Bài tập giao HS Lịch sử Lớp 12 - Bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)

docx 6 trang Mạnh Hào 02/04/2024 1270
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập giao HS Lịch sử Lớp 12 - Bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập giao HS Lịch sử Lớp 12 - Bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)

Bài tập giao HS Lịch sử Lớp 12 - Bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)
Giao ngày 18/2/2020 – Lịch sử 12 (12T, 12H,12L)
Bài tập 1
Bài 21/ Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)
Yêu cầu:
- Hs đọc kỹ câu hỏi và khoanh tròn vào đáp áp đúng đối với những câu hỏi thuộc mục đã học. 
- Khi đi học nộp lại bài. Ghi rõ họ và tên,lớp
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ miền Bắc được giải phóng?
A. Toán quân Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng).
B. Toán quân Pháp cuối cùng rút khỏi Đồ Sơn (Hải Phòng).
C. Toán quân Pháp cuối cùng rút khỏi Thủy Nguyên (Hải Phòng).
D. Toán quân Pháp cuối cùng rút khỏi cảng Hải Phòng.
Câu 2. Hội nghị lần thứ 15 (1 – 1959) Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là
A. đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. đấu tranh nghị trường lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang .
D. đấu tranh chính trị làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 3. Vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960) xác định là
A. thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
D. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Câu 4. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là
A. dồn dân lập “ấp chiến lược”. 
B. “dùng người Việt đánh người Việt”. 
C. ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
D. lập vành đai trắng khủng bố lực lượng cách mạng.
Câu 5. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh nào?
A. Thực dân kiểu cũ. B. Thực dân kiểu mới. C. Ngoại giao. D. Kinh tế.
Câu 6. Thắng lợi mở đầu của quân ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là 
A. Ấp Bắc.	B. Vạn Tường.	C. Bình Giã.	D. Đồng Xoài.
Câu 7. Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965) có ý nghĩa
A. đánh bại Mĩ về quân sự.
B. tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
C. buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược khác.
D. mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. 
Câu 8. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất sau 
A. sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5/8/1964).
B. Mĩ thất bại ở trận Vạn Tường (18/8/1965).
C. Mĩ thất bại trong hai mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967.
D. quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
Câu 9. Trọng tâm tiến công của ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) là
A. các tỉnh biên giới 	B. các vùng nông thôn.
C. các vùng rừng núi.	D. các đô thị.
Câu 10. Tháng 4 - 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam- Lào - Campuchia họp nhằm
A. đoàn kết cùng nhau chống Mĩ của nhân dân Lào, Campuchia.
B. vạch trần âm mưu “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
C. xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân 3 nước Đông Dương.
D. biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương
Câu 11. Chính quyền Sài Gòn đã có hành động gì để phá hoại Hiệp định Pari năm 1973?
A. Từ chối tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
B. Mở các cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng.
C. Tổ chức những cuộc hành quân tìm diệt , đánh vào căn cứ của ta.
D. Đàn áp, khủng bố những hoạt động yêu nước của nhân dân miền Nam.
Câu 12. Đầu năm 1975, thắng lợi nào của quân dân ta chứng tỏ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn ?
A. Tây Nguyên.	B. Huế - Đà Nẵng.
C. Hồ Chí Minh.	D. Đường 14- Phước Long.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi (1960)?
A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Mĩ phải thừa nhận thất bại trong chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới ở miền Nam.
Câu 14. Ý nghĩa lớn nhất của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965) ở miền Bắc là gì?
A. Bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước.
B. Nền kinh tế đủ sức chi viện cho miền Nam	
C. Đủ sức bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Có khả năng tự bảo vệ, thực hiện nghĩa vụ hậu phương.	
Câu 15. Chỗ dựa của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là gì?
A. Ấp chiến lược và cố vấn Mĩ.	
 B. Quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn.
C. Cố vấn Mỹ, quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn.
D. Ấp chiến lược, quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn.
Câu 16. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Đồng Khởi. B. Ấp Bắc.	C. Bình Giã.	D. Vạn Tường.
Câu 17. Nội dung nào không phải là những hành động phá hoại của Mĩ - chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari năm 1973 
A. tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.
B. mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia
C. tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”	
D. mở các cuộc hành quân bình định - lấn chiếm vùng giải phóng. 
Câu 18. Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” được tiến hành trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?
A. Chiến tranh đơn phương.	B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.	D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 19. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải
A. thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô để gây sức ép với ta.
B. huy động quân đội các nước đồng minh của Mĩ tham chiến.
C. rút khỏi chiến tranh Việt Nam, rút hết quân về nước.
D. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
Câu 20. Trận “Điện Biên Phủ trên không” là kết quả của chiến thắng lịch sử nào của quân dân ta?
A. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.
B. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.
C. đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc.
D. đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.
Câu 21. Phương châm tác chiến của quân dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4-1975) là
A. “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”.	 B. “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.	
C. “cơ động, linh hoạt, chắc thắng”. D. “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. 
Câu 22. Vì sao trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, ta chọn Phan Rang và Xuân Lộc để tiến công?
A. Là căn cứ quân sự liên hợp của Mĩ.
B. Là căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía tây.
C. Là căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
D. Là căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía nam.
Câu 23. “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?
A. “Ngăn đe thực tế”.	B. “Chính sách thực lực”. 
C. “Phản ứng linh hoạt”	D. “Bên miệng hố chiến tranh”
Câu 24. Những cơ sở để Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là
A. ấp chiến lược. C. lực lượng ngụy quân, ngụy quyền.
B. lực lượng cố vấn Mĩ.. D. ấp chiến lược và ngụy quân, ngụy quyền. 
Câu 25. Chính sách nào của Mĩ – Diệm thể hiện chiến tranh một phía ở miền Nam
A. phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống
B. gạt hết quân Pháp độc chiếm miền Nam.
C. mở chiến dịch tố cộng, diệt cộng.
D. thực hiện chính sách đả thực, bài phong.
Câu 26. Sự khác nhau trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là
A. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
B. dùng người Việt đánh người Việt.
C. dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
D. dùng quân đồng minh của Mĩ đánh người Việt.
Câu 27. Sự khác nhau về âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai và lần thứ nhất là
A. uy hiếp tinh thần của nhân dân ta ở hai miền Nam- Bắc.
B. phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng của nhân dân miền Bắc.
C. giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
D.ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, miền Bắc vào miền Nam.
Câu 28. Đầu năm 1969, chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta như thế nào?
A. Hễ còn một thằng Mĩ thì ta phải chiến đấu quét sạch nó đi.
B. Vì độc lập tự do, đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào.
C. Tiến lên toàn thắng ắt về ta.
D. Năm mới thắng lợi mới.
Câu 29. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân đội tay sai.	 B. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ.
C. Sử dụng lực lượng quân đồng minh Mĩ. D. Sử dụng lực lượng không quân Mĩ.
Câu 30. Căn cứ vào đâu để nói rằng Mĩ “đã đặt ngang hàng kẻ đi xâm lược với người chống xâm lược”
A. Mĩ muốn giữ quân chư hầu ở miền Nam. 
B. Mĩ thiếu thiện chí, muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.
C. Mĩ muốn duy trì chế độ tay sai để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới.
D. Mĩ đòi” có đi có lại”, nếu Mĩ rút quân khỏi miền Nam thì quân đội miền Bắc cũng phải rút quân.
Câu 31. Mĩ sử dụng thủ đoạn nào thâm độc nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975)?
A. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. B. dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
C. dùng người Việt đánh người Việt. D. dùng quân đồng minh của Mĩ đánh người Việt.
Câu 32. Điểm giống nhau của loại hình chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” , “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở Việt Nam là gì?
A. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
B. Có cố vấn Mĩ chỉ huy, tranh thủ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc để cô lập ta.
C. Sử dụng quân đội Sài Gòn, do Mĩ chỉ huy, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
D. Sử dụng quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ, với sự viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn
Câu 33. Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là 
A. sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
B. loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
C. loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương.
D. sử dụng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 34. Nghệ thuật quân sự của ta trong trận đánh ở Kon Tum và Plâycu là
A. đánh du kích.	B. tổng tiến công.
C. đánh nghi binh.	D. tấn công chiến lược.
Câu 35. Đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) được thể hiện như thế nào?
A. tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc.
B. tiến hành cách mạng XHCN ở cả hai miền.
C. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
D. tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Câu 36. "Hội chứng Việt Nam” ở Mĩ liên quan đến sự kiện nào ?
A. Thất bại của Mĩ ở miền Nam Việt Nam năm 1975.
B. Chính sách di tản người Việt Nam và Mĩ sau 1975.
C. Chính sách cấm vận của Mĩ với Việt Nam sau 1975.
D. Thất bại của Mĩ trong việc đưa quân Mĩ vào miền Nam Việt Nam.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_giao_hs_lich_su_lop_12_bai_21_xay_dung_cnxh_o_mien_b.docx