Bản thuyết minh Bài giảng Tin học Lớp 3 - Bài: Thông tin xung quanh ta - Nguyễn Văn Thưởng
Bạn đang xem tài liệu "Bản thuyết minh Bài giảng Tin học Lớp 3 - Bài: Thông tin xung quanh ta - Nguyễn Văn Thưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản thuyết minh Bài giảng Tin học Lớp 3 - Bài: Thông tin xung quanh ta - Nguyễn Văn Thưởng
THUYẾT MINH BÀI GIẢNG “THÔNG TIN XUNG QUANH TA” MÔN TIN HỌC LỚP 3 ---------------------------------- Slide 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO , QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learing lần thứ 4 Bài giảng: Thông tin xung quanh ta Môn Tin học, lớp 3 Giáo viên: Nguyễn Văn Thưởng Điện thoại di động: 0982668922 nguyenvanthuong.c1thienkea @vinhphuc.edu.vn Trường tiểu học Thiện Kế A Xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc CC-BY Tháng – 10/2016 Slide 2: Ở bài học ngày hôm trước em đã được tìm hiểu về các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn, trước khi vào bài học ngày hôm nay các em hãy làm một số bài tập để củng cố lại kiến thức của bài học trước. Slide 3: Câu 1: Máy tính để bàn có mấy bộ phận chính? Slide 4: Câu 2: Em hãy kéo thả tên vào các bộ phận của máy tính để bàn? Slide 5: Chào tất cả các em! Hằng ngày đến lớp các em được học những bài học mới thông qua sách giáo khoa, tiếp thu những kiến thức mới thông qua lời giảng của thầy cô giáo và những hình ảnh minh họa trong mỗi bài học. Đó chính là việc các em đã tiếp nhận thông tin, điều đó có nghĩa là thông tin luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Ba dạng thông tin thường gặp là văn bản, âm thanh và hình ảnh. Thế nào được gọi là thông tin dạng văn bản, thế nào được gọi là thông tin dạng âm thanh và thế nào được gọi là thông tin dạng hình ảnh. Hôm nay thầy giáo sẽ cùng các em đi tìm hiểu những vấn đề đó của bài học. Bài 2: Thông tin xung quanh ta. Slide 6: Cấu trúc bài học. Bài 2: Thông tin xung quanh ta gồm có ba phần: phần thứ nhất các em sẽ đi tìm hiểu về thông tin dạng văn bản, phần thứ hai các em sẽ đi tìm hiểu vê thông tin dạng âm thanh, và phần thứ ba các em sẽ đi tìm hiểu về thông tin dạng hình ảnh, qua ba phần này các em cùng làm một số bài tập để củng cố lại phần kiến thức đã học. Slide 7: Mục tiêu bài học: Về kiến thức: Các em sẽ biết được ba dạng thông tin cơ bản. Lấy được ví dụ cho từng dạng thông tin. Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các dạng khác nhau cho các mục đích khác nhau. Về kỹ năng: Phân biệt được ba dạng thông tin. Gọi tên chính xác các dạng thông tin khi được tiếp cận. Về thái độ: Hứng thú với với các dạng thông tin. Ham học hỏi. Slide 8: Phần thứ nhất: Thông tin dạng văn bản Slide 9: Em hãy quan sát phần nội dung của sách giáo khoa Cùng học tin học. Qua phần nội dung này em sẽ biết cách bật máy tính: “máy tính chỉ làm việc khi có nguồn điện cung cấp, khi máy tính đã được nối với nguồn điện em cần thực hiện hai thao tác sau đây: Bật công tắc màn hình trước Bật công tắc trên thân máy tính sau” Bây giờ em hãy quan sát phần nội dung của trang báo sau: Qua phần nội dung này em sẽ nhận được thông tin: Đình cổ Tiên Hường không bị “Phá tan hoang bởi trùng tu bằng cuốc xẻng” Và bây giờ em hãy quan sát một tấm bia cổ. Qua tấm bia này em sẽ biết thông tin đây là cây gạo đại thụ được trồng vào năm 1284 (năm Giáp Thân) Trên đây là những thông tin các em nhận được qua sách giáo khoa, báo và tấm bia cổ Slide 10: Bây giờ các em cùng quan sát tấm bảng ở Cổng trời Quản Bạ thuộc tỉnh Hà Giang ghi thông tin dạng văn bản. Qua tấm bảng em nhận được thông tin: Nơi đây có cửa đóng ra vào bằng gỗ nghiến dày 5cm, được làm từ năm 1939. Đường Hạnh phúc Hà Giang Đồng Văn qua đây từ năm 1962. Là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Nhiệt độ trung bình hàng năm 160C – 170C. Cách thị trấn Hà Giang 43Km Cách thị trấn Tam Sơn 3Km, và một số thông tin khác. Slide 11: Vậy: Sách giáo khoa, truyện, bài báo và cả những tấm bia cổ,...chứa đựng thông tin văn bản bao gồm cả chữ, số. Như vậy việc tiếp nhận thông tin dạng văn bản chính là việc em đọc chữ và cảm nhận nội dung của phần chữ đó. Slide 12: Phần thứ hai: Thông tin dạng âm thanh. Slide 13: Tiếng chuông, tiếng trống trường báo cho em biết giờ học, giờ ra chơi bắt đầu hoặc kết thúc. Tiếng còi xe cứu thương, cứu hỏa cho ta biết có việc khẩn cấp. Slide 14: Tiếng em bé khóc cho biết em bé đói bụng hoặc đòi bế,... Chúng ta nghe các buổi phát thanh, trò chuyện với nhau để nhận và trao đổi thông tin. Loài vật cũng có âm thanh riêng để gọi bầy, báo nguy hoặc biểu lộ sự sung sướng Slide 15: Tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng em bé khóc hay tiếng của các loài vật. Đó là những thông tin dạng âm thanh. Vậy việc tiếp nhận thông tin dạng âm thanh chính là việc nghe và cảm nhận các âm thanh đó. Slide 16: Phần thứ ba: Thông tin dạng hình ảnh. Slide 17: Khi học về máy tính trong sách giáo khoa cùng học tin học các nhà biên soạn đã đưa hình ảnh máy tính vào sách giáo khoa, qua hình ảnh này sẽ giúp em dễ hình dung hơn về chiếc máy tính. Hay hình ảnh minh họa trong trang báo vinhphuc.edu.vn nói về việc học nhóm của các bạn trong trường THCS Lý Tự Trọng. Qua hình ảnh này phần nào các em hình dung được các bạn đang học nhóm như thế nào? Side 18: - Đèn giao thông lúc xanh, lúc đỏ cho ta biết khi nào được phép đi qua đường khi nào phải dừng lại. - Hay hình ảnh minh họa các động tác thể dục giúp em dễ dạng thực hiện các động tác trong mỗi tiết học. Slide 19: Vậy những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trên các tờ báo, cho em hiểu thêm nội dung của bài học, bài báo đó. Việc tiếp nhận thông tin dạng hình ảnh chính là việc nhận biết nội dung qua tranh ảnh. Slide 20: Vừa rồi em đã tìm hiểu về ba dạng thông tin thường gặp, bây giờ em hãy làm một số bài tập để củng cố kiến thức về ba dạng thông tin trên. Slide 21: Bài 1: Em hãy điền số hình thích hợp vào ô trống? Slide 22: Bài 2: Điền các từ còn thiếu vào ô trống? Slide 23: Em hãy kéo thả các bộ phân là biểu tượng cho văn bản, âm thanh và hình ảnh ? Slide 24: Bộ phận nào của cơ thể nhận biết mỗi thông tin dưới đây? Slide 25: Qua bài học ngày hôm nay em đã được tìm hiểu về ba dạng thông tin thường gặp. Em cần ghi nhớ. Dạng văn bản chính là việc em đọc chữ và cảm nhận nội dung của phần chữ đó Dạng âm thanh chính là việc nghe và cảm nhận các âm thanh đó. Dạng hình ảnh chính là việc nhận biết nội dung qua mỗi bức tranh, bức ảnh. Slide 26: Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc rồi, xin chân thành cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe và hẹn gặp lại các em trong các bài học sau:
File đính kèm:
- ban_thuyet_minh_bai_giang_tin_hoc_lop_3_bai_thong_tin_xung_q.docx