Bản thuyết trình Bài giảng Tiếng Việt Lớp 3 - Bài: Mở rộng vốn từ Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh - Nguyễn Thị Hạnh
Bạn đang xem tài liệu "Bản thuyết trình Bài giảng Tiếng Việt Lớp 3 - Bài: Mở rộng vốn từ Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản thuyết trình Bài giảng Tiếng Việt Lớp 3 - Bài: Mở rộng vốn từ Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh - Nguyễn Thị Hạnh
BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING Môn : Tiếng Việt 3 I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN + Nhóm GV:Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Hoan,Nguyễn Thị Lan + Đơn vị: Trường Tiểu học Yên Đồng 1 +Tên bài giảng: Mở rộng vốn từ: Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh. II. PHẦN THUYẾT TRÌNH 1. Chọn phần mềm thiết kế Để đáp ứng nhu cầu cho việc học tập của tất cả mọi người trong thời kì công nghệ thông tin và khuyến khích đội ngũ giáo viên ở các cấp học đổi mới hình thức dạy học cho tất cả mọi người qua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bằng phần mềm trong việc thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning. Thực tiễn các năm qua tôi rất thành thạo việc sử dụng các file trình chiếu trên Powerpoint để phục vụ công tác và giảng dạy. Do đó qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm bài giảng tôi thấy phần mềm Adobe Presenter có ưu điểm tốt và khai thác được những kiến thức mà bản thân tôi đã có là khả năng kết hợp giữa Powerpoint với phần mềm Adobe Presenter để chuyển tải các bài trình chiếu Powerpoint thông thường sang tương tác tích cực. 2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết. - Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập. - Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau. 2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng a. Ngoài slide giới thiệu còn tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập. b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học. c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman và tập trung 2 màu trắng và vàng cam ,. d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi bài tập đều hướng dẫn cách làm. e. Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung gì. 2.2. Kĩ năng thiết kế Multimedia a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành) b. Có các bài tập cho các nội dung kiến thức của bài học. c. Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn SCORM, AICC của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam. 2.3. Nội dung các câu hỏi của GV Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học. Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học. Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học. III. Tóm tắt bài giảng (thông qua các slide) Slide Nội dung chính Trang bìa giới thiệu Mục tiêu bài học Nội dung bài học Kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài học Bài tập 1: Kể tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết. Đáp án bài tập 1 Giới thiệu tên và trang phục của một số dân tộc thiểu số ở miền Bắc Giới thiệu tên và trang phục của một số dân tộc thiểu số ở miền Trung Giới thiệu tên và trang phục của một số dân tộc thiểu số ở miền Nam Ảnh lưu niệm của chủ tịch nước với các dân tộc anh em Giới thiệu ngồn gốc các dân tộc anh em theo truyện cổ Khơ –mú + GD tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc Câu hỏi củng cố bài tập 1 Bài tập 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống Giới thiệu nhà rông Giới thiệu nhà sàn Giới thiệu ruộng bậc thang Giới thiệu hình ảnh dân tộc Chăm Câu hỏi làm bài tập 2a Câu hỏi làm bài tập 2b Câu hỏi làm bài tập 2c Câu hỏi làm bài tập 2d Đáp án bài tập 2 Video câu chuyện “Hũ bạc của người cha”. Bài tập 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh. Hướng dẫn mẫu (bức tranh 1) Câu hỏi gợi ý Câu văn viết mẫu Bài tập 3 (bức tranh 2) (Cho HS làm bài) Bài tập 3 (bức tranh 3) (Cho HS làm bài) Bài tập 3 (bức tranh 4) (Cho HS làm bài) Đáp án bài tập 3 Bài tập 4:Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống + Gợi ý làm bài Bài tập 4a (Cho HS làm bài) Bài tập 4b (Cho HS làm bài) Bài tập 4c (Cho HS làm bài) Đáp án Bài tập 4 Kết luận Giới thiệu trò chơi Câu hỏi củng cố bài học Câu hỏi củng cố bài học Câu hỏi củng cố bài học Câu hỏi củng cố bài học Liên hệ đóng góp Tài liệu tham khảo IV. Kết luận Trên đây là tóm tắt bài giảng của chúng tôi. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để bài giảng được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
File đính kèm:
- ban_thuyet_trinh_bai_giang_tieng_viet_lop_3_bai_mo_rong_von.docx