Bản thuyết trình Bài giảng Tin học Lớp 3 - Bài: Dấu hỏi, dấu ngã - Đỗ Thị Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Bản thuyết trình Bài giảng Tin học Lớp 3 - Bài: Dấu hỏi, dấu ngã - Đỗ Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản thuyết trình Bài giảng Tin học Lớp 3 - Bài: Dấu hỏi, dấu ngã - Đỗ Thị Hồng
BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Nhóm giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Hồng Nguyễn Việt Hùng Đơn vị: Trường Tiểu học Trung Mỹ - Bình Xuyên – Vĩnh Phúc Tên bài giảng: Dấu hỏi, dấu ngã. Môn : Tin học - Lớp 3. II. PHẦN THUYẾT TRÌNH 1. Chọn phần mềm thiết kế Để đáp ứng nhu cầu cho việc học tập của các em học sinh trong thời kì công nghệ thông tin và khuyến khích đội ngũ giáo viên ở các cấp học đổi mới hình thức dạy học cho học sinh qua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bằng phần mềm trong việc thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning. Thực tiễn các năm qua chúng tôi rất thành thạo việc sử dụng các file trình chiếu trên Powerpoint để phục vụ công tác và giảng dạy. Do đó qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm bài giảng chúng tôi thấy phần mềm Adobe Presenter có ưu điểm tốt và khai thác được những kiến thức mà bản thân tôi đã có khả năng kết hợp giữa Powerpoint với phần mềm Adobe Presenter để chuyển tải các bài trình chiếu Powerpoint thông thường sang tương tác tích cực. 2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới phương pháp dạy và học. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ ứng dụng, sử dụng bài giảng điện tử e-Learning trong dạy và học của giáo viên, học sinh nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, khả năng tự học. - Xây dựng bộ tư liệu bài giảng điện tử e-Learning đầy đủ nội dung, có chất lượng ở từng môn học của các cấp học, bổ sung vào kho tài nguyên dùng chung được chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử của Ngành. 2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng a) Slide giới thiệu còn tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập. b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học. c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Arial và tập trung các màu đen, đỏ và xanh. d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi bài tập đều hướng dẫn cách làm . e. Mỗi bài tập đều có nút lệnh kiểm tra kết quả và đưa ra đáp án đúng để người học đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung gì. 2.2. Kĩ năng thiết kế Multimedia a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành) b. Có các video ghi hình giáo viên giảng bài và các nội dung giới thiệu, chuyển hoạt động, củng cố. c. Có hình ảnh trong các bài tập, clips minh họa cho các nội dung kiến thức của bài học. d. Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn SCORM, các thư mục và file theo quy định, đáp ứng chuẩn HTML5. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay củaViệt Nam. 2.3. Nội dung các câu hỏi của giáo viên Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học. Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học. Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học. III. TÓM TẮT BÀI GIẢNG (thông qua các SLIDE ): Slide 1 Slide 2 Slide 3 Slide 4 Slide 5 Slide 6 Slide 7 Slide 8 Slide 9 Slide 10 Slide 11 Slide 12 Slide 13 Slide 14 Slide 15 Slide 16 Slide 17 Slide 18 Slide 19 Slide 20 Slide 21 Slide 22 Slide 23 Slide 24 Slide 25 Slide 26 Slide 27 Slide 28 Slide 29 Slide 30 Slide 31 Slide 32 IV. KẾT LUẬN Qua thực tiễn chúng tôi thấy với cách học qua bài giảng E-learning chính là đã khai thác được năng lực người học, tạo cho các em sự hứng thú, say mê và ý thức tự giác trong học tập. Các em sẽ nắm được kiến thức một cách nhanh chóng, chủ động và tích cực nhằm hình thành nhân cách của những con người mới – những chủ nhân của đất nước thời công nghệ thông tin. Chúng tôi rất vui mừng khi ngành giáo dục đã mở cuộc thi thiết kế bài giảng Elearning, qua cuộc thi này đã giúp cho chúng tôi rất nhiều trong việc trau dồi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn giảng dạy với phương pháp đổi mới nhờ vào công nghệ thông tin. Qua đó giúp chúng tôi có điều kiện tham gia học hỏi và tạo ra những sản phầm bài giảng E-learning tốt hơn cho người học. Xin chân thành cảm ơn! Trung Mỹ, tháng 10 năm 2016 Nhóm giáo viên thực hiện Nguyễn Việt Hùng Đỗ Thị Hồng
File đính kèm:
- ban_thuyet_trinh_bai_giang_tin_hoc_lop_3_bai_dau_hoi_dau_nga.doc