Bản thuyết minh Bài giảng Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà - Đinh Thị Thu Hằng
Bạn đang xem tài liệu "Bản thuyết minh Bài giảng Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà - Đinh Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản thuyết minh Bài giảng Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà - Đinh Thị Thu Hằng
THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E - LEARNING TÊN BÀI GIẢNG: BÀI 23: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô và các em học sinh đến với bài giảng: “Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà” do tác giả Đinh Thị Thu Hằng, Diệp Thị Ái Vân thiết kế. Thưa quý thầy cô và các em học sinh, để giúp các thầy cô và các em có thể hiểu rõ ý tưởng và cách sử dụng của bài giảng rất mong các thầy cô và các em học sinh dành một chút thời gian đọc phần thuyết minh trước khi vào bài học. Hi vọng các em học sinh sẽ có một giờ học lí thú và bổ ích. NỘI DUNG GIAO DIỆN THUYẾT MINH 1. Trang bìa 2. Video giáo viên giới thiệu. 3. Kiểm tra bài cũ. 3.1. Câu 1. 3.2. Câu 2. 4. Video về cháy nhà – giới thiệu bài mới. 5. Mục tiêu bài học. 6. Các hoạt động. 7. Hoạt động 1: Tìm hiểu thiệt hại do cháy gây ra. 7.1. Vụ cháy ở Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Bình 7.2. Vụ cháy Trung tâm Thương mại Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh. 7.3. Cháy nhà máy may ở Pakistan 7.4. Bài tập về thiệt hại của cháy 7.5. Kết luận về thiệt hại của cháy. 8. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây cháy. 8.1. Câu hỏi 1. 8.2. Câu hỏi 2. 8.3. Câu hỏi 3. 8.4. Giải thích bếp ở hình 2 an toàn hơn. 8.5. Video giáo viên trực tiếp cung cấp thêm các nguyên nhân gây cháy trong nhà. 9. Hoạt động 3: Cách phòng tránh cháy. 9.1 Câu hỏi 1. .2.Câu hỏi 2. 9.3. Câu 3. 9.4. Câu hỏi 4. 10. Cách xử lí khi có cháy xảy ra. 11. Video hướng dẫn cách xử lí khi có khi có cháy xảy ra. 12. Kết luận sau bài học. 13. Video kết thúc bài học và dặn dò. 14. Tài liệu tham khảo. - Trang này có nội dung bao gồm các thông tin như quy định trong thể lệ của cuộc thi. - Video này giáo viên trực tiếp giới thiệu người sẽ tham gia hướng dẫn tiết học tự nhiên và xã hội lớp 3. * Học sinh sẽ làm bài tập bằng cách bấm chuột vào đáp án mình chọn, các em sẽ được thực hiện bài tập 2 lần ( nếu lần 1 trả lời sai. Tương tự ở các bài tập sau cũng vậy). Sau mỗi bài tập giáo viên sẽ có phần chốt lại, mở rộng kiến thức và giáo dục học sinh. Hai hình bên là giao diện của phần kểm tra bài cũ. Phần kiểm tra bài cũ gồm 2 câu hỏi. - Câu hỏi số 1 này nhằm mục tiêu ôn tập lại cho các em về các thế hệ trong một gia đình. - Câu hỏi số 2 nhằm giáo dục các em biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ họ hàng thân thích của mình. - Video về quá trình xảy ra một vụ cháy trong một ngôi nhà, nhằm giúp học sinh bước đầu biết được thế nào là một vụ cháy nhà. Từ đó giáo viên giới thiệu bài mới. Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà. Tác giả hi vọng sẽ gây được ấn tượng và trí tò mò của học sinh trước khi vào bài học mới. - Hình bên là giao diện của trang mục tiêu của bài học. Bài học có 4 mục tiêu học sinh cần đạt. - Giáo viên giới thiệu 3 hoạt động chính có trong bài học. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào tìm hiểu thiệt hại do cháy. - Các mục từ 7.1 – 7.3 là hình ảnh các vụ cháy tiêu biểu trong và ngoài nước gây ra các thiệt hại lớn về người, tài sản, gây ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông,... Ở những mục này học sinh sẽ quan sát các hình ảnh và nghe thông tin giáo viên cung cấp. - Sau khi quan sát các hình ảnh và nghe thông tin giáo viên cung cấp. Học sinh sẽ làm bài tập bằng cách bấm chuột vào đáp án mình chọn để nắm lại các thiệt hại do cháy gây ra. - Giáo viên chốt ý lại các thiệt hại do cháy gây ra. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào tìm nguyên nhân gây cháy. - Học sinh sẽ quan sát hình và đoán xem em bé trong hình có thể gặp tai nạn gì khi chơi với diêm và đèn dầu. Các em thực hiện bài tập bằng cách bấm chuột vào đáp án mình chọn. - Ở bài tập này các em tiếp tục quan sát hình 1 và chỉ ra các vật dễ cháy có trong hình bằng cách bấm chuột vào những đáp án mình chọn. - Các em sẽ quan sát kĩ 2 hình và cho biết hình nào an toàn hơn trong việc phòng cháy. Các em thực hiện bài tập bằng cách bấm chột vào đáp án mình chọn. - Tương tự như các bài tập trên, các em giải thích bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy bằng cách bấm chột vào những đáp án mình cho là đúng. - Với ý tưởng làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động và hấp dẫn đối với học sinh, giáo viên đã trực tiếp thực hiện video về các nguyên nhân gây cháy ở bếp củi, bếp ga và đồ dùng điện trong gia đình. Từ đó giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào hoạt động 3 một cách tò mò và thích thú hơn. - Ở câu hỏi 1,2,3, này học sinh sẽ thể hiện việc làm phòng cháy của mình bằng cách bấm chuột vào đáp án mà các em chọn sẽ thực hiện. - Ở câu này gồm có 2 cột. Cột bên trái thể hiện nguyên nhân gây cháy, cột bên phải thể hiện cách phòng tránh cháy. Từ nguyên nhân học sinh sẽ nối với cách phòng tránh cho phù hợp để đề phòng hỏa hoạn xảy ra. - Sau khi các em đã biết được các thiệt hại, nguyên nhân và cách phòng tránh cháy rồi. Giáo viên đưa ra tình huống có cháy xảy ra khi các em ở nhà một mình và yêu cầu các em chọn cách xử lí bằng cách bấm chuột vào đáp án đã cho. - Video cung cấp cho các em thông tin tổng quát về cháy ( thiệt hại, nguyên nhân, cách phòng tránh cháy) và hướng dẫn cụ thể cách xử lí khi có cháy xảy ra. Qua đó các em có thêm kiến thức, kĩ năng về phòng cháy và xử lí khi có cháy xảy ra. - Giáo viên rút ra kết luận về phòng cháy khi ở nhà, có video minh họa cụ thể. - Giáo viên kết thúc tiết học và dặn dò học sinh về nhà thực hiện tốt các cách phòng tránh cháy và vận động người thân cùng thực hiện. - Ở trang này là các tài liệu mà giáo viên đã sử dụng tham khảo để xây dựng bài giảng. Trên đây là phần thuyết minh về bài giảng Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà – Môn tự nhiên và xã hội lớp 3. Lần đầu tiên tác giả tham gia cuộc thi nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung, ý tưởng cũng như kĩ thuật thiết kế. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo, các em học sinh và những người quan tâm. Mọi đóng góp xin được gửi theo địa chỉ: Đinh Thị Thu Hằng, Diệp Thị Ái Vân, giáo viên Trường Tiểu học Hiền Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình. Điện thoại: 01278939345 Email: dinhhangdpy@mail.com Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo, ban tổ chức cuộc thi. Chúc cuộc thi năm 2016-2017 thành công rực rỡ.
File đính kèm:
- ban_thuyet_minh_bai_giang_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_23_ph.doc