Bản thuyết minh Bài giảng Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Chủ đề: Khám phá khoa học vũ trụ - Phan Trương Minh Hiền
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bản thuyết minh Bài giảng Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Chủ đề: Khám phá khoa học vũ trụ - Phan Trương Minh Hiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản thuyết minh Bài giảng Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Chủ đề: Khám phá khoa học vũ trụ - Phan Trương Minh Hiền
BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING Môn Khoa học lớp 3: Chủ đề: KHÁM PHÁ KHOA HỌC VŨ TRỤ Bài 60: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Bài 61: TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI Bài 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN Giáo viên: Phan Trương Minh Hiền Đơn vị: Trường TH Nguyễn Trung Trực – Quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng Tên bài giảng: Chủ đề: KHÁM PHÁ KHOA HỌC VŨ TRỤ Bài 60: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Bài 61: TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI Bài 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT II/ PHẦN THUYẾT TRÌNH A. Lí do chọn đề tài: Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới được hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội dung kiến thức của bài tốt. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy - học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng E-learning. 1. Lí do chọn chủ đề: Tìm hiểu và nghiên cứu về vũ trụ từ lâu đã trở thành một ngành khoa học thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Đối với lứa tuổi Tiểu học, các em đang trong giai đoạn đặt nền móng tri thức đầu tiên, giai đoạn hình thành và phát triển tư duy nên sự ham thích học hỏi, những tò mò và thắc mắc về thế giới xung quanh thể hiện rất rõ ràng. Việc tìm hiểu về vũ trụ cũng như sự sống ngoài trái đất cũng khiến các em đặc biệt hứng thú bởi sự kì bí khó hiểu mà thế giời ngoài trái đất đem lại cho con người, thậm chí các em có thể đặt được “10 vạn câu hỏi vì sao” xoay quanh vấn đề này, ví dụ như “Tại sao mặt trời lại sáng?”, “Tại sao Trái Đất lại quay?”, “Tại sao có ngày và đêm?”, kèm theo đó là mong muốn được giải đáp tất cả những thắc mắc kể trên. Để có thể phần nào đáp ứng được nguyện vọng đó, bài giảng E-learning với chủ đề Khám phá khoa học vũ trụ của tôi sẽ giúp các em hiểu được một số kiến thức về vũ trụ, về Trái Đất, hệ Mặt Trời và Mặt Trăng. Đấy là lí do vì sao trong nhiều chủ đề, tôi quyết định lựa chọn chủ đề “Khám phá khoa học vũ trụ”. 2. Lí do chọn phần mềm: Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC, HTML5 Xây dựng bài giảng điện tử e-Learning là một trong những kỹ năng cần thiết đối với mỗi giáo viên ngày nay, khi mà giáo dục Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và tiếp cận với công nghệ giáo dục hiện đại. Có một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác soạn bài giảng e-learning đó chính là ISpring Suite. Bộ sản phẩm ISpring Suite được tích hợp 3 phần mềm gồm iSpring Pro – tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn E-Learning, ISpring QuizMaker – phần mềm chuyên dùng soạn bài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến, và ISpring Kinetics – phần mềm chuyên dùng biên tập sách điện tử. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm ISpring Suite có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm ISpring Suite để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint và ISpring Suite để giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation). ISpring Suite đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng Elearning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa vào bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng E-learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một Add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. Ngoài ra, với ISpring Suite, tôi có thể xuất ra bài giảng ở các định dạng HTML5, định dạng được sử dụng trên tất cả các thiết bị Smart Phone, Ipad Giúp người học dễ dàng tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện. Bên cạnh phần mềm ISpring Suite, tôi còn sử dụng một số các phần mềm hỗ trợ, đặc biệt là phần mềm Violet. Phần mềm này giúp tôi dễ dàng thiết kế được các trò chơi nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh. Tuy nhiên, áp dụng phần mềm, tôi vẫn không thể loại bỏ được điểm số đã mặc định có trong trò chơi. Điều này tuy không đúng với Thông tư 22 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, nhưng xét thấy hiệu quả mà nó đem lại nên tôi vẫn quyết định giữ lại trong bài giảng của mình. Khi sử dụng, khuyến cáo người dùng không nên đặt nặng vào vấn đề điểm số. B. Quá trình xây dựng bài giảng: 1. Quy trình thiết kế bài giảng Elearning 1.1. Xác định mục tiêu bài học 1.2. Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản 1.3. Xây dựng kịch bản dạy học 1.4. Xác định tư liệu cho các hoạt động 1.5. Lựa chọn công cụ và thực hiện kịch bản 1.6 Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện Để bắt đầu xây dựng bài giảng, người giáo viên cũng phải lên ý tưởng thiết kế nội dung các hoạt động dạy học sao cho đạt được mục tiêu bài học. Song song với việc thiết kế nội dung là việc tìm tòi, xây dựng những tư liệu có giá trị và mang tính gợi mở, những lời giảng, lời bình mang tính thuyết phục hay từng hình ảnh, âm thanh có tính chất lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Mỗi nội dung cần chốt chuyển chặt chẽ, gọn gàng, dễ hiểu, dễ nhớ. Điều này đòi hỏi người giáo viên vừa có trình độ hiểu biết bài dạy sâu xa, vừa phải biết tận dụng mọi hình thức công nghệ để vận dụng vào bài giảng. Và một đặc thù riêng biệt của bài giảng E-learning là học sinh học tập qua mạng Internet. Vì vậy các nội dung học tập đều phải được chuyển tải dưới dạng các bài tập tương tác trực tuyến. Người giáo viên phải nắm vững để phát huy tối đa tính năng của phần mềm tạo bài giảng, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của người học. Hệ thống bài tập phong phú, đa dạng nhưng phải bám sát được mục tiêu từng hoạt động, từ đó giúp người học chiếm lĩnh được nội dung bài học. Việc xây dựng bài giảng luôn luôn phải đảm bảo các tiêu chí của một bài giảng Elearning. 2. Tiêu chí của một bài giảng Elearning a, Tính công nghệ - Được xây dựng trên các công cụ hỗ trợ đóng gói sản phẩm theo chuẩn SCORM hoặc AICC, HTML 5. - Có ghi âm lời giảng của giáo viên và cho xuất hiện hình hoặc video giáo viên giảng bài khi cần thiết. - Sử dụng Font chữ Unicode b, Nội dung - Đảm bảo chính xác, khoa học về nội dung và kiến thức bài giảng. - Tính sáng tạo, thiết thực, bám sát thực tế, khoa học và đổi mới. - Tính hoàn thiện, đầy đủ. - Tính rõ ràng trong trích dẫn các tài liệu, học liệu tham khảo. c, Tính sư phạm và phương pháp truyền đạt: - Đáp ứng nhu cầu tự học của người học. - Lời giảng (tiếng nói) và thuyết minh (văn bản) dễ hiểu. - Tạo tình huống học tập. - Có các câu hỏi hướng dẫn để người học tư duy, học một cách tích cực. - Có tính tương tác và hấp dẫn. - Có nội dung kiểm tra, đánh giá. d, Đánh giá chung - Hiệu quả có thể đem lại cho người học. - Tính hấp dẫn. - Có thể áp dụng đại trà, phổ biến được trong thực tiễn. 3. Các công cụ, phần mềm hỗ trợ - Sử dụng phần mềm ISpring Suite 7 - Sử dụng phần mềm Total Video Converter để đổi đuôi các đoạn phim. - Sử dụng trang violet.vn và google.com.vn để truy cập sưu tầm tư liệu, tranh ảnh - Sử dụng phần mềm Flash làm phim hoạt hình. - Sử dụng phần mềm Violet tạo trò chơi tương tác. - Sử dụng phần mềm Minmap vẽ sơ đồ tư duy. - Sử dụng trang web: và 4. Các bước xây dựng bài giảng Elearning Thực hiện 5 bước: Bước 1: Xây dựng bài Power Point (hoặc tận dụng bài đã có sẵn) Bước 2: Xây dựng kịch bản nói và kịch bản ghi hình - Quay video giáo viên giảng - Ghi âm lời giảng - Chèn phim, âm thanh vào ISpring Suite - Đồng bộ âm thanh và lời giảng Bước 3: Xây dựng các gói bài tập trắc nghiệm - Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác - Việt hóa cá thông báo, các nút lệnh trong bài trắc nghiệm - Thiết lập động viên Bước 4: Đóng gói bài giảng theo chuẩn duyệt trình web HTML 5 và Flash Chèn ảnh giáo viên, khai báo thông tin, đặt tên bài giảng, đặt tên các slide, đặt lại giao diện. Bước 5: Xuất bản bài giảng Elearning 5. Cách sử dụng bài giảng Cách sử dụng bài giảng rất đơn giản. Đầu tiên học sinh mở bài giảng ở file index: Nếu không mở được bài giảng bằng file index, học sinh có thể mở bài giảng bằng file html5: Sau đó bài giảng được mở ra, học sinh xem lần lượt các slide. Nếu chưa hiểu rõ có thể mở file hướng dẫn sử dụng đã được đính kèm. * Một số các lưu ý khi sử dụng bài giảng: - Nếu bài giảng chưa xuất hiện trên máy tính, người dùng cần kiểm tra các phiên bản flash của trình duyệt web hoặc có thể thay đổi các trình duyệt web khác. C. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. - Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. 1. Trình bày giáo án: Màu sắc không loè loẹt, dễ nhìn Chữ đủ to, rõ. Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. Kĩ năng Multimedia: Có âm thanh Có video ghi giáo viên giảng bài. Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học. Đóng gói Chuẩn SCORM, AICC, HTML 5 công cụ dễ dùng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). Nội dung các câu hỏi của GV: Các câu hỏi giáo viên đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung giáo viên đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm. III. TÓM TẮT BÀI GIẢNG A. Bài 60: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1: Giới thiệu bài giảng - Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh bài hát. Slide 2: Hướng dẫn sử dụng bài giảng - Cung cấp các bước cơ bản để người học có thể sử dụng bài giảng dễ dàng. Đặc biệt hướng dẫn người học tải tập tin đính kèm về máy để nghiên cứu thêm. Đây là một tính năng mới của Ispring Suite 7. Slide 3: Hướng dẫn thao tác làm bài tập - Hướng dẫn người học một số các thao tác cơ bản khi thực hiện các bài tập tương tác. Slide 4: Nội dung bài học - Giới thiệu nội dung bài học Slide 5: Giới thiệu gói câu hỏi ôn kiến thức cũ - Giới thiệu gói bài tập ôn kiến thức cũ Slide 6: Câu 1 - Ôn lại kiến thức cũ về hình dạng của Trái Đất thông qua bài tập nhiều lựa chọn. Slide 7: Câu 2 - Ôn kiến thức cũ về quả địa cầu thông qua câu hỏi chọn từ đúng điền vào chỗ trống Slide 8: Câu 3 - Ôn kiến thức về quả địa cầu thông qua câu hỏi đúng, sai. Slide 9: Kết quả - Kết quả làm làm bài của học sinh: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 10: Đoạn phim giới thiệu bài mới - Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới Slide 11: Giới thiệu bài. - Giới thiệu tên đề bài Slide 12: Mục tiêu bài học - Giới thiệu mục tiêu bài học. Slide 13: Giới thiệu phần 1 - Giới thiệu mục 1 Slide 14: Giới thiệu câu hỏi tìm hiểu bài - Giới thiệu, dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài thông qua đoạn phim và các câu hỏi tương tác. Slide 15: Câu 1 - Học sinh vừa xem phim, vừa suy nghĩ trả lời câu hỏi về sự chuyển động của Trái Đất quanh trục của nó thông qua dạng câu hỏi đúng sai. Slide 16: Câu 2 - Học sinh quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi về hướng chuyển động của Trái Đất thông qua dạng câu hỏi nhiều lựa chọn. Slide 17: Kết quả - Kết quả làm làm bài của người học: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 18: Kết luận - Giảng giải và đưa ra kết luận cuối cùng về sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó. Slide 19: Giới thiệu phần 2 - Giới thiệu phần 2: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Đồng thời dẫn dắt người học đến với đoạn phim ở trang sau. Slide 20: Phim - Đoạn phim về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời Slide 21: Giới thiệu phần bài tập tìm hiểu bài - Giới thiệu gói câu hỏi tìm hiểu về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Slide 22: Câu 1 - Tìm hiểu về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời thông qua câu hỏi chọn từ đúng điền vào chỗ trống. Slide 23: Câu 2 - Tìm hiểu về hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời thông qua câu hỏi nhiều lựa chọn. Slide 24: Kết quả - Kết quả làm làm bài của người học: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 25: Kết luận - Đưa ra kết luận giúp học sinh nắm vững kiến thức về sự chuyển động của Trái Đất. Slide 26: Mở rộng - Đưa ra câu hỏi nhằm kích thích sự tò mò của học sinh. Đồng thời giới thiệu đoạn phim tư liệu trả lời cho câu hỏi được đưa ra. Slide 27: Phim minh họa - Đoạn phim nói về lực hút Trái Đất, giải thích cho học sinh hiểu vì sao con người và sự vật không bị văng ra khỏi Trái Đất khi Trái Đất chuyển động. Slide 28: Giải đáp - Khắc sâu kiến thức vừa tìm hiểu được thông qua đoạn nói chuyện của ba nhân vật hoạt hình. Slide 29: Đặt vấn đề bảo vệ môi trường trên Trái Đất - Giới thiệu câu hỏi về bảo vệ môi trường trên Trái Đất. Slide 30: Hình ảnh bảo vệ môi trường trên Trái Đất - Giới thiệu hình ảnh về các việc làm thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, đồng thời dẫn dắt học sinh đến với đoạn phim hoạt hình về bảo vệ môi trường. Slide 31: Phim minh họa - Đoạn phim nói về các việc làm thiết thực bảo vệ môi trường. Slide 32: Tổng kết - Giáo viên giúp học sinh khắc sâu kiến thức cả bài thông qua sơ đồ tư duy. Slide 33: Giới thiệu trò chơi - Giới thiệu trò chơi học tập. Slide 34: Trò chơi - Học sinh tham gia trò chơi, tuy nhiên ở phần trò chơi, người học không nên đặt nặng vấn đề điểm số. Đấy là một phần mặc định của phần mềm, giáo viên không thể tháo gỡ. Slide 35: Lời kết - Lời kết của giáo viên, tổng kết bài học, dặn dò học sinh. Slide 36: Tài liệu tham khảo - Tài liệu tham khảo B. Bài 61: TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI Để nối tiếp kiến thức ở bài trước, bài mới sẽ giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết của mình ra ngoài vũ trụ, nắm rõ hơn các kiến thức về hệ Mặt Trời. STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1: Giới thiệu bài giảng - Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh bài hát. Slide 2: Hướng dẫn sử dụng bài giảng - Cung cấp các bước cơ bản để người học có thể sử dụng bài giảng dễ dàng. Đặc biệt hướng dẫn người học tải tập tin đính kèm về máy để nghiên cứu thêm. Đây là một tính năng mới của Ispring Suite 7. Slide 3: Hướng dẫn một số thao tác khi làm bài tập - Hướng dẫn người học một số các thao tác cơ bản khi thực hiện các bài tập tương tác. Slide 4: Giới thiệu phần ôn bài cũ - Ôn lại kiến thức cũ về sự chuyển động của Trái Đất. Slide 5: Câu hỏi ôn bài cũ. - Ôn lại kiến thức cũ về sự chuyển động của Trái Đất thông qua câu hỏi nhiều chọn lựa. Slide 6: Câu hỏi ôn bài cũ. - Ôn lại kiến thức cũ về sự chuyển động của Trái Đất thông qua câu hỏi điền khuyết nhiều lựa chọn. Slide 7: Nhân xét kết quả làm bài - Kết quả làm làm bài của học sinh: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 8: Giới thiệu bài. - Đoạn phim giới thiệu bài mới. Slide 9: Giới thiệu bài - Giới thiệu bài mới. Slide 10: Mục tiêu bài học - Giới thiệu mục tiêu bài học. Slide 11: Giới thiệu phần I - Giới thiệu tìm hiểu phần I: Tìm hiểu về hệ Mặt Trời. Slide 12: Giới thiệu khái niệm hành tinh - Giảng giải khái niệm hành tinh, dẫn dắt học sinh đến với kiến thức mới: Trái Đất là một hành tinh. Từ đó giới thiệu qua đoạn phim về hệ Mặt Trời. Slide 13: Phim tư liệu về hệ Mặt Trời - Phim về hệ Mặt Trời. Slide 14: Giới thiệu tìm hiểu bài. - Giới thiệu phần bài tập tìm hiểu hệ Mặt Trời Slide 15: Câu hỏi 1 - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi về hệ Mặt Trời thông qua dạng câu hỏi nhiều lựa chọn. Slide 16: Câu hỏi 2 - Tìm hiểu về hệ Mặt Trời thông qua dạng câu hỏi điền vào chỗ trống. Học sinh phải tự gõ đáp án chính xác vào ô trống. Slide 17: Câu hỏi 3 - Tìm hiểu về hệ Mặt Trời và các đặc điểm của các hành tinh thông qua dạng bài tập nối. Slide 18: Nhận xét - Kết quả làm làm bài của học sinh: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 19: Định nghĩa hệ Mặt Trời - Giảng và rút ra định nghĩa hệ Mặt Trời. Slide 20: Giới thiệu các hành tinh trong hệ Mặt Trời - Giới thiệu thứ tự các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Slide 21: Kết luận - Kết luận về hệ Mặt Trời. Slide 22: Giới thiệu phần II - Giới thiệu phần 2: Sự sống trong hệ Mặt Trời. - Dẫn dắt học sinh đến với đoạn phim về các hành tinh trong hệ Mặt Trời và câu hỏi tìm hiểu bài. Slide 23: Phim - Đoạn phim giới thiệu rõ hơn về các đặc điểm của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Slide 24: Câu hỏi 1 - Tìm hiểu về sự sống trong hệ Mặt Trời thông qua câu hỏi đúng, sai. Slide 25: Câu hỏi 2 - Tìm hiểu về sự sống trong hệ Mặt Trời thông qua câu hỏi nhiều lựa chọn đúng. Slide 26: Kết quả - Kết quả làm làm bài của học sinh: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 27: Sự sống trên Trái Đất - Giới thiệu các hình ảnh về sự sống, đồng thời nêu các nguy cơ đe dọa sự sống và những việc làm thiết thực để bảo vệ sự sống. Slide 28: Tổng kết - Tổng kết nội dung bài học. Đồng thời giới thiệu đoạn phim về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Slide 29: Phim - Đoạn phim các hành tinh trong hệ Mặt Trời bằng tiếng Anh, có lời dẫn tiếng Việt. Qua đó, học sinh có thể học tên các hành tinh bằng tiếng Anh. Slide 30: Giới thiệu trò chơi học tập - Giới thiệu trò chơi học tập. Slide 31: Trò chơi học tập - Trò chơi “Cóc vàng tài ba”. Lưu ý, người học không nên đặt nặng vấn đề điểm số. Đây là trò chơi nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tuy nhiên không loại bỏ được phần điểm số đã được mặc định. Slide 32: Lời kết - Lời kết của giáo viên. Slide 33: Tài liệu tham khảo - Tài liệu tham khảo. C. Bài 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT Để tiếp nối nội dung của bài trước, chúng ta cùng đến với bài tiếp theo, tìm hiểu một thiên thể rất quen thuộc đối với nhân loại, đó chính là Mặt Trăng. STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1: Giới thiệu bài giảng - Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh bài hát. Slide 2: Hướng dẫn sử dụng bài giảng - Cung cấp các bước cơ bản để người học có thể sử dụng bài giảng dễ dàng. Đặc biệt hướng dẫn người học tải tập tin đính kèm về máy để nghiên cứu thêm. Đây là một tính năng mới của Ispring Suite 7. Slide 3: Hướng dẫn một số thao tác làm bài tập - Hướng dẫn người học một số các thao tác cơ bản khi thực hiện các bài tập tương tác. Slide 4: Nội dung bài học - Giới thiệu nội dung bài học. Slide 5: Ôn lại kiến thức cũ - Giới thiệu phần ôn lại kiến thức cũ. Slide 6: Ôn lại kiến thức cũ - Ôn lại kiến thức cũ về hệ Mặt Trời thông qua dạng bài tập xác định vị trí. Slide 7: Ôn kiến thức cũ - Ôn lại kiến thức cũ về hệ Mặt Trời thông qua dạng bài tập điền từ còn thiếu vào chỗ trống. Slide 8: Ôn kiến thức cũ - Ôn lại kiến thức cũ về hệ Mặt Trời thông qua dạng bài tập nhiều lựa chọn. Slide 9: Kết quả làm bài - Kết quả làm làm bài của học sinh: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 10: Phim giới thiệu bài mới - Đoạn phim giới thiệu và gợi mở về nội dung của bài học. Slide 11: Giới thiệu bài mới - Giới thiệu bài mới. Slide 12: Mục tiêu bài học - Giới thiệu mục tiêu bài học. Slide 13: Giới thiệu phần I - Giới thiệu phần I: Tìm hiểu đôi chút về Mặt Trăng Slide 14: Giới thiệu bài tập tìm hiểu bài - Giới thiệu phần bài tập về tìm hiểu Mặt Trăng, yêu cầu học sinh tải tài liệu ở phần tập tin đính kèm, đọc, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi. Slide 15: Câu 1 - Tìm hiểu về Mặt Trăng thông qua dạng bài tập nhiều chọn lựa. Slide 16: Câu 2 - Tìm hiểu về Mặt Trăng thông qua câu hỏi điền khuyết có nhiều lựa chọn. Slide 17: Kết quả làm bài - Kết quả làm làm bài của học sinh: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 18: Kết luận - Nêu kết luận về những đặc điểm cơ bản của Mặt Trăng. Slide 19: Giới thiệu phần II - Giới thiệu phần II: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Slide 20: Giới thiệu bài tập tìm hiểu bài - Giới thiệu gói bài tập tìm hiểu bài, đồng thời nêu yêu cầu học sinh phải quan sát phim, tranh để trả lời các câu hỏi. Slide 21: Câu 1 - Tìm hiểu vị trí của Mặt Trăng thông qua dạng bài tập xác định vị trí. Slide 22: Câu 2 - Tìm hiểu mối tương quan giữa Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thông qua dạng câu hỏi điền vào chỗ trống với nhiều lựa chọn. Slide 23: Câu 3 - Học sinh vừa xem phim, vừa trả lời câu hỏi tìm hiểu về sự chuyển động của Mặt Trăng thông qua bài tập nhiều chọn lựa. Slide 24: Kết quả làm bài - Kết quả làm làm bài của học sinh: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 25: Kết luận - Kết luận: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Slide 26: Vẽ sơ đồ chuyển động - Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, đồng thời xác định hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Slide 27: Mở rộng - Giới thiệu phần III: Mở rộng. - Giới thiệu đoạn phim mở rộng các kiến thức về Mặt Trăng. Slide 28: Đoạn phim mở rộng - Đoạn phim về Mặt Trăng với lời thuyết minh của giáo viên. Slide 29: Giới thiệu củng cố bài học - Giới thiệu phần bài tập củng cố. Slide 30: Củng cố câu 1 - Củng cố các kiến thức về Mặt Trăng thông qua dạng bài tập điền khuyết nhiều lựa chọn. Slide 31: Củng cố câu 2 - Củng cố kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng thông qua dạng bài tập nhiều lựa chọn. Slide 32: Củng cố câu 3 - Củng cố kiến thức về Mặt Trăng thông qua dạng bài tập nhiều lựa chọn đúng. Slide 33: Củng cố câu 4 - Củng cố kiến thức về Mặt Trăng thông qua dạng bài tập đúng, sai. Slide 34: Kết quả - Kết quả làm làm bài của học sinh: Có lời khen tặng cho học sinh làm đúng và có lời động viên cho học sinh chưa thực hiện tốt phần bài tập. Slide 35: Lời kết - Đoạn phim kết bài, lời dặn dò và lời chào của giáo viên. Slide 36: Tài liệu tham khảo - Tài liệu tham khảo IV/ KẾT LUẬN: Trên đây là toàn bộ bản thuyết tình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng chúng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành...v..v Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm được bài một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua các câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. Để bài giảng của nhóm chúng tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 29 tháng 09 năm 2016 Tác giả: Phan Trương Minh Hiền
File đính kèm:
- ban_thuyet_minh_bai_giang_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_chu_de_kh.doc
- giao an su chuyen dong cua trai dat.doc
- su chuyen dong cua trai dat.pptx