Bản thuyết trình Bài giảng Âm nhạc Lớp 3 - Chủ đề: Em yêu làn điệu dân ca - Nguyễn Thị Thanh Lộc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bản thuyết trình Bài giảng Âm nhạc Lớp 3 - Chủ đề: Em yêu làn điệu dân ca - Nguyễn Thị Thanh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản thuyết trình Bài giảng Âm nhạc Lớp 3 - Chủ đề: Em yêu làn điệu dân ca - Nguyễn Thị Thanh Lộc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRUNG TRỰC ******* THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG E-LEARNING CHỦ ĐỀ: “EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA” Bài 1: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc Bài 2: Nghe nhạc: Bài chòi Bài 3: Học hát: Hò ba lí ( Dân ca Quảng Nam ) Môn: Âm nhạc – Lớp 3 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh lộc Đà Nẵng, ngày 30 tháng 12 năm 2016 BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING Âm nhạc lớp 3 I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Lộc Đơn vị: Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực – Thanh Khê – Đà Nẵng Tên bài giảng: Em yêu làn điệu dân ca. II/ PHẦN THUYẾT TRÌNH 1. Lí do chọn đề tài - Như chúng ta biết rằng, đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó âm nhạc dân gian nói chung, nhạc cụ dân tộc - dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc là linh hồn của dân tộc. Mỗi vùng miền , mỗi dân tộc có một làn điệu dân ca khác nhau thể hiện nét văn hóa riêng biệt, đời sống văn hoá tinh thần phong phú, thể hiện qua tín ngưỡng, lễ hội mà trong đó nhiều thể loại văn hoá dân gian, văn hoá nghệ thuật khá độc đáo, thể hiện trong những lễ hội cộng đồng và được lưu truyền qua truyền miệng (hát), những lời hát mộc mạc, nó phản ánh nhịp sống của cộng đồng trong các sinh hoạt thường nhật. Nhưng hiện nay lễ hội ngày càng được ít tổ chức, những nhạc cụ thì không còn lưu giữ và vì thế cũng không có nhiều cơ hội để hưởng thụ, nhận biết. Những người lớn tuổi thì ngày càng ít đi trong khi lớp trẻ không có ý thức giữ gìn những vốn quý văn hoá này hoặc có muốn thì cũng khó khăn về việc truyền dạy đang dần bị mai một nghiêm trọng.. - Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển như vũ bão của truyền thông hiện đại, phong trào hát ru, hát dân ca,nhạc cụ dân tộc có những lúc tưởng như bị nhạt màu, mai một. Thế hệ trẻ đặc biệt là những người mẹ trẻ nhiều lúc xa lạ với những lời ru, bài dân ca, cổ truyền. Họ ru con bằng các phương tiện hiện đại như điện thoại thông minh, bằng nhạc trẻ.Nnhiều khi do tự ti và nhận thức sai lệch về văn hoá dân tộc của mình, người ta thường mặc cảm với giá trị cổ truyền, cho đó là những cái lạc hậu, lỗi thời và có xu hướng chối bỏ nó để tiếp nhận một cách dễ dãi những giá trị văn hoá từ những dân tộc có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn mà họ coi là hiện đại. Việc truyền dạy những giá trị đạo đức tốt đẹp cho con trẻ qua lời ru dân ca dần bị lãng quên, thiếu vắng đi những làn điệu cổ truyền, xã hội sẽ dần trở nên vô cảm và gốc rễ của truyền thống văn hóa dân tộc, sức mạnh cội nguồn của lý tưởng có nguy cơ bị phai nhạt. Thế nhưng, vẫn còn đó ẩn sâu trong những làng quê bình dị và tâm hồn mỗi con người Việt yêu quê hương, những làn điệu hát ru, hát dân ca, nhạc cụ dân tộc cổ truyền không những không mất đi mà ngược lại còn được tiếp tục truyền tụng, bồi đắp, xây dựng mới ngày càng tốt tươi và độc đáo. Vì thế việc tiếp nhận các giá trị này không phải thông qua quá trình chọn lựa và làm thích ứng với giá trị văn hoá sẵn có của mình dẫn đến tình trạng dễ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc mình vào dân tộc khác. Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của dân ca trong việc giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian vào trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc tôi luôn trăn trở, tìm tòi các giải pháp cùng nhà trường để thực hiện có hiệu quả việc tổ chức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh. Vì thế tôi chọn đề tài: “ Em yêu làn điệu dân ca”. - Đề tài rộng nhưng tôi chỉ thực hiện chủ đề : “Em yêu làn điệu dân ca” này trong trong 3 bài: + Bài 1: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. + Bài 2: Nghe nhạc : Bài chòi. + Bài 3: Học hát: Hò ba lí ( Dân ca Quảng Nam ) 2. Lý do chọn phần mềm Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội dung kiến thức của bài tốt. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring,...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó, quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICCvv. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm iSpring có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm iSpring để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. iSpring giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation). iSpring đó biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 3. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vân dụng kiến thức để giải các bài tập. - Đề cao tính tự học nhờ bài giảng điện tử đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. A. Trình bày giáo án: a. Màu sắc không loè loẹt, dễ nhìn b. Chữ đủ to, rõ. c. Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. d.Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. B. Kĩ năng Multimedia: a. Có âm thanh b. Có video ghi giáo viên giảng bài. c. Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học. d. Đóng gói Chuẩn SCORM, AICC, html5 công cụ dễ dùng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). 4. Nội dung các câu hỏi của GV: Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung gv đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của. 4. Tóm tắt bài giảng STT Trình chiếu Mục tiêu ý tưởng thiết kế Slide 1 Thông tin chung Giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và bài giảng YT: Slide thông tin kết hợp với lời giới thiệu trên nền nhạc Slide 2 Một số lưu ý HS biết cách sử dụng bài giảng. YT: Hướng dẫn HS bằng kênh chữ, lời kết hợp với hình ảnh. Slide 3 Chủ đề bài Ở chủ đề bài học:Em yêu làn điệu dân ca này được chia thành 3 bài hoc: + Bài 1: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. + Bài 2: Nghe nhạc : Bài chòi + Bài 3: Học hát : Hò ba lí - Giới thiệu bằng hình ảnh và lời giảng GV Slide 4 Ôn kiến thức cũ - Kiến thức: Giúp HS biết được dân ca và nhạc cụ dân tộc của một số vùng miền. -Kĩ nắng: Thể hiện bài hát mềm mại, ngân luyến chính xác và nhớ tên các nhạc cụ cô đã giới thiệu - Thái độ: Giáo dục HS ngày càng yêu thích và tiếp tục bảo tồn phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Slide 5 Khởi động giọng Hướng dẫn HS luyện giọng trước khi vào bài học mới Slide 6 Mục tiêu bài học Để giúp HS củng cố lại kiến thức đã học GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập: + Câu 1: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát đã học. + Câu 2: Để HS nhớ lại bài hát dân ca quen thuộc GV đánh một bài nhạc xòe hoa để HS đoán tên bài hát và quan sát nhạc cụ để từ đó làm chuyển ý để giới thiệu vào bào học mới. - GV nhận xét tuyên dương. Slide 7 Giới thiệu nội dung ba bài học Giới thiệu tên bài học Bài 1: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. Giới thiệu tên bài bằng chữ, âm thanh và hình ảnh nhạc cụ Slide 8 Giới thiệu Cây đàn bầu Giới thiệu cho HS biết nguồn gốc xuất xứ cây đàn bầu. Nêu rõ từng ý bằng chữ, hình ảnh, lời giảng của GV và âm thanh. Slide 9 Giới thiệu cấu tạo về cây đàn bầu Giới thiệu cấu tạo của cây đàn bầu gồm 5 bộ phận chính: thân đàn, vòi đàn, cần đàn ( cần đàn), bầu cộng hưởng. Dùng tranh , chữ và lời giảng GV Slide 10 Đoạn phim nghe âm sắc đàn bầu Để học sinh nghe lại âm sắc đàn bầu GV thực hiện đàn trực tiếp để HS nghe rõ hơn. GV đánh đàn và quay phim. Slide 11 Liên hệ giáo dục Giáo dục HS : Mỗi khi ai rời xa quê hương, khi nghe đâu đó những tiếng nhạc ngân lên của cây đàn bầu đều đau đáu và nhớ nhà khôn nguôi. Tiếng đàn bầu đc ví như hồn quê của dân tộc. Giáo dục dùng hình ảnh và lời giảng GV GV đi quay phim trực tiếp tại Bảo tàng nhạc cụ dân tộc Hội An, Quảng Nam Slide 12 Giới thiệu đàn nguyệt Quan sát hình ảnh cây đàn nguyệt và nghe giới thiệu nguồn gốc cây đàn nguyệt. Slide 13 Đoạn phim Giới thiệu cấu tạo đàn nguyệt Xem đoạn phim nghe nghệ sĩ giới thiệu về cấu tạo của cây đàn nguyệt. Slide 14 Đoạn phim nghe âm sắc đàn nguyệt Để HS nghe được âm sắc của cây đàn nguyệt cũng như biết được biểu tượng nhạc cụ của Miền Nam gắn liền với bài hát Dạ cổ Hoài Lang , GV hát bài Dạ cổ Hoài Lang qua phần đệm đàn của nghệ sĩ. Slide 15 Giới thiệu đàn tranh Quan sát hình ảnh và nghe giới thiệu nguồn gốc của cây đàn tranh qua lời giảng của GV. Slide 16 Giới thiệu cấu tạo đàn tranh GV giới thiệu cấu tạo đàn tranh qua hình ảnh và lời giảng. Slide 17 Đoạn phim nghe âm sắc đàn tranh Để biết âm sắc của cây đàn tranh GV cho HS xem phim tiếng đàn tranh qua phần biểu diễn của bạn HS trong Quận đi thi chương trình thực tế đạt giải cao. Slide 18 Giới thiệu dàn nhạc dân tộc. Khi giới thiệu xong từng loại nhạc cụ GV cho HS quan sát loại nhạc cụ kết hợp tạo thành một dàn nhạc dân tộc độc đáo Slide 19 Củng cố Bài học1 Để giúp HS nắm được kiến thức vừa học GV cho HS thực hiện 3 bài tập về 3 loại nhạc cụ đã học + Câu 1: Đàn bầu còn có tên gọi khác là đàn gì? ( Độc huyền cầm ) + Câu 2: Đàn nguyệt có mấy dây? ( 2 dây ) + Câu 3: Âm thanh của đàn tranh có âm sắc như thế nào? ( Vang trong sáng ) GV đi quay phim trực tiếp tại phía đông cầu Rồng Thành phố Đà Nẵng Slide 20 Đoạn phim chuyển ý Xem đoạn phim giới thiệu để chuyển ý qua bài học thứ 2. Quay phim thực tế tại Cầu Rồng, Đà Nẵng. Slide 21 Nội dung bài học thứ 2 Nội dung bài học thứ 2: Nghe nhạc bài chòi kết hợp âm thanh. Slide 22 Giới thiệu nguồn gốc bài chòi Quan sát hình ảnh nghe giới thiệu nguồn gốc bài chòi ở Miền trung. Slide 23 Giới thiệu cách chơi bài chòi Nêu cách chơi bài chòi qua hình ảnh Slide 24 Đoạn phim hô tên các con bài Để HS nghe được giai điệu bài chòi và tên gọi các con bài GV cho HS xem đoạn phim hát hô bài chòi ở Hội An Slide 25 Chuyển ý Chuyển ý hát hô bài chòi ở Đà Nẵng qua hình ảnh. GV phỏng vấn trực tiếp nghệ sĩ hát hô bài chòi tại phía đông cầu Rồng Slide 26 Phỏng vấn Để HS biết được thể thức chơi bài chòi và những ngày Đà Nẵng tổ chức hoạt động hát hô bài chòi cho HS xem đoạn phim phỏng vấn nghệ sĩ. Slide 27 Nghe chơi bài chòi ở Đà Nẵng Xem đoạn phim người dân Đà Nẵng tham gia trò chơi hát hô bài chòi ở phía Đông cầu Rồng. Slide 28 Bài tập củng cố Bài 2 Để HS nhớ được trang phục đặc trưng của vùng miền và đặc biệt là thể loại hát hô bài chòi GV cho HS thực hiện bài tập chọn trang phục phù hợp cho người hát hô bài chòi. Slide 29 Liên hệ giáo dục Liên hệ giáo dục: các lời hát trong nghệ thuật bài chòi mang ý nghĩa giáo dục cao. Các câu hát thường ca ngợi về quê hương, đất nước, ca ngợi tình phụ tử, tình phu thêđề cao phẩm chất tốt đẹp của con người và phê phán tệ nạn xã hội. Slide 30 Bài học thứ 3 Chuyển ý giới thiệu nội dung bài học thứ 3: Học hát : Hò ba lí. Slide 31 Nghe hát mẫu Trước khi vào tập hát cho HS nghe hát mẫu Slide 32 Luyện hát theo lối móc xích Giới thiệu luyện hát từng câu Slide 33 Tập hát câu 1 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 34 Tập hát câu 2 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 35 Tập hát câu 1 và câu 2 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 36 Tập hát câu 3 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 37 Tập hát câu 4 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 38 Tập hát câu 5 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 39 Tập hát câu 3, câu 4, câu 5 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 40 Tập hát câu 6 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 41 Tập hát câu 7 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 42 Tập hát câu 8 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 43 Tập hát câu 3, câu 4, câu 5 Luyện tập hát từng câu theo giai điệu và hát mẫu. Slide 44 Giới thiệu Chuyển ý qua hát cả bài. Slide 45 Hát theo giai điệu Hát cả bài theo giai điệu Slide 46 Giới thiệu hát kết hợp gõ đệm theo nhịp Để Hs hát chắc nhịp GV giới thiệu HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. Slide 47 Hát kết hợp gõ đẹm theo nhịp Thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. Slide 48 Củng cố chủ đề Em yêu làn điệu dân ca Để củng cố lại kiến thức nội dung bài học GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập sau: + Câu 1: Em hãy nối tên của các cây đàn đúng với bức tranh + Câu 2: Bài hát : Hò ba lí thuộc dân ca vùng miền nào ( Quảng Nam ) + Câu 3: Bài chòi thuộc dân ca vùng miền nào? ( Miền Trung ) + Câu 4: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ: ( Đàn bầu ) + Câu 5: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ: ( Đàn tranh ) + Câu 6: Cho HS xem đoạn phim nghệ sĩ hát hô bài chòi, để qua đó em đoán được đó là tên con bài gì? ( Voi ) Slide 49 Liên hệ giáo dục Qua chủ đề bài học Em yêu làn điệu dân ca, giáo dục Hs yêu thích các làn điệu dân ca để qua đó bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Slide 50 Dặn dò Nghe cô dặn dò Slide 51 Tài lệu tham khảo Trích dẫn tài liệu tham khảo mà GV đã sử dụng trong quá trình soạn giảng bài này. III/ KẾT LUẬN. Trên đây là toàn bộ bản thuyết tình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành,..v..v Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm được bài một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát và trò chơi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng nhận xét cụ thể giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. Để bài giảng của được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Đà nẵng, ngày 30 tháng 12 năm 2016 Người trình bày Nguyễn Thị Thanh Lộc
File đính kèm:
- ban_thuyet_trinh_bai_giang_am_nhac_lop_3_chu_de_em_yeu_lan_d.doc
- BIA.doc
- em yeu lan dieu dan ca.doc
- nhac cu dan toc.pptx