Bài tập Toán (hình học) Lớp 7 - Chương II: Tam giác
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Toán (hình học) Lớp 7 - Chương II: Tam giác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Toán (hình học) Lớp 7 - Chương II: Tam giác

BÀI TẬP CHƯƠNG II HÌNH HỌC LỚP 7 Đề 1 Bài 1: (2 điểm) Câu nào đúng, câu nào sai? Câu Đúng Sai 1. Tam giác cân có một góc bằng 450 là tam giác vuông cân. 2. Tam giác có 2 cạnh bằng nhau và có 1 góc bằng 600 là tam giác đều. 3. Mỗi góc ngoài của một tam giác thì bằng tổng của 2 góc trong không kề với nó. 4. Nếu ba góc của tam giác này bằng ba góc của tam giác kia thì 2 tam giác đó bằng nhau. Bài 2: (2 điểm) Tam giác có độ dài ba cạnh là 24cm, 18cm, 30cm có phải là tam giác vuông không? Vì sao? Bài 3: (4 điểm) Cho đoạn thẳng BC. Gọi I là trung điểm của BC. Trên đường trung trực của BC lấy điểm A (A khác I) Chứng minh AIB = AIC. Kẻ IH vuông góc với AB, kẻ IK vuông góc với AC. Chứng minh AHK cân. Chứng minh HK//BC. Bài 4: (2 điểm) Cho tam giác ABC. Trên tia đối của AB lấy điểm D mà AD = AB, trên tia đối của tia AC lấy điểm E mà AE = AC. Gọi M; N lần lượt là các điểm trên BC và ED sao cho CM = EN. Chứng minh ba điểm M; A; N thẳng hàng. Đề 2 Bài 1: (2 điểm) Hãy ghép số và chữ tương ứng để được câu trả lời đúng: * Tam giác ABC có: * Tam giác ABC là: 1. = 900 ; = 450 2. AB = AC ; = 450 3. = 600 4. = 900 A. Tam giác cân B. Tam giác vuông C. Tam giác vuông cân D. Tam giác đều Bài 2: (2 điểm) Tính số đo x của góc trong các hình sau đây: Bài 3: (4 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3cm , AC = 4cm Tính độ dài cạnh BC. Trên tia đối của tia AC lấy D sao cho AD = AB. Tam giác ABD có dạng đặc biệt nào? Vì sao? Lấy trên tia đối của tia AB điểm E sao cho AE = AC. Chứng minh DE = BC. Bài 4: (2 điểm) Cho tam giác ABC vuông ở A, M là trung điểm AC. Kẻ tia Cx vuông góc với CA (tia Cx và điểm B ở hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ AC). Trên tia Cx lấy điểm D sao cho CD = AB. Chứng minh ba điểm B, M, D thẳng hàng. Đề 3 Bài 1: (2 điểm)Định nghĩa tam giác cân. Nêu một tính chất về góc của tam giác cân. Áp dụng: Cho tam giác ABC cân tại A có góc A = 700. Tính các góc B và C. Bài 2: (2 điểm) Tam giác có độ dài ba cạnh tỉ lệ với 3 : 4 : 5. Chu vi tam giác là 60cm. Tính độ dài ba cạnh của tam giác. Tam giác có độ dài ba cạnh tìm được ở trên có phải là tam giác vuông không? Vì sao? Bài 3: (4 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ BD vuông góc với AC và kẻ CE vuông góc với AB. BD và CE cắt nhau tại I. Chứng minh . So sánh và Đường thẳng AI cắt BC tại H. Chứng minh AI BC tại H. Bài 4: (2 điểm) Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, AB. Trên Các đường thẳng BM và CN lần lượt lấy các điểm D và E sao cho M là trung điểm BD và N là trung điểm EC. Chứng minh ba điểm E, A, D thẳng hàng. Đề 4 Bài 1: (2 điểm) a) Phát biểu định lí Pytago. b) Áp dụng: Cho tam giác ABC vuông tại B có AB = 12cm, AC = 20cm. Tính độ dài BC. Bài 2: (2 điểm) Hình nào trong các hình ở trên có số đo x là 800? (đánh dấu X vào ô vuông) Hình 1 Hình 3 Hình 1 và hình 2 Hình 1, hình 2 và hình 4 Bài 3: (4 điểm) Vẽ một tam giác vuông ABC có góc A = 900, AC = 4cm, góc C = 600. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AC. Chứng minh Tam giác BCD có dạng đặc biệt nào? Vì sao? Tính độ dài các đoạn thẳng BC, AB. Bài 4: (2 điểm) Cho hai đoạn thẳng AC và BD cắt nhau tai trung điểm O của mỗi đoạn. Trên tia AB lấy lấy điểm M sao cho B là trung điểm AM, trên tia AD lấy điểm N sao cho D là trung điểm AN. Chúng minh ba điểm M, C, N thẳng hàng.
File đính kèm:
bai_tap_toan_hinh_hoc_lop_7_chuong_ii_tam_giac.doc