Bài soạn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi - Đặng Thị Hoài An

doc 3 trang Lê nhi 13/11/2023 1880
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi - Đặng Thị Hoài An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi - Đặng Thị Hoài An

Bài soạn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Chủ đề: Trái đất và bầu trời - Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi - Đặng Thị Hoài An
TUẦN 33 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Chủ đề: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Bài 27: THỜI TIẾT LUÔN THAY ĐỔI
Thời lượng: 3 tiết
I.MỤC TIÊU
1. Năng lực khoa học:
- Nhận thức khoa học:
 + Nhận biết và nêu được các biểu hiện của thời tiết khi trời nắng, trời mưa; khi trời có gió và không có gió.
 + Mô tả được hiện tượng nóng lạnh của thời tiết. 
 + Nêu được một số lí do cho thấy được sự cần thiết phải theo dõi thời tiết hằng ngày từ đó có ý thức thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để có sự lựa chọn trang phục, hoạt động phù hợp. 
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 + Dựa vào những biểu hiện của thời tiết phân biệt được trời nắng, mưa hay ra rằm mát; Phân biệt được trời có gió mạnh, gió nhẹ và lặng gió; có kĩ năng nhận biết một số dấu hiệu dự báo trời sắp có mưa, giông bão; nêu được một số lợi ích và tác hại của gió, 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Thực hiện được việc sử dụng trang phục và lựa chọn hoạt động phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ; có ý thức tự giác chuẩn bị trang phục và đồ dùng cần. thiết khi thời tiết thay đổi; biết nhắc nhở người khác sử dụng trang phục, độ dùng phù hợp với thời tiết.
2. Năng lực chung:
 -Tự chủ, tự học: phân biệt được trời nắng, mưa hay ra rằm mát; Phân biệt được trời có gió mạnh, gió nhẹ và lặng gió; có kĩ năng nhận biết một số dấu hiệu dự báo trời sắp có mưa, giông bão 
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: Cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên và nhanh thích tìm tòi, khám phá về bầu trời và các hiện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Hình SGK phóng to, các vật dụng như: mũ, ô, áo mưa, khẩu trang, ao chống nắng kem chống nắng (nếu có), kính râm, ủng, chong chóng để HS chơi trò chơi, mô hình trang phục để HS chơi trò chơi,... 
- HS:
+Xem kĩ bản tin dự báo thời tiết để họẽ cách giới thiệu về thời tiết của người dẫn chương trình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
TIẾT 1
1. Hoạt động khởi động: HS hát bài hát: “ Trời nắng, trời mưa”
a. Mục tiêu: 
+ Tạo hứng thú và vui vẻ cho HS
b.Tiến trình tổ chức hoạt động
GV cho HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc hoặc clip bài hát: Trời nắng, trời lửa và dẫn dắt vào bài học. 
GV giới thiệu bài mới
c. Dự kiến sản phẩm: 
* Dự kiến tiêu chí đánh giá:
+ Tinh thần thái độ hoạt động tích cực của thọc sinh.
2. Hoạt động khám phá 
Hoạt động 1
- Mục tiêu: HS nhận biết và nêu được các biểu hiện khác nhau của bầu trời khi trời nắng, trời mưa. 
- Tiến trình tổ chức hoạt động
 GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm hoặc theo bàn:
 +Nêu những biểu hiện khác nhau của bầu trời khi trời nắng, trời mưa ở 2 hình. 
GV nhận xét, chốt ý đúng
 - Dự kiến sản phẩm: ( Tùy theo học sinh trả lời)
 - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:
 + Hợp tác chia sẻ 
 + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS
3. Hoạt động thực hành
- Mục tiêu: HS tự lựa chọn đồ dùng phù hợp với thời tiết, có ý thức nhắc nhở bạn củng thực hiện
- Tiến trình tổ chức hoạt động
 GV tổ chức cho HS chơi theo đội, mỗi đội gồm 5 thành viên. 
 -Trên bảng. GV vẽ hình 2 bạn HS. Nhiệm vụ của 2 đội sẽ gắn đồ dùng phù hợp với thời tiết cho 2 bạn. 
 Khi GV hô “Trời nắng!" hay "Trời mưa!" 2 đội sẽ lần lượt nhanh tay lựa chọn trong giỏ (hoặc trên bàn, gắn lên bảng cho phù hợp. Đội nào nhanh nhất, gắn đúng nhất sẽ chiến thắng 
 GV nhận xét sau phần chơi của HS
 - Dự kiến sản phẩm: ( Tùy theo học sinh trả lời trong khi chơi)
 - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:
 + Hợp tác chia sẻ 
4. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: HS có kiến thức và kĩ năng bảo vệ sức khoẻ, tránh nguy hiểm khi trời mưa hay nắng to.
- Tiến trình tổ chức hoạt động
GV cho HS quan sát các hình trong SGK và thảo luận nội dung:
+ Các bạn đang làm gì trong từng hình?
+ Điều đó nên hay không nên? Vì sao? 
GV cho HS nhận xét
GV nhận xét, chốt ý đúng
GV kết luận: Hình HS rình bắt chuồn chuồn dưới trời nắng - không nên vì trời nắng to bị cảm; hình HS trú mưa chờ ngớt mới về - nên vì đi dưới trời mưa to nguy hiểm, nếu trời mưa vừa thì cần có áo mưa; hình HS trú mưa dưới gốc cây to – không nên vì khi mưa to dẻ kèm theo sim sét nguy hiểm). 
 - Dự kiến sản phẩm: ( Tùy theo học sinh trả lời trong khi chơi)
 - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:
 + Hợp tác chia sẻ 
5. Đánh giá
 HS biết xem dự báo thời tiết để chuẩn bị trang phục cho phù hợp. 
6. Hướng dẫn về nhà
HS tiếp tục theo dõi thời tiết hằng ngày và chọn trang phục phù hợp. 
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docbai_soan_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_chu_de_trai_dat_va_bau_tro.doc