang tàng của gió Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời Cái giản đơn sâu sắc như đời” Câu 4: Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.” (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. -------HẾT------- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề gồm có 01 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 03 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời. (Trích Ðánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 – 398) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào truớc khó khăn, nghịch cảnh? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài. (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) —–HẾT— BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 04 I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm) Đọc đoạn trích: Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực, giữa mùa hè ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm. Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưngmỗi khi có những giọt nước hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nở mầm và nởhoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịuđựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòigiống của chúng sẽ lại trỗi dậy Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sốngnghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú. (Trích Cách sống từ điều bình thường trở nên phi thường, INAMORIKAZUO, Phạm Hữu Lợi dịch, Nxb Lao động 2020, tr.103-104) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi? Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả "Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích tư tưởng, Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau: Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Trích Đất Nước – trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 121 -HẾT- ĐỀ 05 TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề gồm có 01 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 06 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Trên thế giới này, mỗi một con người là độc nhất vô nhị. Giá trị của các em ở thế gian này, chính là ở chỗ khác biệt giữa các em với mọi người. Vậy nên, sự lựa chọn quan trọng nhất của mỗi một người, là phải trở thành chính bản thân các em. Các em đừng có thấy người khác nằm mơ thì các em cũng theo đó mà nằm mơ, bị người khác ảnh hưởng giấc mơ, từ đó mà mơ cùng một loại giấc mơ giống như người khác. Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình. Cần phải lựa chọn thành chính bản thân các em, có nghĩa là không ngừng vươn lên bản thân mình. Các em cần phải không ngừng tìm lại chính mình, hỏi lại chính mình, dựng lập tiêu chuẩn cao nhất cho mình, theo đuổi cảnh giới cao nhất cho mình. Cuộc đời chúng ta cùng chung một nhịp thở với vận mệnh của xã hội này. Một thế hệ có vận mệnh của một thế hệ. Thế hệ này của các em đã từng có một tuổi thơ và tuổi trẻ bình lặng, nhưng tương lai của các em có thể sẽ phải đối mặt với những biến cố và cải cách to lớn của xã hội (Trích Diễn văn của Giáo sư Tùng Nhật Vân tại lễ tốt nghiệp khóa 2013, Trường Đại học Chính trị và Pháp luận Trung Quốc, nguồn:/rifhucvn.net, ngày 03/4/2017) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, để trở thành chính bản thân mình, tuổi trẻ cần phải làm gì? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về câu: Trên thế giới này, mỗi một con người là độc nhất vô nhị? Câu 4. Lời khuyên “Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó,nhận xét về bút pháp lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ. Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 88- 89) TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề gồm có 01 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 07 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: “Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.” (Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động là như thế nào? Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Em không cứu mình thì ai cứu được em? Vì sao? II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay. Câu 2 (5.0 điểm) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người đàn bà vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân ----------- HẾT ---------- TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề gồm có 02 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 08 I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, “Nói là làm” trở thành một slogan thịnh hành nhất trên mạng xã hội. Dân mạng đua nhau tung ra những lời thách thức ngày càng quái gở và nguy hiểm hơn trước. Từ chỗ thách đủ số lượng like sẽ quay clip hát tặng bạn bè, tới chỗ tặng thẻ nạp điện thoại, rồi tới like để uống 69 lít mật ong... Thậm chí, một số bạn trẻ còn tuyên bố tung ảnh/clip nhạy cảm, đòi lao xuống cống, giết chết vật nuôi... nếu có đủ vài chục ngàn người bấm Like ủng hộ. Đó vẫn chưa phải là điểm dừng. Những lời thách thức câu like trên thế giới ảo còn có xu hướng đối chọi lẫn nhau để tranh giành giật sự nổi bật. Khi cô A nói rằng “đủ 10.000 like sẽ tung ảnh nóng” thì cô bạn B lập tức kêu gọi “20.000 để chia sẻ ảnh khoả thân”. Đây là mồi lửa nhen nhóm nên các cuộc xung đột từ mạng ảo cho tới ngoài đời thực. Do vậy mới xuất hiện những cuộc hẹn “so găng” trực tiếp để phân định ai mới là “hot like” trên Facebook. Hiện nay, nút like đã trở thành lí do bạn trẻ loại trừ lẫn nhau, đạp lên trên cả đạo đức và tính mạng. Đây là lúc mà lối sống ảo của bạn trẻ đã vượt qua sự lo ngại của nhiều người. Nói cách khác, cuộc sống trên mạng và những thắng lợi hư ảo mà nó mang lại đang đe doạ trực tiếp tới cuộc sống thật của các bạn trẻ. (Mai Châm, Giật mình sống ảo đe doạ sống thật, theo dantri.com.vn/, 29/09/2016) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2: Theo tác giả, đâu là những “điểm dừng” của nút like? Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: “lối sống ảo của bạn trẻ đã vượt qua sự lo ngại của nhiều người”? Câu 4: Theo anh/chị, mỗi người cần làm gì để hạn chế mặt tiêu cực của mạng xã hội? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lối sống lành mạnh. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân qua các chi tiết sau: (1) “Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái: - Chậc, kệ!” (2) “Giữa cánh cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh( ...) Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng”. (3) “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào. Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa từ trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải () Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12 tập 1, Nxb Giáo dục 2008, tr 24, 27 và 30) TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề gồm có 02 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 09 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông... Ta lớn lên bối rối một sắc hồng Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội Ta nhận ra mình đang lớn khôn... Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những cọng rơm vàng về kết tổ Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành “Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi... (Trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp đẽ của những năm tháng tuổi trẻ được tác giả nhắc đến trong đoạn trích. Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép điệp trong hai khổ thơ cuối của đoạn trích. Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong những câu thơ sau hay không? Vì sao? Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành “Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi... II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích cảm nghĩ của nhân vật Phùng về tấm ảnh được chọn trong đoạn trích: Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông ( Trích Chiếc thuyền ngoài xa , Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017, tr.78) .....................Hết....................... TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề gồm có 02 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 10 I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. “ Sẽ dối lòng nếu không thừa nhận trái tim tan vỡ, nhưng” Sẽ là dối lòng mình nếu nói rằng không mong chờ một chiến thắng. Sẽ là dối lòng mình nếu không thừa nhận cảm thấy trái tim tan vỡ khi đội tuyển chịu thất bại ở những giây cuối cùng. Nhưng tôi nghĩ kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt vời hơn về lâu dài. Kết quả trận chung kết này tốt ở chỗ nó nhắc nhở tất cả chúng ta công việc còn ngổn ngang những thứ phải làm. Một chiến thắng dễ đưa chúng ta đến với sự ngạo mạn nguy hiểm. Kết quả này cũng dạy cho chúng ta cách yêu những điều không hoàn hảo. Yêu cả trong những lúc đau lòng. Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến, chứ không đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh. Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách yêu những gì mình đạt được, dù không thật sự tuyệt đối. Niềm vui dựa vào chiến thắng cũng giống như một chất nghiện, nó liên tục cần những thứ lớn hơn, to tát hơn để tiếp tục vui. Nếu không biết kiểm soát nó, nó biến chúng ta thành những người đòi hỏi vô lý. Nó cũng làm chúng ta quên lý do nên vui. Cuối cùng, điều to lớn nhất chúng ta học được ở U23 Việt Nam lần này là với những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luật sắt đá, với niềm tin tuyệt đối, và cái tôi cá nhân gạt qua một bên nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệu đến không tưởng. Bao nhiêu người thấm được điều này? Tôi hy vọng là nhiều, rất nhiều. Và biến nó thành động lực cho chính mình để đặt cho mình một mục tiêu khó hơn, thách thức hơn, và có quyết tâm cao hơn để vượt qua. Tôi mong mỏi có những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người. Và mong rằng nó kéo dài mãi. Nó biến sự hân hoan và ngưỡng mộ thành năng lượng để chúng ta tự chiến thắng trong trận chiến của riêng mình. Nếu được như thế, thì cái mà đội tuyển U23 đem lại không chỉ là “mua vui cũng được một vài trống canh” mà thực sự là một sự thay đổi đẹp đẽ trên dải đất chữ S này. Thế nên hãy buồn hãy khóc. Hãy ôm nhau thổn thức vì một giấc mơ vuột trôi đi. Nhưng sau đó hãy gạt nước mắt và đứng thẳng dậy. Để đất nước này đẹp hơn, không thể chỉ dựa vào các chàng trai vàng. Các em ấy đã cho chúng ta một cảm hứng mạnh mẽ, một sự tự tin chưa từng có. Nhưng chúng ta phải cùng xắn tay áo lên và hành động. Riêng tôi, năm nay tôi sẽ quyết tâm rũ bỏ thể trạng yếu đuối mà 40 năm qua không thay đổi được. Bắt đầu bằng việc chạy. tôi sẽ chạy half marathon (cự li chạy bộ 21 km) trong năm 2018. Và sẽ không gì làm lung lay được mục tiêu này. Còn bạn thì sao? ( Trần Vinh Dự - Newzing.vn 27/1/2018 ) *Tiến sĩ Trần Vinh Dự từng là Chủ tịch Trường Cao đẳng nghề Việt-Mỹ (VATC), Chủ tịch Trung tâm Quốc tế của Đại học Broward Collge (Mỹ) tại Việt Nam. Hiện ông là đồng phụ trách về tư vấn M&A của Ernst & Young Việt Nam. Câu 1. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu mở đầu văn bản? Câu 2. Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng Một chiến thắng dễ đưa chúng ta đến với sự ngạo mạn nguy hiểm? Câu 4. Anh.chị cho biết thông điệp của văn bản? II. LÀM VĂN ( 7 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ) Từ thông điệp của văn bản đọc hiểu, anh/chị viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Thế nên hãy buồn hãy khóc. Hãy ôm nhau thổn thức vì một giấc mơ vuột trôi đi. Nhưng sau đó hãy gạt nước mắt và đứng thẳng dậy. Câu 2. ( 5 điểm ) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và nêu nhận xét về giá trị nhân đạo của hình tượng nhân vật? -------------------------------HẾT---------------------------- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 01 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển” 0,5 2 “Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là: dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không thay đổi để phát triển. 0,5 3 Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng: - Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi” thì con người sẽ không phát triển được; cuộc sống sẽ trở nên vô vị; điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến lên. -Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp. 1,0 4 Học sinh nêu ra ý kiến của mình: có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm”. Với quan điểm nào, học sinh phải giải thích có lí, thuyết phục. 1,0 II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về ý kiến 2,0 a.Đảm bảo yêu cầu v hình thức đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành... 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý kiến. Có thể triển khai theo hướng: - Giải thích vấn đề: Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách. - Vì sao cần phải thay đổi: + Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp + Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. - Những điều cần phải thay đổi: + Thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày .đến những việc lớn hơn như giúp đỡ, quan tâm, sẻ chia, đồng cảm với người khác, từ bỏ lối sống ích kỉ, vị kỉ + Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động, vì “mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Có ước mơ, hoài bão nhưng quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động. - Tác dụng của việc thay đổi: + Suy nghĩ, tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn. + Học tập, làm việc suôn sẻ. + Khi bản thân thay đổi để tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quang, làm cho cuộc đởi tốt đẹp hơn. - Liên hệ, bài học: Chìa khóa cuộc đời nằm trong tay chính chúng ta, phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn phụ thuộc vào câu trả lời của mỗi người. 1,0 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài - Thân bài - Kết bài 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên , từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn vào đề - Kim Lân là nhà văn hiện thức xuất sắc, chuyên viết truyện ngắn. - Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất nằm trong tập truyện “Con chó xấu xí” (1962) - Nhân vật: Người vợ nhặt tuy chỉ là nhân vật phụ của tác phẩm, nhưng thông qua nhân vật này Kim Lân đã cho thấy những chuyển biến tâm lí tinh tế, biệt tài phần tích tâm lí nhân vật bậc thầy của mình. * Phân tích sự thay đổi qua hai lần ăn uống của người vợ: - Giới thiệu sơ lược về người vợ nhặt - Lần thứ nhất + Hoàn cảnh: Người vợ nhặt bị bỏ đói nhiều ngày, gặp Tràng thị không ngần ngại ăn liền một lúc hai bát bánh đúc không hề ngẩng mặt. +Hành động: Sà xuống ăn thật Ăn một chặp hai bát bánh đúc Không ngẩng mặt trò chuyện +Hành động đó cho thấy: Thị là người trơ trẽn, cái đói đã làm mất không chỉ nhân hình mà cả nhân tính, phẩm giá của nhân vật. Hành động đó đã làm mất đi cái duyên dáng, tế nhị của một người phụ nữ Nhưng hành động đó cũng cho thấy thị là người có khao khát sống mãnh liệt, dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến cùng cực nhưng khao khát được sinh tồn vẫn chưa lúc nào thôi cháy bỏng. - Lần thứ hai + Hoàn cảnh: Khi thị đã trở thành vợ của anh cu Tràng, nhận bát đồ ăn từ tay mẹ chồng. +Hành động: Mắt tối lại Điềm nhiên và bát chè khoán vào miệng +Hành động đó cho thấy: Lo lắng, buồn bã vì hoàn cảnh cuộc sống vẫn không thay đổi. Nhưng ngay sau đó người vợ nhặt lấy lại tinh thần, điềm nhiên đưa bát cháo khoán vào miệng ăn ngon lành: Hành động này chứng minh hai điều: thứ nhất là chấp nhận hiện thực; thứ hai chính là thể hiện niềm tin vào tương lai, chấp nhận sự gánh vác, sẻ chia với gia đình mới của mình. Đồng thời cũng cho thấy tấm lòng đồng cảm, thị hiểu tấm lòng của người mẹ nghèo đối với mình. * Nhận xét sự thay đổi của nhân vật. - Sự táo bạo, trơ trẽn của thị trong lần đầu tiên là sản phẩm của cuộc sống nghèo đói, lang thang, cơ cực chứ không phải là bản chất của người phụ nữ ấy. - Sự thay đổi của thị trong lần thứ hai là một hệ quả tất yếu, có một mái ấm gia đình thị lại trở về là chính mình, một người phụ nữ có khát vọng sống mãnh liệt, niềm tin vào tương lai tươi sáng. - Hành động trong lần thứ hai của thị đã cho chúng ta thấy tình người, khát vọng sống của con người là vô cùng mãnh liệt. Cái đói âm mưu bèo bọt hóa, tha hóa con người nhưng nhất định con người không bị tha hóa vì trong họ còn sống mơ ước, khát vọng, còn có tình yêu thương. - Qua việc miêu tả những cử chỉ, hành động cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn Kim Lân. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu, niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả với người phụ nữ. 3,0 0,5 d .Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5 TỔNG ĐIỂM 10,0 ĐỀ 02 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 03 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Gợi ý I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là phương thức nghị luận. 0,5 2 Trong đoạn trích, trước khó khăn, nghịch cảnh, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ “can đảm cống hiến”, “hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người”, “xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi”. 0,5 3 - Ý kiến của tác giả: Anh hùng không phải là một mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo có thể hiểu là con người vốn không ai hoàn hảo, toàn vẹn và người anh hùng cũng vậy. - Phủ nhận quan niệm thần thánh hóa; đồng thời mang lại cái nhìn khách quan về người anh hùng, họ cũng có khiếm khuyết, cũng mắc phải sai lầm như những người khác. 1,0 4 Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình. Cần kiến giải thuyết phục, hợp lí. Có thể tham khảo cách kiến giải sau: - Đồng tình với quan điểm của tác giả vì: + Sai lầm là điều không ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống: từ người giàu cho đến người nghèo, từ kẻ mạnh cho đến kẻ yếu, từ người lao động trí óc cho đến người lao động chân tay + Đôi khi, chính từ sai lầm, thất bại, con người có được những bài học, kinh nghiệm để vươn lên và đi tới thành công, đóng góp những giá trị tích cực cho cuộc sống. Sự cống hiến ấy đáng được mọi người ghi nhận, tôn trọng. - Phê phán sự phủ nhận cống hiến của người khác chỉ vì một sai lầm. Đó là một cái nhìn phiến diện, thiếu đi sự cảm thông, thấu hiểu và dễ gây ra sự chán nản, bi quan về cuộc sống với những người có khát vọng cống hiến. 1,0 II LÀM VĂN 7,0 1 Đề bài: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. 2,0 Đảm bảo yêu cầu về hình thức - Viết thành một đoạn văn (khoảng 200 chữ). - Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. 0,25 Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: “Những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường”. Có thể theo hướng sau: - Giải thích: + “Những hành động nhỏ” là những việc làm nhỏ, bình dị trong cuộc sống hàng ngày. + “Người anh hùng giữa đời thường” là cá nhân luôn sống và cống hiến những giá trị tích cực cho cộng đồng. - Bàn luận vấn đề: + Cái đẹp, cái tốt không nhất thiết phải là những cái lớn lao, kì vĩ. Những hành động nhỏ có ý nghĩa sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ cộng động, tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. + Cá nhân thực hiện hành động nhỏ cống hiến, có ích cho cộng đồng sẽ trở thành những người anh hùng giữa cuộc sống đời thường. - Dẫn chứng: + Trong việc phòng chống tội phạm, những việc làm của các hiệp sĩ đường phố đã góp phần bảo vệ an ninh trật tự của các tuyến phố tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Trong đại dịch SAT – Covid 2, những y bác sĩ, chiến sĩ công an, anh bộ đội, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thanh niên, nhân dân, đã có những hành động nhỏ bé như khám chữa bệnh, quyên góp lương thực, làm tình nguyện viên, tự giác cách li Chính những hành động ấy đã cùng Đảng và Nhà nước góp phần chống lại dịch bệnh với lời kêu gọi “chống dịch như chống giặc”. - Liên hệ đến hành động thực tiễn của bản thân. 1,0 Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 2 Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 5,0 Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài. 0,5 Nội dung 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. 2. Phân tích a. Khái quát đôi nét về nhân vật Mị: Một cô gái H'mông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài hoa phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ để lại. + Mị bị A Sử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. Danh nghĩa là dâu nhưng thực tế Mị chỉ là một thứ nô lệ không công cho nhà Pá Tra. Mị phải chịu đựng cuộc sống tàn khốc, không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy đọa về tinh thần. Cô phải làm việc suốt từ sáng sớm đến đêm khuya, sức sống, sự phản kháng trước ách thống trị nhà thống lí dường như bị tê liệt. Cô sống mà như chết, trơ lì cảm xúc - Thống lí Pá Tra đã áp dùng cường quyền, thần quyền áp chế khiến Mị cam chịu kiếp sống nô lệ: Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa. b. Cảm nhận về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân: sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng. * Những tác nhân đã thức dậy ở Mị lòng ham sống và khát khao hạnh phúc mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài - Những tác động của ngoại cảnh: Mùa xuân về ở Hồng Ngài đã có những tác động tích cực đối với cuộc đời Mị: + Khung cảnh mùa xuân tươi vui, tràn đầy sức sống và đầy màu sắc. + Tiếng sáo gọi bạn tình “vọng” vào tâm hồn Mị “tha thiết bổi hổi”. + Bữa cơm Tết cúng ma đón năm mới rộn rã. - Mị vốn là một cô gái mạnh mẽ, khao khát tự do. → Tất cả đã đánh thức sức sống tiềm ẩn trong cõi lòng người phụ nữ Tây Bắc. * Diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị - Đầu tiên, Mị “ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Sau bao tháng ngày câm lặng, Mị đã cất lên những lời “thì thầm mùa xuân”. - Trong không khí của đêm tình mùa xuân, Mị cũng “uống rượu, cứ uống ừng ực từng bát”. Cách uống rượu của Mị thể hiện một sức sống càng bị dồn nén thì càng bùng lên dữ dội. - Mị tìm lại chính mình thông qua những kí ức của quá khứ. Để rồi, Mị thấy “phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mị cảm thấy mình trẻ lắm, Mị cũng muốn được đi chơi. → Mị đã ý thức rõ về quyền sống, khát vọng hạnh phúc đã bừng tỉnh trong Mị. - Đối lập với quá khứ là hiện tại khổ đau, Mị chỉ muốn chết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. - Tiếng sáo vẫn đang “lửng lơ bay ngoài đường”, giai điệu của tình yêu, hạnh phúc vẫn vang lên tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Mị. Những hành động cứ nối tiếp nhau: “đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”, “quấn tóc lại”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách” để “đi chơi”. - Giữa lúc đó, Mị bị vùi dập một cách dã man bởi A Sử. Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, quấn tóc Mị lên cột khiến Mị “không cúi, không nghiêng được đầu”. Tuy nhiên, hành động đó chỉ trói buộc được thân xác Mị mà không ngăn cản được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn phụ nữ Tây Bắc. Hơi rượu và tiếng sáo nồng nàn vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi * Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Dùng hình tượng thiên nhiên để miêu tả tâm trạng. + Chủ yếu miêu tả bằng đời sống nội tâm. - Nghệ thuật kể chuyện: Dùng ngôn ngữ nửa trực tiếp tạo nên giọng kể của tác giả hòa nhập với dòng ý nghĩ và tiếng nói bên trong của nhân vật. * Nhận xét về giá trị nhân đạo - Với thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, nhà văn đã tạo nên những trang viết thấm đẫm giá trị nhân đạo: đồng cảm với thân phận khổ đau; ca ngợi, trân trọng những khát vọng và sức sống của họ; niềm tin mãnh liệt vào sức sống tiềm tàng của con người. 3,5 Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 TC 10,0 ĐỀ SỐ 04 ĐỀ SỐ 05 TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021 ĐỀ SỐ 06 Bài thi: NGỮ VĂN (Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận. 0.5 2 Theo đoạn trích, để trở thành chính bản thân mình, tuổi trẻ cần phải: không ngừng vươn lên, không ngừng tìm lại chính mình, hỏi lại chính mình, dựng lập tiêu chuẩn cao nhất cho mình, theo đuổi cảnh giới cao nhất cho mình 0.5 3 Có thể hiểu câu Trên thế giới này, mỗi một con người là độc nhất vô nhị: - Mỗi người là một cá thể duy nhất, độc đáo, không lặp lại, sự “độc nhất vô nhị đó” góp phần là nên sự đa dạng, phong phú cho xã hội. - Chính vì vậy, con người phải sống hết mình để khẳng định mình. 1.0 4 - Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đặt ra ở câu hỏi, lí giải một cách thuyết phục nhưng không trái với pháp luật và chuẩn mực đạo đức. - Gợi ý: Giấc mơ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Vì, giấc mơ là ước mơ, là những điều ta mong muốn, giúp chúng ta tập trung hơn, xác định mục tiêu phấn đấu. Ước mơ cho ta động lực để tiếp tục cố gắng, làm cho cuộc sống có ý nghĩa. Ước mơ là điều thiêng liêng, và sống trên đời mỗi người nhất định đều sẽ có ước mơ của riêng mình. 1.0 II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn về ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống. 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống. 0.25 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: - Sự khác biệt là những nét riêng, nét độc đáo khiến con người thể hiện được bản sắc riêng, không bị hòa tan trong đám đông. - Ý nghĩa của sự khác biệt: giúp chúng ta suy nghĩ độc lập, thể hiện cá tính bản thân; khẳng định, đề cao vai trò cá nhân trong xã hội; giúp thay đổi tư duy, tìm cho mình cách tiếp cận mới mẻ về sự vật, hiện tượng. - Không phải sự khác biệt nào cũng có ý nghĩa. Có những khác biệt có ý nghĩa tích cực, có những khác biệt có ý nghĩa tiêu cực. Khác biệt tiêu cực chính là sự kì dị, quái gở, phá vỡ những vẻ đẹp văn hóa truyền thống. - Ngoài ra, đề cao sự khác biệt nhưng không cổ vũ cho lối sống ích kỉ, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng. - Phê phán những người đánh mất bản sắc cá nhân, sống lặp lại, nói theo, nghĩ theo người khác 1.0 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25 2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: “Doanh trại bừng lên..hoa đong đưa” 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảnh sinh hoạt, thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và đoạn trích. 0.5 * Cảm nhận đoạn thơ - Về nội dung: + Kỉ niệm đêm liên hoan văn nghệ thắm thiết tình quân dân. + Cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây Bắc thơ mộng. + Đằng sau bức tranh về cảnh và người miền Tây Bắc, thấy được vẻ đẹp tâm hồn mơ mộng, hào hoa, lãng mạn và tình yêu thiên nhiên của người lính Tây Tiến. - Về nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình, phóng khoáng, tài hoa *Nhận xét về bút pháp lãng mạn của Quang Dũng: - Đây là điểm mới của QD khi viết về người lính thời chống Pháp. - Bút pháp lãng mạn giúp người đọc khám phá cái nhìn mới về người lính: hào hoa, lãng tử, mộng mơ, giảm đi sự khô cứng bụi bặm gian khổ ác liệt từ chiến trường khói lửa. - Bút pháp lãng mạn khoác lên người lính thời chống Pháp một hình tượng mới : bi mà không lụy, ốm mà không yếu. 2.5 0.5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5 TỔNG ĐIỂM 10.0 TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 07 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính nghị luận 0.5 2 Sống trong thế chủ động là: -Chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. -Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. 0.5 3 – Phép tu từ: So sánh (... giống như ...) – Hiệu quả: +Làm cho câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm +Lối sống thụ động hiện lên cụ thể, sinh động: phó mặc, chịu sự chi phối, tác động của ngoại cảnh. 1.0 4 Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình. Cần kiến giải thuyết phục, hợp lí. Có thể tham khảo cách kiến giải sau: + Đồng ý. Vì chính bản thân ta mới quyết định được cách suy nghĩ, cách làm của mình. Chính mình mới tạo nên cuộc đời, thành công của mình. + Không đồng ý. Vì cuộc sống một phần do sự nỗ lực của bản thân, một phần còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như điều kiện, hoàn cảnh, sự may mắn 1.0 II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay. 2.0 a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn -Viết thành một đoạn văn (khoảng 200 chữ) -Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành 0.25 b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay. 0.25 c.Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay. Có thể triển khai theo hướng: -Sống ở thế chủ động làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động dấn thân -Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu. - Sống ở thế chủ động là thái độ tích cực, không thể thiếu của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa. Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động. - Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ. 1.0 d.Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e.Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25 2 Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh chia tay và tâm trạng con người trong đoạn thơ trên. 5.0 a.Đảm bảo cấu trúc bài văn Mở bài nêu được vấn đề , Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề 0.25 b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Diễn biến tâm trạng của nhân vật người đàn bà vợ nhặt 0.5 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: *Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm - KL thành công về đề tài nông thôn và người nông dân; có một số tp có giá trị về đề tài này - In trong tập Con chó xấu xí, 1962 - Được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư 0.5 *Diễn biến tâm trạng -Giới thiệu ngắn gọn về thân phận +Tên tuổi: Ko tên (thị, người đàn bà, người con dâu) Dụng ý nghệ thuật (vừa cụ thể - vừa khái quát). Bọt bèo, rẻ rúng +Ngoại hình: rách quá, gầy sọp, mặt xám xịt → hằn in cái nghèo hèn, cùng cực, đói rách + Thái độ: sẵn sàng bắt quen, đòi ăn, theo không → đanh đá, thô tục, vô duyên quên đi cái sĩ diện, tự trọng. Là nạn nhân của nạn đói -Diễn biến tâm trạng +Trên đường về: Rón rén, e thẹn, Mấy đứa trẻ đùa: Có vẻ khó chịu xóm ngụ cư đổ dồn nhìn: ngượng nghịu, chân nọ bước díu... → biết xấu hổ, có nhân cách +Về đến nhà: Nhìn thấy ngôi nhà: Nén tiếng thở dài, Khi vào trong nhà: Ngồi mớm ở mép giường Khi đối diện cụ Tứ: tay vân vê tà áo, khép nép đứng nguyên → ý tứ, thấu hiểu hoàn cảnh +Sau ngày cưới: Dậy sớm, Quét dọn, Nấu ăn, Lễ phép → đảm đang – hiền hậu =>Đem lại sinh khí cho ngôi nhà tăm tối của Tràng 2.0 *Đánh giá chung - Nhân vật được khắc hoạ sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế - Nngữ mộc mạc, g/dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi -Tác phẩm có giá trị nhân đạo 1.0 d.Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e.Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5 TỔNG ĐIỂM 10.0 TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 08 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Gợi ý đáp án Thang điểm Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận 0,5 2 Những “điểm dừng” của nút like là: các cuộc xung đột từ mạng ảo cho tới ngoài đời thực, những cuộc hẹn “so găng” trực tiếp để phân định ai mới là “hot like” trên Facebook. 0,5 3 Bởi vì: -Lối sống ảo ảnh hưởng trầm trọng đến cả đạo đức và tính mạng của giới trẻ -Lối sống ảo đang đe doạ trực tiếp tới cuộc sống thật của các bạn trẻ. 1,0 4 Mỗi người cần làm (gợi ý): -Nhận thức sâu sắc về mặt trái của mạng xã hội. -Ứng xử đúng mực, có văn hóa trên mạng xã hội -Xây dựng lối sống lành mạnh, hài hòa giữa thế giới thực và thế giới ảo. 1,0 Làm văn 1 Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trìn
File đính kèm:
bo_de_on_thi_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_co_dap_an.docx