Bản thuyết minh Bài giảng Đạo đức Lớp 3 - Bài: Biết ơn thương binh liệt sĩ
Bạn đang xem tài liệu "Bản thuyết minh Bài giảng Đạo đức Lớp 3 - Bài: Biết ơn thương binh liệt sĩ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản thuyết minh Bài giảng Đạo đức Lớp 3 - Bài: Biết ơn thương binh liệt sĩ
BÀI THUYẾT MINH Môn Đạo đức lớp 3 Bài: Biết ơn Thương binh liệt sĩ Mục đích: Để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu của người học dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, chúng tôi xây dựng bài giảng điện tử E-learning môn Đạo đức. Đây là bài giảng nằm trong chương trình Đạo đức lớp 3 được xây dựng và đóng gói dưới dạng Adobe Presenter. Bài giảng có tựa đề là “Biết ơn Thương binh liệt sĩ” Cấu trúc: Bài giảng được cấu trúc làm 3 phần. Slide 1 là trang bìa: ghi thông tin về bài thi. Phần 1: Kiểm tra bài cũ được thiết kế từ slide 2 đến slide 4 kiểm tra về nội dung bài “Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng”. Slide 5 là bảng điểm đánh giá để kích thích hứng thú của người học. Phần 2: Nội dung bài từ slide 6 đến slide 37 được chia thành 3 hoạt động: Hoạt động 1: Phân tích truyện để tìm ra các chuẩn mực đạo đức từ slide 6 đến slide 19 Hoạt động 2: Bài tập thực hành từ slide 20 đến slide 30 Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng – xử lý tình huống từ slide 31 đến slide 37 Phần 3: Củng cố bài học từ slide 38 đến slide 40 Slide 41: Trang cuối Slide 42: Tư liệu: Câu chuyện Một chuyến đi bổ ích. Nội dung cụ thể các slide Slide 2: Chào các em! Bây giờ chúng ta cùng học bài Đạo đức. Đây là bài Đạo đức lớp 3 được xuất bản và đóng gói dưới dạng Adobe Presenter nhằm giúp các em tự học và tự nghiên cứu. Giờ đạo đức trước chúng ta đã học bài “Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng”. Trước hết chúng ta cùng ôn lại bài cũ qua một số bài tập sau nhé. Slide 3: Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? Em hãy đánh dấu vào những ô trống trước ý em cho là đúng nhé. Sau khi lựa chọn được câu trả lời các em hãy nhấn chuột vào nút “xác nhận” để xác nhận câu trả lời của mình. Nếu muốn thay đổi câu trả lời em hãy nhấn vào nút sửa để làm lại. Các em nhớ rõ cách làm chưa? Slide 4: Trên màn hình của chúng tôi nêu một số việc trong ô vuông màu xanh. Theo em những việc làm nào thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? Hãy đánh dấu vào những ô trống trước ý em cho là đúng nhé. Slide 5. Đây là kết quả làm bài của các em. Hãy kích chuột vào nút tiếp tục để đi tiếp, hoặc kích vào nút xem kết quả để xem lại các câu trả lời đúng của bài nhé. Slide 6. Qua bài tập vừa rồi các em đã biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là một biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. Đó là một chuẩn mực đạo đức rất tốt đấy. Ông bà ta đã từng dặn rằng: “Hàng xóm tốt lửa tắt đèn có nhau” có nghĩa là những người hàng xóm thì luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong công việc đấy. Trước khi vào bài học mới hôm nay cô mời các em nghe một bài hát nhé. Slide 7 Xem phim. Slide 8. Các em có biết bài hát nói về ai không? Bài hát ca ngợi chị Võ Thị Sáu - 1 nữ anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ Quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chị bị địch bắt khi mới 16 tuổi. Bài học của chúng ta hôm nay có tiêu đề là “Biết ơn thương binh liệt sĩ” Cô hi vọng rằng sau tiết học này các em sẽ hiểu được các thương binh liệt sĩ là ai? Vì sao chúng ta phải biết ơn thương binh Liệt sĩ? Em sẽ biết phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ? Trước hết cô mời các em cùng nghe cô kể câu chuyện : Một chuyến đi bổ ích. Đây là câu chuyện được in trong vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 29. Slide 9 Xem phim Slide 10 Bây giờ mời em trả lời các câu hỏi trên màn hình. Em có thể nhấn chuột vào đường dẫn ở dưới để đọc lại câu chuyện nhé. Slide 11 Theo em: Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7 ? Hãy nhấn chuột vào lựa chọn của em. Slide 12 Theo câu chuyện, vào ngày 27 / 7 các bạn lớp 3A đi thăm các cô, chú ở trại điều dưỡng thương binh nặng. Trại điều dưỡng thương binh là nơi nuôi dưỡng các thương binh nặng . Ở đó các cô, chú được nhà nước nuôi dưỡng rất chu đáo. Slide 13 Vậy ở đó các bạn làm gì ? Em hãy trả lời câu hỏi thứ 2 nhé. Slide 14 Các bạn đã làm thật nhiều việc có ý nghĩa đấy. Đó là: Thăm các phòng thương binh nặng. Đã báo cáo cho các chú thành tích học tập và hát tặng các chú nhiều bài hát. Các bạn còn được nghe chú Dũng kể về cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam. Trong câu chuyện chú kể, nhiều người đã hi sinh, bản thân chú thì mất đi một phần cơ thể ở chiến trường. Các bạn rất xúc động, nhiều người còn sụt sùi thành tiếng. Vậy qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? Em hãy thực hiện bài tập tiếp theo nhé! Slide 15 Em hãy viết chữ A hoặc chữ B vào các ô trống cho đúng. Em sẽ viết chữ A nếu ô trống đó tương ứng với từ “Thương binh”, viết chữ B nếu ô trống đó tương ứng với từ “Liệt sĩ”. Chúc em thành công. Slide 16 Trải qua 2 cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, đất nước ta có rất nhiều thương binh, liệt sĩ. + Thương binh là những người đã hi sinh một phần cơ thể của mình vì Tổ quốc. + Liệt sĩ là những người đã mất, đã hi sinh tính mạng của mình vì Tổ quốc. Như vậy chúng ta cần phải làm gì đối với các thương binh liệt sĩ? Mời các em thực hiện bài tập sau: Slide 17 Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy điền từ vào ô trống cho đúng. Slide 18 Xem phim Slide 19 Thương binh là những người đã có công lớn với đất nước. Trong cuộc sống, họ đã phải trải qua những mất mát, khó khăn. Họ xứng đáng được kính trọng và biết ơn. Còn liệt sĩ, là những người ngã xuống trên các chiến trường vì nền độc lập của dân tộc. Chỉ còn lại với chúng ta là gia đình họ. Chúng ta cần kính trọng và biết ơn những gia đình liệt sĩ. Trên màn hình chính là kết luận của chúng tôi. Slide 20 Vậy những hành vi việc làm nào thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với các thương binh , gia đình liệt sĩ cô cùng các em chuyển sang bài tập 2. Trên màn hình là 4 bức tranh về các hành vi, việc làm của các bạn nhỏ đối với các thương binh, liệt sĩ. Em h·y nhËn xÐt hµnh vi, viÖc lµm cña c¸c b¹n trong c¸c tranh nhé: Slide 21 Đây là bức tranh thứ nhất. Em hãy ghi ý kiến của mình vào ô trống. Slide 22 Trong tranh các bạn đang viếng nghĩa trang liệt sĩ. Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện các bạn luôn nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Slide 23 Theo em, Chào hỏi lễ phép khi gặp chú thương binh cũng thể hiện sự biết ơn các chú thương binh là đúng hay sai. Em hãy đánh dấu vào lựa chọn của mình nhé. Slide 24 Chào hỏi lễ phép khi gặp chú thương binh cũng là hành vi thể hiện sự biết ơn các chú thương binh đấy các em ạ. Để cho mỗi chúng ta có được cuộc sống thanh bình và hạnh phúc ngày hôm nay, các chú đã hy sinh xương máu của mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vì vậy chúng ta nên dành cho các chú những tình cảm thiêng liêng nhất. Slide 25 Các bạn nhỏ đang giúp chú thương binh làm gì? Em hãy đánh dấu vào những ý mà em cho là đúng. Slide 26 các bạn nhỏ trong tranh 3 đang làm việc giúp chú thương binh. bạn thì đẩy xe giúp chú , bạn thì cho gà ăn, bạn thì quét sân, bạn thì hái quả giúp chú. Như vậy các bạn đã biết giúp đỡ các chú thương binh bằng những việc làm phù hợp phù hợp với khả năng của mình rồi đấy. Slide 27 Bức tranh thứ 4 vẽ một buổi nói chuyện với các bạn học sinh trtong ngày 27/7. Các bạn phía trên đang chăm chú nghe nói chuyện, còn 2 bạn phía cuối hàng đang làm việc riêng. Em có ý kiến gì về việc này? Slide 28 Việc làm của 2 bạn nhỏ cuối hàng không những thể hiện là: gây mất trật tự trong sinh hoạt chung, không tôn trọng người nói chuyện mà buổi lễ hôm ấy là lễ kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, ai cũng dành tất cả tình thương yêu của mình cho các chiến sĩ, đặc biệt là những người bị thương hoặc đã anh dũng hy sinh. Thật tiếc là hành vi của các ban chưa thể hiện sự biết ơn các thương binh liệt sĩ. Slide 29 Các em cùng quan sát lại 4 tranh và cho cô biết: Việc nào nên làm và việc nào không nên làm để tỏ lòng biết ơn thương binh và gia đình liệt sĩ? Em hãy đánh dấu vào những việc làm đúng trong các việc được nêu trên màn hình nhé. Slide 30 Qua bài tập 2 chúng ta đã thấy những hành vi, việc làm của những bạn nhỏ trong các bức tranh đã phần nào động viên, an ủi, xoa dịu nỗi đau của các chú thương binh và gia đình liệt sĩ. Đối với các thương binh, liệt sĩ, mỗi chúng ta cần có những việc làm thể hiện sự biết ơn đối với họ. Ở nước ta từ năm 1947 đã lấy ngày 27 tháng 7 là Ngày Thương binh - Liệt sĩ . Đây là một ngày Lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ của nước ta. Ngày Lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ở Việt Nam. Và trên màn hình, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là những câu tục ngữ nói về sự biết ơn những người đã hi sinh, mất mát qua những cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ nền độc lập của đất nước. Slide 31 Vậy theo em, những việc nào sau đây thể hiện sự biết ơn các thương binh? Em hãy đánh dấu vào những ý mà em cho là đúng. Slide 32 Vậy theo em, những việc nào sau đây thể hiện sự biết ơn các liệt sĩ? Em hãy đánh dấu vào những ý mà em cho là đúng. Slide 33 Đối với các thương binh liệt sĩ, mỗi chúng ta đều có lòng biết ơn sâu sắc. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Là học sinh, chúng ta phải có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ, biết làm các công việc phù hợp để cùng sẻ chia với họ trong cuộc sống. Đặc biệt việc Cố gắng học tập để sau này tiếp bước cha anh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng là việc làm tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ đấy các em ạ. Slide 34 Em có biết ngày thương binh liệt sĩ của nước ta là ngày nào không? Hãy điền vào ô trống dưới đây cho đúng nhé. Slide 35 Bây giờ cô có một tình huống như sau: Bà Năm ở nhà cạnh nhà em là mẹ liệt sĩ, mấy hôm nay bà bị ốm. Em sẽ làm gì khi gặp tình huống trên. Hãy đánh dấu vào lựa chọn của mình nhé. Slide 36 Có nhiều cách giúp đỡ bà Năm, xong cách xử lý về gọi bố mẹ sang đưa bà Nam đi bác sĩ khám bệnh trong tình huống này là hợp lý hơn. Các em ạ, mỗi bà mẹ liệt sĩ lại có những hoàn cảnh riêng: có mẹ thì sống cô đơn một mình, có mẹ thì sống cùng con cháu, cũng có bà mẹ thì con cháu lại ở xa. Dù trong hoàn cảnh nào, khi các mẹ ốm thì chúng ta cần phải đến thăm hỏi và giúp đỡ các mẹ trong từng điều kiện cụ thể các em nhé. Đó là việc làm thể hiện các em đã biết ơn các gia đình liệt sĩ bằng việc làm cụ thể rồi đấy. Slide 37 Máy tính của chúng tôi đã tự động cho điểm để đánh giá quá trình học tập của các em. Đây là bảng điểm. Em hãy kích chuột vào nút tiếp tục để đi tiếp, hoặc kích vào nút xem kết quả để xem lại các đáp án của chương trình. Slide 38 Hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đến đời sống của thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với nước. Đã có hàng loạt chương trình đền ơn đáp nghĩa như xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng mẹ liệt sĩ, tặng quà cho các gia đình chính sách nghèo, trao tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho người có công với cách mạng. Slide 39 Trên ti vi , báo chí và các phương tiện thông tin có chương trình nhắn tìm đồng đội. Nhờ có chương trình này mà rất nhiều liệt sĩ vô danh nằm ở các chiến trường đã được quy tụ về các nghĩa trang quê hương yên nghỉ. Đó là những việc làm tri ân của những người còn sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập dân tộc , vì hạnh phúc của nhân dân. Và Biết ơn thương binh liệt sĩ đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc , đi sâu vào tâm hồn của người dân Việt nam. Slide 40 Bài học “Biết ơn thương binh liệt sĩ” Qua bài học này Chúng ta đã biết những việc làm để tỏ lòng biết ơn những người đã đổ xương máu, hi sinh vì đất nước. Đây cũng là bài học về truyền thống đẹp đẽ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. . Sự hy sinh xương máu của TB-LS đã góp phần làm cho Tổ quốc ta “nở hoa độc lập, kết quả tự do”, đúng như nhà thơ Lê Anh Xuân đã ngợi ca: Mỗi mảnh đất dưới chân người ngã xuống Nở rộ những bông hoa thơm ngát tình đời. Bài học của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin chào và hẹn gặp lại các em.
File đính kèm:
- ban_thuyet_minh_bai_giang_dao_duc_lop_3_bai_biet_on_thuong_b.doc
- Dao duc- TBLS.pptx