Bài tập trắc nghiệm Vật lý Lớp 12 - Chủ đề: Sóng ánh sáng

doc 4 trang Mạnh Hào 30/04/2024 1140
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Vật lý Lớp 12 - Chủ đề: Sóng ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Vật lý Lớp 12 - Chủ đề: Sóng ánh sáng

Bài tập trắc nghiệm Vật lý Lớp 12 - Chủ đề: Sóng ánh sáng
CHỦ ĐỀ SÓNG ÁNH SÁNG:
I. NHẬN BIẾT:
Câu 1: Chọn câu trả lời sai. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng
	A. có tần số khác nhau trong các môi trường khác nhau.
	B. không bị tán sắc khi qua lăng kính.
	C. có màu sắc xác định.
	D. có vận tốc thay đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng ? Ánh sáng trắng
A. là ánh sáng đơn sắc có màu trắng.
B. chứa vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
C. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
D. được phát ra từ đèn L.E.D.
Câu 3: Một ánh sáng đơn sắc màu tím chiếu xiên góc vào mặt bên của một lăng kính, tia khúc xạ có 
A. màu tím, lệch về phía đáy của lăng kính.
B. màu chàm, lệch về phía đáy của lăng kính.
C. màu tím, truyền thẳng.
D. màu chàm, truyền thẳng.
Câu 4: Quang phổ vạch phát xạ do nguyên tử Hiđrô phát ra có 4 màu đặc trưng là
A. đỏ, lam, chàm, tím.	B. xanh, đỏ, tím, vàng.
C. đỏ, cam, lục, tím.	D. vàng, lục, làm, chàm.
Câu 5: Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
A. tác dụng nhiệt.
B. có khả năng biến điệu sóng điện từ.
C. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở nhiều kim loại.
D. tạo ra ánh sáng màu hồng khi chiếu vào vật.
Câu 6: Dụng cụ nào sau đây có thể dùng để phát hiện tia hồng ngoại ?
A. Cặp nhiệt điện.	B. Nhiệt kế thủy ngân.
C. Tế bào quang điện.	D. Điện kế.
Câu 7: Quang phổ liên tục là 
A. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền một cách liên tục.
B. một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
C. một thống những vạch tối riêng lẻ trên một nền là dải màu từ đỏ đến tím.
D. hệ thống những vạch sáng có cường độ giảm dần.
Câu 8: Tía X không có tính chất nào sau đây ?
A. Khả năng đâm xuyên mạnh.
B. Phát quang một số chất.
C. Có một màu nhất định trong vùng nhìn thấy.
D. Làm ion hóa chất khí.
II. THÔNG HIỂU:
Câu 1: Khi một ánh sáng đơn sắc truyền từ nước ra không khí, đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Tần số.	B. Vận tốc.	C. Bước sóng.	D. Cường độ.
Câu 2: Các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự tần số giảm dần là:
A. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng vàng.
B. Tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng vàng.
C. Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng vàng, tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại, ánh sáng vàng, tia tử ngoại, tia X.
Câu 3: Chùm sáng hỗn hợp gồm 4 thành phần đơn sắc: đỏ, tím, lục lam khi đi từ không khí vào trong nước thì bức xạ nào sau đây có góc khúc xạ lớn nhất ?
A. Đỏ 	B. Tím 	C. Lục 	D. Lam.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là do ánh sáng Mặt trời bị tán sắc ?
A. Cầu vồng có màu sặc sỡ.
B. Váng dầu có màu sặc sỡ.
C. Mặt đĩa CD có màu sặc sỡ.
D. Bong bóng xà phòng có màu sặc sỡ.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây được giải thích bằng tính chất sóng của ánh sáng ?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.	B. Hiện tượng quang điện ngoài.
C. Hiện tượng quang – phát quang.	D. Hiện tượng quang điện trong.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây sai khi nói về các loại quang phổ:
A. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.
B. Quang phổ vạch phát xạ đặc trưng cho nguyên tố về số vạc, vị trí, độ sáng tỉ đối giữa các vạch.
C. Quang phổ liên tục do chất rắn, chất lỏng và chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
D. Quang phổ vạch phát xạ do chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện.
Câu 7:Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây?
A. Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh.
B. Tầng ôzôn hấp thụ hầu hết các bức xạ tử ngoại có bước sóng trên 300 nm trong ánh sáng Mặt Trời.
C. Tia tử ngoại phát quang một số chất và có khả năng tác dụng lên phim ảnh.
D. Tia tử ngoại có hủy diệt tế bào da, diệt khuẩn.
III. VẬN DỤNG:
Câu 1: Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng 150 nm. Tính tần số của ánh sáng này.
A. 2.1015 Hz.	B. 2.10-15 Hz.	C. 2.106 Hz.	D. 2.10-6 Hz.
Câu 2: Một ánh sáng đơn sắc có tần số 750 MHz truyền trong sợi cáp quang có chiết suất 1,6. Bước sóng của ánh sáng này là 
A. 0,25 m.	B. 0,4 m.	C. 0,75 m	D. 0,3 m.
Câu 3: Chiếu chùm ánh sáng trắng hẹp từ chân không vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang 90 theo phương song song với mặt đáy. Chiết suất của lăng kính với ánh sáng đỏ và ánh sáng lam lần lượt là 1,36 và 1,42. Tính góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu lam.
A. 0,54 0.	B. 12,78 0.	C. 12,24 0.	D. 0,97 0.
Câu 4: Trong thí nghiệm I-âng sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 480 nm. Hiêu đường đi của hai tia sáng từ hai khe hẹp đến vân tối thứ 3 tính từ vân sáng sáng trung tâm là 
A. 1200 nm.	B. 1440 nm.	C. 720 nm.	D. 960 nm.
Câu 5: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 μm. Vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng
A. 1,6 mm. 	 B. 0,16 mm. 	C. 0,016 mm. 	D. 16 mm.
IV. VẬN DỤNG CAO:
Câu 1: Một thùng rộng chứa nước có đáy nằm ngang cách mặt nước 80 cm. Chiếu chùm ánh sáng trắng hẹp từ chân không vào mặt nước dưới góc tới 600. Chiết suất của nước với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là 1,32 và 1,36. Tại đáy thùng thu được một dải quang phổ liên tục có bề rộng xấp xỉ bằng 
A. 3,48 cm.	B. 2,02 cm.	C. 3,21 cm.	D. 3,35 cm.
Câu 2: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1,2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Vùng giao thoa trên màn có bề rộng 3 cm có vân sáng trung tâm ở chính giữa. Tính khoảng cách xa nhất giữa một vân sáng và một vân tối trên màn.
A. 29,52 mm. 	 B. 29,28 mm. 	C. 14,64 mm. 	D. 14,76 mm.
Câu 3: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu lục có bước sóng 560 nm và bức xạ màu đỏ có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 640 nm đến 760 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λ gần nhất với 
A. 685 nm. 	B. 680 nm. 	C. 750 nm. 	D. 725 nm.
Câu 4: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 bức xạ λ1 = 0,56 μm và λ2 với 0,67μm ≤ λ2 ≤ 0,74μm, thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng đơn sắc màu đỏ λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1, λ2 và λ3, với , khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc khác?
A. 25	 B. 23.	C. 21. D. 19.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_vat_ly_lop_12_chu_de_song_anh_sang.doc