Bản thuyết trình Bài giảng Đạo đức lớp 1 - Chủ đề: Nhà trường - Nguyễn Thị Yến Nhân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bản thuyết trình Bài giảng Đạo đức lớp 1 - Chủ đề: Nhà trường - Nguyễn Thị Yến Nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản thuyết trình Bài giảng Đạo đức lớp 1 - Chủ đề: Nhà trường - Nguyễn Thị Yến Nhân
BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING Môn học: Đạo đức lơp 1 Chủ đề: Nhà trường I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN Giáo viên: Nguyễn Thị Yến Nhân Đơn vị : Trường Tiểu học Điện Biên Phủ Tên bài giảng: + Bài 1: Nghiêm trang khi chào cờ (Tiết 12) + Bài 2: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 14) + Bài 3: Trật tự trong trường học (Tiết 16) II/ PHẦN THUYẾT TRÌNH A. Lý do chọn phần mềm Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học là nhu cầu bức thiết trong ngành Giáo dục hiện nay, bức thiết nhất vẫn là đổi mới phương pháp dạy học có áp dụng công nghệ. Hiện nay sản phẩm CNTT phục vụ công tác giảng dạy và học tập ngày càng phong phú, đa dạng và đa năng với sự tích hợp nhiều tính năng thông minh đòi hỏi người dạy, người học cần có kỹ năng nhất định về vận hành và sử dụng các phần mềm, thiết bị, nhằm phục vụ hiệu quả cho việc dạy và học. Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội dung kiến thức của bài tốt. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring,...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó, quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICCvv. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm iSpring có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm iSpring để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. iSpring giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation). iSpring đó biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT.Phần mềm iSpring mang tính công nghệ cao, được xây dựng trên các công cụ hỗ trợ đóng gói sản phẩm theo chuẩn SCOMRM. AICC hoặc HTML5 chạy được trên cả máy vi tính và điện thoại di động. Có ghi âm lời giảng của giáo viên (đảm bảo âm lượng đều, không bị tạp âm, rè, có thể lồng nhạc nền) và cho xuất hiện hình hoặc video giáo viên giảng bài khi cần thiết. Phần lời giảng được đồng bộ với văn bản và hình ảnh trong bài. Hệ thống bài tập tương tác phong phú, đa dạng màu sắc đồng nhất với nội dung toàn bài, có chèn hình ảnh, âm thanh phù hợp. HTML5 là ngôn ngữ có cấu trúc và trình bày nội dung cho word wide web và sẽ là công nghệ cốt lõi của Internet trong tương lai. B. Lý do chọn đề tài Bác Hồ đã từng dạy chúng ta “Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đối với ngành giáo dục, Người căn dặn: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng” Do vậy, giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình dạy học, là mặt trận hàng đầu của các trường phổ thông. Đặc biệt ở bậc Tiểu học lại càng quan trọng hơn vì đây là bậc học đầu tiên, là nền tảng để các em hình thành thói quen ban đầu về các chuẩn mực hành vi đạo đức. Việc giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học thông qua các tiết học đạo đức là vô cùng cần thiết vì mục tiêu của giáo dục Tiểu là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh. Môn Đạo đức là một trong các con đường cơ bản và là con đường quan trọng nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Do đó, nó có mối quan hệ hữu cơ với các môn học khác ở tiểu học. Dạy học môn đạo đức với mục tiêu là làm sao từng bước hình thành cho học sinh thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình ; yêu thương, tôn trọng mọi người ; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người ; đồng tình và làm theo cái thiện, cái đúng, cái tốt ; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Trong thời điểm hiện nay nền kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực ; đồng thời có nhiều tác động tiêu cực làm xói mòn một số giá trị đạo đức truyền thống. Do đó, việc quan tâm giáo dục kĩ năng hành vi đúng chuẩn mực đạo đức, thái độ, bản lĩnh kiên định trước tiêu cực, tệ nạn xã hội để mỗi công dân là một pháo đài chống lại tiêu cực và tệ nạn . Muốn thực hiện được mục tiêu trên thì trong dạy học nói chung và dạy môn Đạo đức nói riêng phải làm sao giúp cho học sinh có kiến thức, kĩ năng hành vi đạo đức cơ bản để học sinh được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy- học môn Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây. Dạy học môn Đạo đức chỉ đạt hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình day – học. muốn làm được điều đó chúng ta cần căn cứ vào mục tiêu từng bài, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, trường, địa phương mà thiết kế tiết học thành các hoạt động phù hợp; tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen đạo đức đã có để tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới. Với hơn 20 năm kinh nghiệm dạy lớp 1 và biết được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học từ 6-10 tuổi, suy nghĩ của các em còn non nớt, kinh nghiệm sống của các em ở trình độ thấp, tư duy cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng, có tính bắt chước nên cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách người công dân, người chủ của xã hội tương lai. Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn môn đạo đức, môn học giúp các em có định hướng đúng trước những hiện tượng xã hội ( tốt, xấu...) từ đó lựa chọn cách ứng xử đứng đắn trong các tình huống đạo đức. Các bài học mà tôi chọn là: Bài 1: Nghiêm trang khi chào cờ. Bài 2: Đi học đều và đúng giờ. Bài 3: Trật tự trong trường học. Trong khi xây dựng bài dạy tôi đã dùng những hình ảnh trực quan, các mô hình, các đoạn phim ...thông qua đó thì giáo viên đã kết hợp giảng giải để gợi ý hướng tới giá trị đạo đức cần cung cấp. Qua bài học 3 bài giảng trên, Học sinh sẽ nhận biết được cờ Tổ Quốc. Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ. học sinh biết tự hào mình là người Việt nam, biết tôn trọng quốc kỳ và yêu quý Tổ Quốc, yêu quý quê hương mình. Không những thế, ý thức tự giác đi học đều và đúng giờ, trật tự trong giờ học cũng vô cùng quan trọng. C/ Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. - Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. 1. Trình bày giáo án: Màu sắc không loè loẹt, dễ nhìn Chữ đủ to, rõ. Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. Kĩ năng Multimedia: Có âm thanh Có video ghi giáo viên giảng bài. Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học. Đóng gói Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). Nội dung các câu hỏi của GV: Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, dẫn dắt, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có một số nội dung GV đưa ra cho HS làm trong một thời gian nhất định sau đó GV đưa ra kết quả cho HS so sánh với bài làm của mình. D / Tóm tắt bài giảng Bài 1: Nghiêm trang khi chào cờ (Tiết 12) STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1: Trang tiêu đề MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng. YT: Slide thông tin kết hợp với nền nhạc. Slide 2 Giới thiệu giáo viên MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng. YT: Video giới thiệu. Slide 3 Một số lưu ý MT: HS biết cách sử dụng bài giảng. YT: Nội dung lưu ý bằng kênh chữ, lời kết hợp với hình ảnh. Slide 4 Hướng dẫn Cách làm bài tập MT: Giúp HS biết cách làm các bài tập tương tác. YT: Hướng dẫn HS bằng kênh chữ, lời kết hợp với hình ảnh. Slide 5 Hướng dẫn Cách làm bài tập MT: Giúp HS biết cách làm các bài tập tương tác. YT: Hướng dẫn HS bằng kênh chữ, lời kết hợp với hình ảnh. Slide 6 Hộp thoại MT: HS biết kết quả của câu trả lời. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng hình ảnh và bằng lời. Slide 7 Gói bài tập ôn bài cũ MT: Giúp HS ôn lại kiến thức bài cũ là gói bài tập có 3 câu hỏi. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 7 Câu 1 MT: Giúp HS hiểu được cách cư xử với em bé. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 7 Câu 2 MT: Giúp HS hiểu được cách cư xử với anh chị. YT: Câu hỏi dạng đúng sai. Slide 7 Câu 3 MT: Giúp HS hiểu được cách cư xử với em bé. YT: Câu hỏi điền vào chỗ trống với các từ ngữ cho trước. Slide 7 Nhận xét bài tập MT: Giúp HS biết được kết quả hoàn thành gói bài tập. YT: Đưa ra kết quả bằng kênh chữ , hình ảnh và âm thanh. Slide 7 Nhận xét bài tập MT: Giúp HS biết được kết quả chưa hoàn thành gói bài tập. YT: Đưa ra kết quả bằng kênh chữ , hình ảnh và âm thanh. Slide 8 Bài hát Quốc ca MT: Gợi mở bài học qua lời bài hát và hình ảnh. YT: Bài hát bằng lời, nhạc và hình ảnh. Slide 9 Giới thiệu bài MT: Giới thiệu tên bài học. YT: Giới thiệu tên bài kênh chữ, bằng lời và hình ảnh . Slide 10 Mục tiêu bài học MT: Định hướng HS những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt. YT: Nêu rõ từng ý kênh chữ và bằng lời. Slide 11 Nội dung bài học MT: HS nắm được khái quát các phần trong bài học. YT: Nêu rõ từng nội dung kênh chữ và bằng lời. Slide 12 Hoạt động 1 MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 1 và định hướng HS kiến thức cần tìm hiểu. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 13 Hình ảnh MT: Giúp HS hiểu được các bạn trong tranh là người nước nào? YT: Đưa ra kênh chữ, bằng lời và hình ảnh. Slide 14 Câu 1 MT: Giúp HS nắm được các bạn đang làm quen với nhau. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 15 Chốt tranh MT: Giúp HS nắm được các bạn đang làm quen. YT: Đưa ra kênh chữ, bằng lời và hình ảnh. Slide 16 Câu 2 MT: Giúp HS nắm được các bạn là người nước Nhật Bản, Việt Nam, Lào và Trung Quốc YT: Câu hỏi nhiều lựa chọn. Slide 17 Bài hát Cờ Việt Nam MT: Dẫn dắt học sinh tìm hiểu Lá cờ VN qua lời bài hát và hình ảnh. YT: Clip bài hát Cờ Việt Nam (chèn ngoài) Slide 18 Câu 3 MT: Giúp HS nắm được hình dáng và màu sắc của Lá cờ Việt Nam YT: Câu hỏi điền vào chỗ trống với các từ ngữ cho sẵn. Slide 19 Quốc kì Việt Nam MT: GV chốt lại hình dáng và màu sắc Lá cờ Việt Nam YT: Đưa ra kênh chữ, bằng lời và hình ảnh. Slide 20 Quốc kì thế giới YT: Giúp HS biết hon về Quốc kì của một nước. YT: Đưa ra kênh chữ, bằng lời và hình ảnh. Slide 21 Kết luận MT: GV chốt những ý chính về Quốc kì Việt Nam. YT: Đưa ra kênh chữ và bằng lời. Slide 22 Giải lao MT: HS nghỉ giải lao giữa tiết YT: Bài hát Em yêu Việt Nam. Slide 23 Hoạt động 2 MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 2 và định hướng HS kiến thức cần tìm hiểu. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 24 Phim Lễ chào cờ ở trường học MT: Giúp HS nắm được địa điểm diễn ra Lễ chào cờ. YT: Video Lễ chào cờ ở sân trường. Slide 25 Phim Lễ chào cờ ở Lăng Bác Hồ MT: Giúp HS nắm được địa điểm diễn ra Lễ chào cờ. YT: Video Lễ chào cờ ở Lăng Bác Hồ. Slide 26 Câu 1 MT: HS nắm được Lễ chào cờ được diễn ra ở Sân trường và Lăng Bác Hồ. YT: Câu hỏi nhiều lựa chọn. Slide 27 Câu 2 MT: HS nắm được Lễ chào cờ của HS được diễn ra vào thứ hai đầu tuần. YT: Câu hỏi dạng Đúng Sai. Slide 28 Hình ảnh MT: Mở rộng những kiến thức về thời gian dự lễ chào cờ YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp lời nói. Slide 29 Câu 3 MT: Giúp HS biết nhận xét các bạn khi chào cờ. YT: Câu hỏi một lựa chọn. Slide 30 Câu 4 MT: Giúp HS hiểu được tình cảm của mọi người khi dự Lễ chào cờ. YT: Câu hỏi một lựa chọn. Slide 31 Hình ảnh MT: Giúp HS hiểu vì sao họ lại nâng cờ Tổ Quốc khi họ chiến thắng YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp với kênh chữ và lời nói. Slide 32 Hình ảnh MT: Giúp HS hiểu tư thế khi dự lễ chào cờ YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp lời nói. Slide 33 Kết luận MT: GV chốt những ý chính về tư thế đứng chào cờ. YT: Thể hiện những nội dung trên sơ đồ tư duy để HS dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức. Slide 34 Hoạt động 3 MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 3 và định hướng HS tự liên hệ bản thân. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 35 Câu 5 MT: Giúp HS biết nhận xét và tìm ra bạn chưa nghiêm túc khi chào cờ. YT: Câu hỏi một lựa chọn. Slide 36 Chốt tranh Câ MT: Giúp HS biết trong tranh có 2 bạn chưa nghiêm túc khi chào cờ. YT: Đưa ra kênh hình kết hợp với lời nói. Slide 37 HS tự liên hệ MT: Giúp HS tự liên hệ bản thân về các việc làm khi dự lễ chào cờ. YT: Đưa ra các câu hỏi HS tự liên hệ trả lời. Slide 38 Kết luận MT: GV chốt lại ý chính về tư thế chào cờ. YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp kênh chữ và lời nói. Slide 39 Hoạt động 4 MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 4 và định hướng HS phần bài tập cần làm. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 40 Trò chơi MT: Giúp HS củng cố kiến thức đã học thông qua trò chơi: Câu cá YT: Thể hiện các câu hỏi qua phần mềm Violet Slide 40 Câu 1 MT: Giúp HS ôn lại mình là người Việt Nam. YT: Câu hỏi dạng Đúng Sai. Slide 40 Câu 2 MT: Giúp HS ôn lại màu sắc của lá cờ Việt Nam. YT: Câu hỏi dạng kéo và thả chữ. Slide 40 Câu 3 MT: Giúp HS ôn lại những việc cần làm khi chào cờ. YT: Câu hỏi dạng một lựa chọn. Slide 40 Kết quả MT: Giúp HS biết được kết quả của trò chơi Câu cá. YT: Đưa ra kênh chữ và hình ảnh. Slide 41 Kết luận MT: Giúp HS khái quát nội dung toàn bài YT: Đưa ra bằng kênh chữ kết hợp với lời nói. Slide 42 Dặn dò MT: Giúp HS về nhà thực hiện các điều đã học. YT: Đưa ra kênh chữ và lời nói. Slide 43 Video Tạm biệt MT: GV kết thúc bài học. YT: Video thu hình giáo viên. Slide 44 Tài liệu tham khảo MT: Đưa ra những tài liệu, học liệu tham khảo đã được sử dụng. YT: Đưa bằng kênh chữ. Slide 45 Kết thúc Kết thúc Bài 2: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 14) STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1 Thông tin chung MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng. YT: Slide thông tin kết hợp với nền nhạc. Slide 2 Giới thiệu giáo viên MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng. YT: Video giới thiệu Slide 3 Một số lưu ý MT: Giúp HS biết cách sử dụng bài giảng YT: Hướng dẫn HS bằng kênh chữ, lời kết hợp với hình ảnh Slide 4 Hướng dẫn Cách làm bài tập MT: Giúp HS nắm cách làm các bài tập tương tác. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 5 Hướng dẫn Cách làm bài tập MT: Giúp HS nắm cách làm các bài tập tương tác. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 6 Hộp thoại MT: Giúp HS biết kết quả của câu trả lời. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng hình ảnh và bằng lời. Slide 7 Ôn kiến thức cũ MT: Giúp HS ôn lại kiến thức bài cũ là gói bài tập có 3 câu hỏi. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 7 Câu 1 MT: Giúp HS hiểu được buổi lễ chào cờ được tổ chức khi nào. YT: Câu hỏi lựa chọn nhiều phương án. Slide 7 Câu 2 MT: Giúp HS hiểu được những việc cần làm khi dự lễ chào cờ. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 7 Câu 3 MT: Giúp HS hiểu được vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ. YT: Câu hỏi dạng Đúng- Sai Slide 7 Nhận xét bài tập MT: Giúp HS biết được kết quả đã hoàn thành gói bài tập. YT: Đưa ra kết quả bằng kênh chữ , hình ảnh và âm thanh. Slide 7 Nhận xét bài tập MT: Giúp HS biết kết quả chưa hoàn thành của gói bài tập. YT: Đưa ra kết quả bằng kênh chữ , hình ảnh và âm thanh. Slide 8 Bài hát Đi học MT: Gợi mở bài học qua lời bài hát và hình ảnh. YT: Video Bài hát Đi học. Slide 9 Giới thiệu bài MT: Giới thiệu tên bài học. YT: Giới thiệu tên bài bằng kênh chữ, bằng lời và hình ảnh. Slide 10 Mục tiêu bài học MT: Định hướng HS những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt. YT: Nêu rõ từng ý kênh chữ và bằng lời. Slide 11 Nội dung bài học MT: HS nắm được khái quát các phần trong bài học. YT: Nêu rõ từng nội dung kênh chữ và bằng lời. Slide 12 Hoạt động 1 MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 1 và định hướng HS kiến thức cần tìm hiểu. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 13 Câu 1 MT: Giúp HS nắm được đây là vẽ cảnh lớp học. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 14 Câu chuyện (đoạn đầu) MT: Giúp HS nắm được đoạn đầu của câu chuyện YT: Đưa lệnh bằng kênh hình và bằng lời. Slide 15 Câu chuyện (đoạn giữa) MT: Giúp HS nắm được nội dung tiếp theo của câu chuyện. YT: Đưa lệnh bằng kênh hình và bằng lời. Slide 16 Câu 2 MT: Giúp HS nắm được Thỏ đi học muộn còn Rùa thì đi học đúng giờ. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 17 Câu chuyện (Đoạn kết) MT: Giúp HS nắm được đoạn kết của câu chuyện. YT: Đưa lệnh bằng kênh hình và bằng lời. Slide 18 Câu 3 MT: Giúp HS nắm được nguyên nhân vì sao Thỏ đi học muộn. YT: Câu hỏi điền vào chỗ trống với các từ cho sẵn. Slide 19 Câu 4 MT: Giúp HS biết được nên học tập bạn Rùa để đi học đúng giờ. YT: Câu hỏi 1 lựa chọn. Slide 20 Câu 5 MT: Giúp HS nắm được ích lợi của việc đi học đúng giờ. YT: Câu hỏi 1 lựa chọn. Slide21 Kết luận MT: GV chốt những ý chính về Câu chuyện Thỏ và Rùa. YT: Đưa ra kênh chữ, kênh hình và bằng lời. Slide 22 Giải lao MT: HS nghỉ giải lao giữa tiết YT: Video Bài hát Em yêu trường em Slide 23 Liên hệ MT: Giúp HS tự liên hệ bản thân về các việc làm để đi học đều và đúng giờ. YT: Đưa ra các câu hỏi HS tự liên hệ trả lời Slide 24 Kết luận MT: GV chốt những ý chính về các việc cần làm để đi học đều và đúng giờ. YT: Đưa ra kênh chữ, kênh hình và bằng lời. Slide 25 Hoạt động 3 MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 3 và định hướng HS kiến thức cần tìm hiểu. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 26 Câu 1 MT: Giúp HS nắm được tranh vẽ cảnh bạn nhỏ đang nằm ngủ YT: Câu hỏi 1 lựa chọn. Slide 27 Câu 2 MT: Giúp HS hiểu được cần phải dậy ngay khi mẹ gọi dậy đi học. YT: Câu hỏi 1 lựa chọn. Slide 28 Câu 3 MT: Giúp HS hiểu được khi mẹ gọi dậy đi học mà không dậy sẽ bị đi học muộn. YT: Câu hỏi 1 lựa chọn. Slide 29 Kết luận MT: GV chốt lại ý chính về tình huống trong tranh. YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp với lời nói. Slide 30 Hoạt động 4 MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 4 và định hướng HS phần bài tập cần làm. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 31 Trò chơi MT: Giúp HS củng cố kiến thức đã học thông qua trò chơi: Ném ống bơ YT: Thể hiện các câu hỏi qua phần mềm Violet Slide 31 Câu 1 MT: Giúp HS ôn lại tác dụng của việc đi học đều và đúng giờ. YT: Câu hỏi 1 lựa chọn. Slide 31 Câu 2 MT: Giúp HS ôn lại các việc cần làm để đi học đều và đúng giờ. YT: Câu hỏi 1 lựa chọn. Slide 31 Câu 3 MT: Giúp HS cần chú ý phải ăn uống và tập thể dục đều đặn để có sức khoẻ. YT: Câu hỏi 1 lựa chọn. Slide 31 Kết quả MT: Giúp HS biết được kết quả của trò chơi Ném ống bơ YT: Đưa ra kênh chữ và hình ảnh. Slide 32 Kết luận MT: Giúp HS khái quát nội dung toàn bài YT: Đưa ra bằng kênh chữ kết hợp với lời nói. Slide 33 Dặn dò MT: Giúp HS về nhà thực hiện các điều đã học. YT: Đưa ra kênh chữ và lời nói. Slide 34 Video Tạm biệt MT: GV kết thúc bài học YT: Video Thu hình giáo viên Slide 35 Tài liệu tham khảo MT: Đưa ra những tài liệu, học liệu tham khảo đã được sử dụng. YT: Đưa bằng kênh chữ Slide 36 Kết thúc Kết thúc Bài 3: Trật tự trong trường học (Tiết 16) STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1: Trang tiêu đề MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng. YT: Slide thông tin kết hợp với nền nhạc. Slide 2 Giới thiệu giáo viên MT: Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng. YT: Video giới thiệu Slide 3 Một số lưu ý MT: HS biết cách sử dụng bài giảng YT: Hướng dẫn HS bằng kênh chữ, lời kết hợp với hình ảnh Slide 4 Hướng dẫn Cách làm bài tập MT: HS nắm cách làm các bài tập tương tác. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng kênh chữ, hình ảnh và bằng lời. Slide 5 Hướng dẫn Cách làm bài tập MT: HS nắm cách làm các bài tập tương tác. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng kênh chữ, hình ảnh và bằng lời. Slide 6 Hộp thoại MT: HS biết kết quả của câu trả lời. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng hình ảnh và bằng lời. Slide 7 Gói bài tập Ôn kiến thức cũ MT: Giúp HS ôn lại kiến thức bài cũ là gói bài tập có 3 câu hỏi. YT: Đưa ra hướng dẫn bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 7 Câu 1 MT: Giúp HS hiểu được thế nào là đi học đều và đúng giờ. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 7 Câu 2 MT: Giúp HS hiểu những việc cần làm để đi học đúng giờ. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án . Slide 7 Câu 3 MT: Giúp HS hiểu được ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 7 Nhận xét bài tập MT: Giúp HS biết được kết quả hoàn thành gói bài tập. YT: Đưa ra kết quả bằng kênh chữ , hình ảnh và âm thanh. Slide 7 Nhận xét bài tập MT: Giúp HS biết được kết quả chưa hoàn thành gói bài tập. YT: Đưa ra kết quả bằng kênh chữ , hình ảnh và âm thanh. Slide 8 Bài hát Xếp hàng vào lớp MT: Gợi mở bài học qua lời bài hát và hình ảnh. YT: Video Bài hát Xếp hang vào lớp. Slide 9 Giới thiệu bài MT: Giới thiệu tên bài học. YT: Giới thiệu tên bài kênh chữ, bằng lời và hình ảnh. Slide 10 Mục tiêu bài học MT: Định hướng HS những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt. YT: Nêu rõ từng ý kênh chữ và bằng lời. Slide 11 Nội dung bài học MT: HS nắm được khái quát các phần trong bài học. YT: Nêu rõ từng nội dung kênh chữ và bằng lời. Slide 12 Hoạt động 1 MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 1 và định hướng HS kiến thức cần tìm hiểu. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 13 Câu 1 MT: Giúp HS biết tranh vẽ các bạn xếp hàng vào lớp, ra về. YT: Câu hỏi chọn từ đã cho điền vào chỗ trống. Slide 14 Câu 2 MT: HS biết được tranh 1 các bạn xếp hàng vào lớp trật tự YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 15 Câu 3 MT: Giúp HS biết được tranh 2 các bạn xếp hàng ra về không trật tự. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 16 Câu 4 MT: Giúp HS biết được cần giúp đỡ bạn khi bạn bị ngã. YT: Câu hỏi một lựa chọn. Slide 17 Câu 5 MT: Giúp HS biết được tác hại của việc xếp hàng ra khỏi lớp không trật tự YT: Câu hỏi một lựa chọn. Slide 18 Câu 6 MT: Giúp HS biết được vì sao học tập ở tranh 2 YT: Câu hỏi điền vào chỗ trống các từ cho sẵn Slide 19 Kết luận MT: GV chốt những ý chính về ích lợi và tác hại của việc xếp hàng ra vào lớp. YT: Đưa ra kênh chữ và bằng lời. Slide 20 Giải lao MT: HS nghỉ giải lao giữa tiết. YT: Video Bài hát Lớp chúng mình đoàn kết. Slide 21 Hoạt động 2 MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 2 và định hướng HS kiến thức cần tìm hiểu. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 22 Phim xếp hàng vào lớp MT: Giúp HS nắm được những việc cần làm khi xếp hàng vào lớp YT: Video Xếp hàng vào lớp. Slide 23 Phim xếp hàng ra về MT: Giúp HS nắm được những việc cần làm khi xếp hàng ra về YT: Video Xếp hàng ra về. Slide 24 Câu 1 MT: Giúp HS biết nhận xét khi xếp hàng ra vào lớp. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 25 Câu 2 MT: Giúp HS biết những việc cần làm khi xếp hàng ra, vào lớp YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 26 Câu 3 MT: Giúp HS biết những ích lợi của việc giữ trật tự. YT: Câu hỏi lựa chọn 1 phương án. Slide 27 Chốt ý MT: GV chốt lại ý chính về việc giữ trật tự YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp kênh chữ và lời nói. Slide 28 Liên hệ bản thân MT: Giúp HS tự liên hệ bản thân về việc làm khi xếp hàng ra vào lớp. YT: Đưa ra các câu hỏi HS tự liên hệ trả lời. Slide 29 Bài tập củng cố MT: Dẫn dắt HS vào HĐ 4 và định hướng HS phần bài tập cần làm. YT: Đưa lệnh bằng kênh chữ và bằng lời. Slide 30 Trò chơi Ném ống bơ MT: Giúp HS củng cố kiến thức đã học thông qua trò chơi: Ném ống bơ YT: Thể hiện các câu hỏi qua phần mềm Violet Slide 30 Câu 1 MT: Giúp HS ôn lại cần phải giữ trật tự khi xếp hàng. YT: Câu hỏi dạng Đúng Sai. Slide 30 Câu 2 MT: Giúp HS ôn lại những lợi ích của việc giữ trật tự. YT: Câu lựa chọn một phương án. Slide 30 Câu 3 MT: Giúp HS biết các trò chơi nào an toàn. YT: Câu hỏi dạng một lựa chọn. Slide 30 Kết quả MT: Giúp HS biết được kết quả của trò chơi : Ném ống bơ. YT: Đưa ra kênh chữ và hình ảnh. Slide 31 Chốt ý MT: Giúp HS biết số trò chơi có ích YT: Đưa ra bằng kênh chữ kết hợp với lời nói. Slide 32 Hoạt động nối tiếp MT: Dẫn dắt HS vào HĐ nối tiếp YT: Đưa ra kênh chữ và lời nói. Slide 33 Phim các trò chơi MT: Giúp HS biết một số trò chơi có ích qua màn ảnh nhỏ. YT: Video các trò chơi. Slide 34 Hình ảnh MT: GV giúp HS biết trò chơi dân gian: Nhảy dây YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp với nền nhạc Slide 34 Hình ảnh MT: GV giúp HS biết trò chơi: Đá cầu YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp với nền nhạc Slide 34 Hình ảnh MT: GV giúp HS biết trò chơi: Ô ăn quan YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp với nền nhạc Slide 34 Hình ảnh MT: GV giúp HS biết có thể đọc truyện trong giờ chơi. YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp với nền nhạc Slide 34 Hình ảnh MT: GV giúp HS biết trò chơi: Nhảy lò cò YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp với nền nhạc Slide 34 Hình ảnh MT: GV giúp HS biết trò chơi: Đánh cầu lông YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp với nền nhạc Slide 34 Hình ảnh MT: GV giúp HS biết trò chơi: Nhảy lò cò YT: Đưa ra hình ảnh kết hợp với nền nhạc Slide 35 Dặn dò MT: Giúp HS về nhà thực hiện các điều đã học. YT: Đưa ra kênh chữ và lời nói. Slide 36 Video Chào tạm biệt MT: GV kết thúc bài học YT: Video Thu hình giáo viên Slide 37 Tài liệu tham khảo MT: Đưa ra những tài liệu, học liệu tham khảo đã được sử dụng. YT: Đưa bằng kênh chữ Slide 38 Kết thúc Kết thúc III/ KẾT LUẬN. Trên đây là toàn bộ bản thuyết tình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành,..v..v Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm được bài một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát và trò chơi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng nhận xét cụ thể giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa, tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Khê ngày 30 tháng 11 năm 2016 Người trình bày guyễn Thị Yến Nhân
File đính kèm:
- ban_thuyet_trinh_bai_giang_dao_duc_lop_1_chu_de_nha_truong_n.doc